Những công trình nghiên cứu về nơng nghiệp, kinh tế nơng nghiệp và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 26 - 31)

nghiệp và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên

Luận án tiến sĩ của Trần Thị Thanh Thuỷ, Hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên [142]. Tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng biến động lao động, cho sản xuất đất nông nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động ở nông thôn.

Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Vân, Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997-2003

[166]. Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nói chung, trong đó có chuyển dịch về cơ cấu nơng nghiệp.

Lich sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập 3, (1975-2005) [39]. Cuốn sách

trình bày khá chi tiết quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt quan điểm, đường lối chỉ thị của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, vào việc lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong suốt 30 năm từ 1975 đến 2005. Trong điều kiện đất nước vừa mới hịa bình, thống nhất cịn rất nhiều khó khăn, cũng như qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bên cạnh các công tác khác, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên rất chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đã thu được những kết quả to lớn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, q báu trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ địa phương.

Luận án tiến sĩ tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu tác động

nông thôn ở huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên [59]. Luận án chỉ ra được các tác

động tích cực, tiêu cực xác định được mối quan hệ và mức độ tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thông qua nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ thu hồi đất với các yếu tố kinh tế, xã hội, mơi trường trên cơ sở sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Tù đó rút ra một số quy luật: Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp giảm; nông dân giảm dần đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giúp chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm thuần nông đang giảm dần về số lượng và được thay thế bằng các ngành nghề phi nơng nghiệp là biểu hiện tích cực nhưng một bộ phận người dân bị mất sinh kế do mất đất là biểu hiện tiêu cực.

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đoàn Văn Trường, Đảng bộ tỉnh Hưng

n lãnh đạo thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn từ năm 2001 đến năm 2013 [161]. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nói chung, vấn đề phát triển KTNN chưa được đề cập. Tuy nhiên, luận văn của hai tác giả đã cung cấp cho tác giả luận án tham khảo để phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010.

Phạm Đức Kiên, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh với cuốn Xây dựng nông

thôn mới ở Hưng Yên một số vấn đề lý luận và thực tiễn [79]. Tác giả đã phác

họa bức tranh nông thôn mới (NTM) của tỉnh Hưng Yên sau 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Chính phủ, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM cũng như giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong xây dựng NTM ở tỉnh Hưng Yên.

Trần Lệ Phương, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh với bài viết Một số kinh

nghiệm và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010-2015) [96]. Tác giả đã nêu ra được một số chủ trương và

kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM ở Hưng Yên, từ đó tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Luận án tiến sĩ của Bùi Thế Cử, Tác động của phát triển các khu công

nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên

[33]. Luận án đã bổ sung một vấn đề quan trọng trong khung phân tích về tác động của khu công nghiệp đến nơng thơn so với khung phân tích mà các nghiên cứu trước đây thường áp dụng; đó là xem xét sự tác động qua lại của phát triển khu cơng nghiệp đến chính sách phát triển nơng thơn nhằm làm rõ sự thay đổi của chính sách do tác động của phát triển các KCN và ngược lại. Đồng thời, luận án đã nghiên cứu sâu kinh nghiệm phát triển KCN của một số nước và một số địa phương ở nước ta, từ đó khái quát bài học bổ ích về phát huy những tác động qua lại tích cực và hạn chế những tác động qua lại tiêu cực giữa phát triển KCN với phát triển KT-XH nông thôn và giữa phát triển KCN với chính sách phát triển nơng thơn có thể áp dụng trong thực tiễn phát triển KCN ở nước ta.

Luận án tiến sĩ của tác giả Tạ Thuyết Thái, Nghiên cứu của ảnh hưởng

đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên [134]. Luận án hướng trọng tâm của đề tài nghiên cứu là khi diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang đất cơng nghiệp người nơng dân bị mất đất thì đã gây những áp lực như thế nào cho số lao động nông nghiệp, họ phải tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp ra sao. Đồng thời người nông dân phải chuyển phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang đầu tư cho các loại hình sử dụng

đất (các mơ hình) để tăng hiệu quả kinh tế, bình ổn và phát triển kinh tế nông hộ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp bổ sung cho cơ chế chính sách khi thu hồi đất nơng nghiệp và khuyến cáo người nơng dân sử dụng phần diện tích đất nơng nghiệp cịn lại trong tương lai đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn tại huyện Mỹ Hào nói riêng và các địa phương có điều kiện tương tự nói chung.

Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, Thực trạng Kinh tế - xã hội tỉnh Hưng

Yên sau 20 năm tái lập (1997-2016) [31]. Đã tập trung thống kê, hệ thống hóa

số liệu về kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn và có những phân tích, đánh giá về các số liệu đó; so sánh một số chỉ tiêu giữa các năm 1986, năm 1997 và năm 2011, trong đó có KTNN. Cơng trình cũng tập trung trình bày về sự phát triển của nơng nghiệp - ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở những con số cụ thể, chưa phân tích được những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm cụ thể trong lĩnh vực KTNN.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Huyền, Nghiên cứu rủi ro trong

chăn nuôi lợn của nông dân tỉnh Hưng Yên [74]. Luận án làm rõ được lý luận

và thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn đã được luận giải và làm sáng tỏ, các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên đã được nhận dạng và ước tính thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra gồm rủi ro dịch bệnh và rủi ro về giá.

Đề tài Tổng kết các loại hình hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông

nghiệp, đề xuất các biện pháp triển khai ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên của Ngô Mạnh Hùng [105], từ thực tiễn chỉ đạo điểm, tổng kết các loại hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ và sản xuất nông nghiệp kết hợp nghiên cứu ở các tỉnh trong vùng, đề xuất các chủ trương, giải pháp phát

triển các hình thức hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã trong tất cả các ngành, lĩnh vực: Ngân hàng, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 1986-1997.

Đề tài Xây dựng mơ hình khoa học cơng nghệ, phát triển chăn ni gia

cầm, trồng cây ăn quả vào hộ nông dân tại hai xã Tân Dân và Phan Sào Nam tỉnh Hưng Yên của Ngô Mạnh Hùng [107]. Đề tài đã xây dựng: Chăn nuôi gia

cầm và trồng cây ăn quả thông qua việc tiếp nhận công nghệ mới, đưa các giống tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất góp phấn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển cây ăn quả đặc sản và chăn nuôi gia cầm vào hộ nông dân phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của vùng. Chuyển đổi cơ cấu giữa câu trồng và vật nuôi hợp lý, đa dạng hóa trong nơng nghiệp, phá thế độc canh thuần nơng, phát triển sản xuất hàng hóa tạo điều kiện cho người nơng dân nâng cao thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo trong tỉnh.

Đề tài Xây dựng mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp vũng

trũng ở một số xã vùng sâu, xa hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo môi trường sinh thái ở huyện Ân Thi của Nguyễn Văn Phóng [108]. Đề tài đã Xây dựng mơ hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ về giống cây trồng, vật ni, thực hiện chuyển đổi diện tích úng trũng, cấy lúa bấp bênh để thâm canh có hiệu quả kinh tế cao, vững chắc, tạo lập môi trường sinh thái phù hợp, đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

Dự án Chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng

vùng sản xuất hoa chất lượng cao của Ngô Mạnh Hùng [106]. Dự án mở rộng

mơ hình trồng hoa chất lượng cao tại điểm đã triển khai từ những năm trước đây, xây dựng mơ hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao với nhiều

chủng loại đa dạng và phong phú. Đầu tư xây dựng mơ hình sản xuất hoa chất lượng cao mang tính cơng nghiệp bằng việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại, những biện phát kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp.

Dự án Xây dựng mơ hình vùng sản xuất rau an tồn của Lê Văn Lương [109]. Dự án đã xây dựng mơ hình chuyển giao cho nhân dân chủ động cơng nghệ sản xuất rau an tồn hàng hóa khép kín từ khảo nghiệm lựa chọn và bổ sung cơ cấu giống rau mới, sản xuất giống, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng qui mơ áp dụng kết quả mơ hình sản xuất rau an tồn có hiệu quả kinh tế cao.

Với các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên, kết quả của các cơng trình đã giúp tác giả luận án có thêm những hiểu biết về thực tiễn của nền KTNN Hưng Yên cũng như những tác động của nó đối với sự phát triển xã hội cho đến thời điểm mà Luận án nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu trên được tác giả chọn lọc, kế thừa trong việc nghiên cứu và trình bày trong luận án của mình; đồng thời những cơng trình nghiên cứu trên đây đã giúp tác giả có thêm nhiều tài liệu có giá trị khoa học.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w