Chủ trương của Đảng và những yêu cầu đối với nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 82 - 87)

đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp

* Chủ trương của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp (2001- 2010)

Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (04/2001) nhấn mạnh “đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn” [51, tr.171]. Đại hội đề ra phương hướng: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Đưa nơng nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là cơng nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nơng sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn...

Đại hội IX xác định rõ con đường CNH, HĐH của đất nước là con đường đi tắt, đón đầu rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa tập trung phát triển mạnh công nghiệp, vừa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn. Chú trọng điện khí hóa nơng thơn, phát triển mạnh cơng nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nơng nghiệp, cơng nghiệp gia cơng và dịch vụ.

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) ngày 18/3/2002 ra Nghị quyết 15-NQ/TW về “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa nơng nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Nghị quyết đã nêu

những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát triển, những chủ trương và giải pháp lớn nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết xác định 5 quan điểm chỉ đạo:

Một là, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu và ý nghĩa của CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển cơng nghiệp, dịch vụ phải gắn bó, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, chú trọng phát huy

nguồn lực con người, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.

Ba là, dựa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực, phát huy

tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế hộ, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH,

HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơng thơn; giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống.

Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tiềm lực,

thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân [10, tr.94-95].

Những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trước đó. CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn đã được phản

ánh toàn diện, tập trung trên cả ba mặt chủ yếu: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng KT-XH.

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) ngày 05-8- 2008, Đảng ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân và nông

thôn”. Nghị quyết xác định mục tiêu trước mắt đến năm 2010 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thơn, nhất là các vùng có nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học- công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường cơng tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữa vững ổn định chính trị- xã hội ở nơng thơn; triển khai một bước chương trình xây dựng nơng thơn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo mới chuẩn

Từ quan điểm đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản được đề ra tại Đại hội VIII, đến quan điểm đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn, tiếp tục phát triển và đưa nơng, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới được đề ra tại Đại hội IX và đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông dân tại Đại hội X cho thấy xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, nhận thức của Đảng và Chính phủ Việt Nam là ngày càng quan tâm, chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Các chủ trương, nghị quyết của Đảng đã góp phần giải quyết những vướng mắc của khơng ít cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn; khẳng định đường lối phát triển KTNN của Đảng là phù hợp với quy luật khách quan từ sản xuất nhỏ

lên sản xuất lớn. Góp phần quan trọng đưa nơng nghiệp lên sản xuất lớn; phát huy được thế mạnh của KTNN.

*Những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Bước vào thời kỳ mới, kinh tế nông nghiệp Hưng Yên đã được tiếp thu những thành tựu quan trọng trong những năm đầu của quá trình đổi mới, đây là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tiếp tục đề ra những chủ trương, các biện pháp phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ này đặt ra những yêu cầu mới, có phần khó khăn, phức tạp hơn, trong đó có một số thách thức lớn, đó là:

Một là, q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn Hưng Yên diễn

ra chậm, việc triển khai chủ trương của Đảng về nông nghiệp vào thực tiễn cịn nhiều lúng túng, hiệu quả thấp; trình độ sản xuất nơng nghiệp còn thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công phân tán, manh mún, chưa tập trung thành vùng chuyên canh hàng hóa lớn nên năng suất, chất lượng thấp, sức cạnh tranh kém. Trong khi, sản xuất theo hình thức cơng nghiệp, bán cơng nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng của tỉnh và yêu cầu của CNH, HĐH.

Hai là, sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn ni chưa đảm bảo sạch, an

tồn cho người sản xuất và người tiêu dùng, vấn đề ô nhiễm môi trường, phát triển nông nghiệp thiếu bền vững; việc sử dụng đất nông nghiệp ở Hưng Yên bị tác động mạnh mẽ bởi q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Các khu cơng nghiệp, khu dân cư mới đang lấn dần diện tích đất nơng nghiệp. Chính sách giải tỏa, giá đền bù đất đai chưa hợp lý, việc thu hồi đất, giao đất tràn lan vừa gây lãng phí tài ngun đất nơng nghiệp vừa gây khó khăn trong lao động, việc làm.

Ba là, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn

chậm, quy mô sản xuất nhỏ do đất đai manh mún chưa có tích tụ ruộng đất, chi phí sản xuất cao, sản xuất chưa gắn kết với chế biến và tiêu thụ, chuyển dịch chưa đều khắp các vùng, các địa phương. Một số vùng ven đô, việc chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành và vùng nông nghiệp diễn ra nhanh hơn, sôi động hơn, trong khi những vùng sâu, vùng xa do cơ sở hạ tầng lạc hậu, dân trí thấp… thì sự chuyển dịch lại rất khó khăn.

Bốn là, các cơng trình thủy lợi nhiều nơi xuống cấp yếu kém, lạc hậu,

cơ giới hóa chưa phát triển rộng khắp, người nông dân lao động nặng nhọc, thủ cơng cịn phổ biến. Các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản mặc dù bước đầu được trang bị công nghệ hiện đại nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Năm là, quan hệ sản xuất trong nơng thơn cịn nhiều bất cập chưa thúc

đẩy trình độ sản xuất phát triển, kinh tế hộ là lực lượng chủ yếu lại phân tán, ít khả năng đầu tư sản xuất quy mô lớn, các chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư phát triển dài hạn. Việc chuyển đổi HTX nhiều địa phương cịn hình thức, hoạt động kém hiệu quả, nông trường và các DNNN chưa phát huy vai trị chủ đạo trong kinh tế nơng nghiệp.

Sáu là, cơ cấu chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng ở nông thôn mất

cân đối, số lao động được đào tạo chuyên về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thiếu. Nông dân cần cù sáng tạo nhưng chưa được đào tạo nên bộc lộ nhiều hạn chế: chưa có kiến thức về kỹ thuật nơng nghiệp, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kinh nghiệm quản lý yếu kém…

Trước những khó khăn thách thức đó, địi hỏi Đảng bộ tỉnh nỗ lực lớn, tạo những bứt phá mới trong tư duy kinh tế, kịp thời có những chủ trương sát đúng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Luận án TS (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w