vững, gắn với thị trường
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định: Phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng không mâu thuẫn với xây dựng các vùng chuyên canh lớn, mà một khía cạnh khác lại hỗ trợ, phối hợp với sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Phát triển nông nghiệp đa dạng nhằm tận dụng những lợi thế của cơ cấu đất đai, mùa vụ đa dạng, nguồn nhân lực và khả năng đầu tư của nhiều thành phần kinh tế; xuất phát từ nhu cầu của thị trường cũng rất đa dạng.
Từ quan điểm đó, phát triển nơng nghiệp phải chú trọng cả cây lương thực với mục tiêu chính là bảo đảm an ninh lương thực, chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tại địa bàn, đồn thời có sản phẩm hàng hố ngày càng lớn. Trong cơ cấu cây lương thực, lấy cây lương thực đặc sản làm mũi nhọn để gia tăng giá trị hàng hố. Trong cơ cấu chăn ni, cùng với chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tạo năng suất, sản lượng lớn, chú trọng chăn ni đặc sản. Mở rộng diện tích, thâm canh thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển cây công nghiệp ở những địa bàn phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu chế biến. Mở rộng diện tích và nâng cao trình độ thâm canh cây ăn quả, nhất là những loại đặc sản địa phương và cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
Để phát triển đa dạng và nâng cao thu nhập bình qn theo diện tích, Đảng bộ tỉnh quan tâm phát triển cây vụ đông. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV nhiệm kỳ 2001 - 2005 đã đưa ra các chủ trương tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế đối
với sản xuất vụ đơng bằng các cơng thức ln canh, thâm canh thích hợp, phát triển có quy hoạch, đảm bảo nước tưới, tích cực tổ chức thực hiện để vụ đông thực sự là vụ sản xuất chính làm giàu cho kinh tế hộ, phấn đấu đưa diện tích cây vụ đơng từ 22% lên 45% vào năm 2005 [156, tr.257].
Về chăn nuôi, Tỉnh ủy ra Thông báo số 294-TB/TU Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ về thực hiện đề án phát triển chăn ni bị sữa giai đoạn
2002-2005. Phấn đấu đến cuối năm 2003 tồn tỉnh có 1000 con đến năm 2005
có 5000 con bị sữa. Ký hợp đồng bảo hiểm cho đàn bò, tổ chức tốt các dịch vụ về vệ sinh phòng dịch, thụ tinh nhân tạo, cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn nơng dân chăm sóc đàn bị cho thời kỳ đầu, khuyến khích gắn trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ kỹ thuật với kết quả chăn ni bị sữa. Chăn ni bị sữa theo quy mơ hộ gia đình, vận động mỗi hộ chăn ni từ 05 bị sữa trở lên. Hỗ trợ việc mua bò giống mỗi con 3.000.000 đồng, cho vay 10.000.000 đồng/con khơng tính lãi suất trong thời gian 03 năm riêng năm 2003, hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/con để mua bảo hiểm. Hướng dẫn nông dân tổ chức các điểm thu gom sữa, ký hợp đồng tiêu thụ sữa với Công ty sữa Hà Nội, tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định để nông dân yên tâm ni, phát triển đàn bị sữa [156, tr.257].
Về thị trường, Tỉnh uỷ nhấn mạnh quan điểm cùng với việc mở rộng thị trường thì quan trọng hơn là sản xuất phải hướng đến thị trường, bám sát thị trường. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với lợi thế từng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và thuận lợi cho vận chuyển, tiêu thụ, chú trọng phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có trình độ cơng nghệ phù hợp, với quy mô vừa và nhỏ để sản xuất gạo đặc sản cho xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm và thức ăn gia súc… có cơ chế gắn kết lợi ích giữa người sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung hỗ trợ vốn cho các cơ sở chế biến hiện có của tỉnh để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào các khâu thiết yếu như: dịch vụ vật tư kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo cung ứng kịp thời các loại vật tư sản xuất giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thú y, tăng cường kiểm tra, quản lý về chất lượng tránh thiệt hại cho người sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn.