2.1 .1Gi ới thiệu về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh
2.3 Đánh giá chung về quản lý Dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh
2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1 Ưu điểm
- Việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm đã được thực hiện đúng quy định, các nội dung xây dựng kế hoạch đã sát với tình hình thực tế cũng như tính
hiệu quả, tính dự báo được nâng cao. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và dự toán được giao, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã khẩn trương triển khai giao chỉ tiêu kế
hoạch cho các đơn vị thực hiện;
- Việc tổ chức thực hiện mua nhập đảm bảo theo đúng quy định của Luật
Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Quá trình triển khai nhập hàng DTQG luôn
DTNN Nghệ Tĩnh khá kịp thời đảm bảo nguồn lực DTQG tại địa phương, phục vụ
mục tiêu về DTQG.
- Công tác xuất bán đảm bảo theo đúng thời gian, kế hoạch được giao, số tiền
thu được từ xuất bán đã góp phần bổsung ngân sách để mua hàng mới và giải quyết tốt một số nhiệm vụđột xuất nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển đảo;
- Công tác xuất cứu trợ hỗ trợ đã góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà
nước đi vào cuộc sống, khẳng định được vai trị của cơng tác DTQG đối với đời
sống xã hội và thực hiện tốt mục tiêu của Luật DTQG, tích cực góp phần thực hiện các chủ trương tốt đẹp về xóa đói, giảm nghèo bền vững, thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển giáo dục và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong phòng, chống, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo quốc phịng, an ninh.
- Cơng tác quản lý, bảo quản hàng DTQG được tổ chức thực hiện nghiêm túc từ khâu đầu vào, đến quá trình bảo quản, xuất kho theo đúng quy chuẩn quốc gia.
Hàng DTQG luôn đảm bảo chất lượng, số lượng sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ.
- Công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng kho tàng ngày càng được quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các hệ thống kho tàng cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơng tác bảo quản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu dự trữtrên địa bàn và các tỉnh lân cận.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Với mục tiêu nhằm chấn chỉnh, chủ động ngăn ngừa các sai sót có thể xẩy ra, trong thời gian qua Cục DTNN Nghệ Tĩnh đã thực hiện nghiêm túc, bài bản theo đúng quy định.
2.3.1.2 Nguyên nhân
- Trong những năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách tạo ra khung pháp lý về
quản lý DTQG và định hướng cho hoạt động của ngành, BộTài chính đã ban hành các Thơng tư hướng dẫn Luật DTQG và các Thông tư, Quyết định hướng dẫn các nghiệp vụliên quan đến công tác quản lý và điều hành hoạt động DTQG; đồng thời,
đã tích cực tập trung xây dựng hồn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật các mặt hàng DTQG đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, thuận lợi cho ngành DTNN nói chung, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh nói riêng đạt được những kết quả cao trong công tác quản lý DTQG.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đã được các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nội bộ các cơ quan quản lý trực tiếp hàng DTQG thực hiện quyết liệt. Nhiều cấp kiểm tra, thanh tra như: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm tra kiểm tốn nội bộ Bộ Tài chính. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước mặc dù mới thành lập những cũng đã phát huy tích cực tham gia phối hợp với các Bộ thực hiện kiểm tra công tác tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ
quốc gia tại địa phương.
- Lãnh đạo của Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh chủ động trong triển khai mọi công việc quản lý theo đúng thẩm quyền. Đội ngũ công chức của Cục có trình
độ chun mơn khá cao, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao.
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Một số hạn chế
- Đến hết năm 2020, tổng mức DTQG so với GDP thì quy mơ DTQG hiện
nay chiếm khoảng 0,17% GDP rất thấp so với mục tiêu Chiến lược phát triển
DTQG đến năm 2020 đã đề ra (mục tiêu đến năm 2020 đạt 1,5% GDP). Với tổng mức DTQG như hiện nay thì khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và tình hình an ninh quốc phịng diễn biến phức tạp, khó lường thì khó có khả năng đáp ứng.
- Việc tham gia ý kiến vào các dự thảo quy định, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách cịn chưa được coi trọng đúng mức.
- Đội ngũ công chức của Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh chậm được bổ sung nhất là đội ngũ lãnh đạo Chi cục DTNN, đội ngũ quản lý, tuổi đời bình quân cao;
trong khi địa bàn hoạt động rộng, các điểm kho nằm rải rác trên hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và thường xuyên phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, nhất là bão lũ gây khó khăn trong việc triển khai kế hoạch nhập, xuất hàng DTQG. Các
bộ phận Tài vụ quản trị, bộ phận Kỷ thuật bảo quản tại các Chi cục DTNN thuộc Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thường chỉ có 01 cơng chức nên ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả, chất lượng công việc được giao.
Đặc biệt công chức chuyên môn về CNTT tại các Chi cục DTNN khơng có, chủ yếu cịn do cơng chức làm cơng tác tài chính kế tốn kiêm nhiệm ảnh hưởng
đến việc cập nhật số liệu trên các ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê…
- Trong công tác xuất gạo cứu trợ, hỗ trợ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện
vẫn còn một số hạn chế trong sự phối hợp với địa phương nhận hỗ trợ về việc thống
kê đối tượng thụhưởng, còn chưa phối hợp nhịp nhàng. Một sốít địa phương khơng
mặn mà đối với việc nhận hàng cứu trợ, hỗ trợ do kinh phí cho việc tiếp nhận, phân phối từ địa điểm nhận hàng đến đối tượng sử dụng được bố trí từ ngân sách địa
phương phê duyệt muộn, việc giao nhận đến các xã miền núi khó khăn trong vận chuyển trong khi UBND tỉnh công bố giá vận chuyển thấp hơn so với giá cả thị trường.
- Về giá mua thóc, gạo DTQG chịu ảnh hưởng của quy luật thị trường, chu kỳ biến động về giá cả thường nhanh và ngắn nhưng cơ chế điều hành chưa linh hoạt về giá mua trong từng thời điểm dẫn đến mất thời cơ, hoặc gây lãng phí ngân
sách nhà nước.
- Về triển khai kế hoạch mua, bán gạo còn tồn tại hạn chếnhư: Đối với việc mua gạo mang tính thời vụ rất cao (chỉ mua nhập gạo được sản xuất vụĐông Xuân,
không mua gạo sản xuất vụ Hè Thu), giá cả biến động khó lường. Do đó việc triển khai lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi làm kéo dài thời gian thời gian thực hiện kế hoạch mua, đánh mất cơ hội mua. Cụ thể: Trong thời gian qua,tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh có nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo
DTQG kế hoạch năm 2020, tiến hành thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn
thiện, ký kết hợp đồng đã làm cho Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh nói riêng, Tổng
cục DTNN nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện mục tiêu Luật DTQG đã đề ra. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến khó lường. Tuy nhiên chế tài xử phạt đối với các trường hợp này là thu bảo đảm dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu là chưa đủ sức răn đe, chưa đủ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu trong việc cung cấp gạo DTQG. Các nhà thầu chấp nhận mất bảo đảm dự thầu để bán gạo cho bên thứ ba với giá cao hơn giá trúng thầu cung cấp gạo DTQG.
Đối với đấu giá bán gạo DTQG cũng gặp khơng ít khó khăn và vướng mắc do quy định phải lựa chọn tổ chức đấu giá trước khi thực hiện quy trình đấu giá, làm kéo dài thời gian, gây ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn để mua hàng DTQG, đồng thời không phù hợp với mặt hàng đặc thù là gạo DTQG.
- Một số máy móc, trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản còn thiếu so với định mức: Máy đo nồng độ khí N2, máy hút khí, thiết bị đo độ ẩm muối, máy khâu bao thóc, gạo, máy xay xát phòng kiểm nghiệm.... Trong sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản: đối với cân bàn
điện tử, do kho nhỏ lẻ thường xuyên di chuyển cân do đó thường sai lệch sốđo các
góc cân dẫn tới sốlượng báo khơng trung thành, sự thay thế sửa chữa rất khó khăn
do linh kiện, phụ tùng hiếm, giá thành rất cao. Máy đo nhanh thủy phần một số máy trang cấp không phù hợp, thao tác khó. Đối với máy đo nồng độ nitơ (N2) do đặc tính kỹ thuật của cảm biến chỉ có tuổi thọ khoảng 02 năm, nên sau 02 năm sử dụng sẽ tự hỏng phải thay thế cảm biến mới, trong khi đó loại cảm biến này lại khơng có bán trên thị trường mà chỉ đặt mua qua hãng sản xuất, do đó rất khó khăn khi thay
thế.
- Những năm qua, công tác đầu tư XDCB, SCL đơn vị cũng đã được Tổng cục DTNN quan tâm phê duyệt thực hiện. Tuy nhiên, đối với Cục Nghệ Tĩnh hằng
năm thực hiện nhiệm vụ nhập xuất tương đối nhiều. Trong khi với cơ sở vật chất là
kho tàng phần lớn được xây dựng đã lâu, qua quá trình sử dụng lâu năm nên bị
xuống cấp. Nguồn kinh phí đơn vị chủ động thực hiện cũng chỉ đáp ứng được phần nào việc gia cố, sửa chữa thường xun nhằm duy trì tài sản hiện có.
Nguồn vốn bố trí cho ĐTXD cơ bản giai đoạn vừa qua còn rất thấp, mới chỉ đạt 21% so với nhu cầu vốn đầu tư theo quy hoạch phê duyệt; nguồn vốn bố trí cho
cải tạo, sửa chữa kho cịn rất ít, chưa đáp ứng được như cầu đầu tư xây dựng kho
tàng phục vụ nhiệm vụđược giao.
Hệ thống kho DTQG đã được quan tâm ĐTXD nhiều kho mới, tuy nhiên, việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhập, xuất, bảo quản theo quy hoạch đã phê duyệt. Vì vậy, các bộ, ngành còn phải tận dụng nhiều kho cũ để
chứa hàng DTQG. Do đó, hệ thống kho hiện nay cịn phân tán, nhỏ lẻ, nhiều điểm kho có vị trí khơng thuận lợi về mặt giao thông.
- Hiện nay trên phần mềm quản lý hàng hóa, một số chứng từ kế toán như
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho chưa được cập nhật mẫu biểu theo chế độ kế toán hiện hành nên kế toán đơn vị vừa phải thao tác thủ công vừa phải cập nhật phần mềm nên đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, tiến độ trong quá trình đơn vị thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất hàng DTQG.
- Đối với công tác xuất cứu trợ, hỗ trợ: Thời gian từ khi rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định và thực hiện các thủ tục để xuất hàng còn kéo dài nên ảnh hưởng đến quá trình xuất cấp, giao nhận hàng. Bên cạnh đó, việc xuất hàng DTQG cho các địa phương thường thực hiện trong cùng thời điểm, số lượng tương đối lớn và diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, địa hình giao gạo phần lớn là các huyện miền núi trong khi yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nên việc thực hiện lựa chọn nhà thầu vận chuyển, bốc xếp... gấp gáp, lực lượng CBCC các đơn vị mỏng, bố trí kế hoạch giao nhận hàng cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơng tác phối hợp giữa các đơn vị DTQG với các địa phương nhận gạo hỗ
trợ có lúc cịn chưa đảm bảo tính kịp thời. Cơng tác rà sốt đối tượng thụ hưởng chế
độ hỗ trợ gạo tại một sốđịa phương còn chưa được chú trọng quan tâm, thiếu chính xác, dẫn đến lượng gạo DTQG hỗ trợ còn thừa, thiếu ảnh hưởng đến công tác phân bổ, phải thực hiện báo cáo điều chỉnh các lượng thừa, thiếu này.
- Công tác phê duyệt chi phí xuất gạo cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ qua hai cấp tổng hợp, phê duyệt (cấp Tổng cục, Bộ Tài chính), có nhiều thời điểm khơng đủ đáp ứng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cục DTNN phải thực hiện hạch toán nợ
các nhà thầu, chuyển sang năm sau thanh toán.
- Việc xác định trách nhiệm đối với chất lượng gạo DTQG vẫn còn hạn chế. Hiện nay, quản lý hoạt động dự trữ cũng như bảo quản hàng dự trữ có 4 cấp quản lý, tuy nhiên, trách nhiệm về số lượng và chất lượng cuối cùng vẫn thuộc về thủ kho, và cũng mới chỉ dừng lại ở mức làm hao hụt quá định mức, hay gạo DTQG bị hư hỏng không thể sử dụng hay xuất cứu trợ được. Đối với hàng DTQG bị suy giảm chất lượng so với yêu cầu chất lượng đầu ra vẫn chưa được xem xét và truy cứu trách nhiệm. Do đó, việc kiểm tra, kiểm soát quy trình, cơng tác bảo quản, chất lượng gạo dự trữ vẫn cịn bị bng lỏng, chưa chặt chẽ.
- Công nghệ bảo quản gạo dự trữ vẫn cịn thủ cơng, đơn giản, trang thiết bị bảo quản cịn thơ sơ, lạc hậu, chưa được đầu tư bài bản, thống nhất, chưa áp dụng khoa học cơng nghệ và máy móc vào cơng tác bảo quản, trong khi đó điều kiện nhiệt độ, thời tiết và khí hậu diễn biến bất thường ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản hàng dự trữ... Mặt khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn còn tự phát, chưa theo yêu cầu cũng như tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy dẫn đến việc lãng phí ngân sách nhà nước mà vẫn khơng đảm bảo được an tồn hàng DTQG khi có thiên
tai, hỏa hoạn xảy ra.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả: Một số cuộc thanh tra, kiểm tra lại xảy ra hiện tượng trùng lắp, chồng chéo các nội dung thanh tra, kiểm tra, các đơn vị được kiểm tra, trong khi đó cịn nhiều nội dung thanh tra kiểm tra vẫn còn chưa đề cập tới hoặc còn kiểm tra sơ sài, dẫn đến hiện tượng vừa thừa vừa thiếu. Đội ngũ thanh tra còn thiếu và chưa đáp ứng được về chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng cơng tác, do đó chất lượng thanh tra, kiểm tra chưa cao, số lượng các đơn vị, nội dung kiểm tra chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát, tham mưu cho lãnh đạo Cụccông tác quản lý DTQG.
- Thực trạng máy móc thiết bị cơng nghệ thơng tin của Cục như máy in, máy vi tính... phần nhiều đã cũ, thường xuyên phải khắc phục sửa chữa. Theo phân cấp, Cục không được mua sắm những thiết bị công nghệ thông tin này nên cịn phụ thuộc nhiều vào số lượng máy móc mà Tổng cục DTNN trang cấp, tuy nhiên việc trang cấp này lại phụ thuộc vào sự đấu thầu thành cơng của Tổng cục. Trong thời gian chờ đợi đó, trường hợp các Chi cục trực thuộc có máy móc thiết bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa được hoặc việc khắc phục sửa chữa chiếm chi phí lớn nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao do thiếu máy móc sử dụng.
- Việc phân cấp cho các đơn vị thuộc Tổng cục còn nhiều hạn chế, đặc biệt là phân cấp trong lĩnh vực sửa chữa thường xuyên, không phân cấp cho Chi cục DTNN thuộc Cục làm chủ đầu tư các công trình sửa chữa, trong khi công chức