toàn diện và đồng bộ đến các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp
Thay vì hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trên địa bàn như trước đây, Đảng bộ Hưng Yên chủ trương hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Đây là tư duy mới, gắn sản xuất nông nghiệp với cơ chế thị trường. Trong Nghị quyết 03-NQ/TU xác định rõ mục tiêu đến năm 2000 đạt 10% diện tích có giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm, 35% diện tích đất nơng nghiệp cho giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Cơ sở để đạt được mục tiêu trên là tăng cường đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm như:
Về giống: Tỉnh ủy chủ trương tới các sở ban ngành có liên quan phối
hợp tiến hành khảo sát, đánh giá, chọn lựa các loại giống nhằm tiếp thu nhanh công nghệ sinh học tiên tiến, coi cách mạng giống là khâu mũi nhọn để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Chú trọng cả giống cây trồng, vật nuôi; giống đặc sản truyền thống và giống mới. Trong trồng trọt,
quan tâm cả giống cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, ngô, cả giống rau mầu và giống cây ăn quả. Trong chăn nuôi, quan tâm đổi mới cả giống gia súc, gia cầm; lai giống và nhập giống mới [148, tr.77].
Với giống cây trồng: Nghị quyết 03-NQ/TU chủ trương nâng tỷ lệ lúa cao sản và siêu cao sản, giống nhập ngoại lên 50 đến 60% diện tích; lúa đặc sản 10 đến 12% với các giống nếp Hoa vàng, Dự, Tám thơm, Hương chiêm, Bắc thơm… Phát triển nhanh cây ăn quả đặc sản [148, tr.75].
Với giống vật nuôi: Phát triển chăn ni theo hướng cơng nghiệp, từng bước hình thành các vùng chăn ni tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, tập trung phát triển mạnh “Nạc hóa” đàn lợn, “Sind hóa” đàn bị, phát triển bị sữa, gia cầm và thủy sản [148, tr.75]. Tăng nhanh tốc độ chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản, quan tâm phát triển các con đặc sản. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng vào tạo nguồn thức ăn dồi dào và xúc tiến đầu tư chế biến thức ăn gia súc kiểu công nghiệp, lai tạo giống và nâng cao chất lượng mạng lưới thú y. Mở rộng chăn ni hình thành các gia trại, trang trại nuôi gà vịt “siêu thịt”, “siêu trứng” [148, tr.80].
Về Thuỷ lợi: Chủ động tưới tiêu, chống úng. Cải tạo và nâng cấp hệ
thống giao thông thủy bộ, tăng cường hệ thống thủy lợi bao gồm đê điều, đổi mới thiết bị các trạm bơm, xây dựng thêm một số trạm bơm chống úng, tưới bãi, cải tạo đồng ruộng và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Xây dựng thêm các trạm biến áp nguồn, cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống, mở rộng và hiện đại hóa thơng tin liên lạc.
Về làm đất: Mở rộng diện tích làm đất bằng máy, tăng tỷ trọng cơ giới
hóa trong chăm bón, thu hoạch. Phấn đấu năm 2000 đạt tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trên 60%, phịng trừ sâu bệnh 100%, vận chuyển nông thôn trên 60% tuốt đập lúa 100%, xay xát gạo 100%, cơ giới hóa các khâu nặng nhọc trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ [148, tr.80].
Về khâu thu hoạch: Kết hợp các loại phương tiện cơ giới hoá khâu thu
hoạch và vận chuyển nhằm hạn chế thất thốt, giảm ngày cơng lao động, bảo đảm tiến độ mùa vụ, qua đó tăng hiệu quả sản xuất.
Về chế biến nông sản: Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục đầu tư chiều sâu,
khai thác hiệu quả các cơ sở chế biến hoa quả xuất khẩu ở thị xã Hưng Yên, xí nghiệp mỳ ăn liền ở Mỹ Văn. Bước đầu thực hiện các dự án chế biến cà chua và nước hoa quả, bánh kẹo chất lượng cao, chế biến thức ăn gia súc,… Các hộ gia đình tích cực đầu tư máy xay xát, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến. Nâng cao chất lượng sơ chế xuất khẩu như muối, sấy rau củ quả.
Về tìm kiếm và mở rộng thị trường, tỉnh xác định: Kết hợp chặt chẽ thị
trường tại chỗ với thị trường trong và ngồi nước. Trong đó thị trường trong tỉnh với quy mô khoảng 1,2 triệu dân vào năm 2000, đây là thị trường rộng lớn tiêu thụ nông sản. Tạo cơ chế để xây dựng chính sách bảo hiểm giá một số nơng sản hàng hóa, đặc biệt là nơng sản xuất khẩu. Coi trọng dự báo nhu cầu thị trường, tăng cường cơng nghệ sinh học và cơ giới hóa máy móc thiết bị tương đối hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành nông sản và hợp thị hiếu, tăng sức cạnh tranh của nông sản Hưng Yên trên thị trường trong nước và quốc tế [148, tr.96]. Quan tâm kiếm tìm và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, thịt lợn, nhãn, đay, lạc, tơ tằm, các loại rau, dưa chuột, cà chua, tỏi, ớt… nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chế biến nơng sản có giá trị hàng hóa cao [148, tr.96].
Về công tác khuyến nông: Tổ chức tốt, tăng cường công tác khuyến
nông, tạo ra sự liên kết thông qua hiệu quả kinh tế giữa hộ nông dân, HTX và các đơn vị kinh tế Nhà nước. Tỉnh ủy cấp vốn khảo nghiệm chọn lựa giống và máy móc nơng nghiệp phù hợp với địa bàn Hưng Yên, vốn tập huấn và thông tin. Trợ giá giống cho các hộ ni bị đực Sind và nái ngoại. Trợ cấp “vốn mồi” khoảng 5% để xây dựng đường liên thơn, liên xã có cơ
chế khuyến khích xây dựng các trục chính ra các cánh đồng phục vụ sản xuất [148, tr.95].
Trong chủ trương của Tỉnh ủy Hưng Yên, tất cả các khâu sản xuất và kinh doanh nông nghiệp đều được tiến hành đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó khâu giống mới gắn với qui trình kỹ thuật phù hợp là khâu đột phá, tập trung thực hiện đi trước một bước.