Để nắm bắt đầy đủ cơ hội kỹ thuật số, cần có ba trụ cột hành động:
1. Phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước
2. Nâng cao kỹ năng số cho người lao động và học sinh, sinh viên; và
3. Phát triển môi trường thuận lợi cho thương mại số.
Việt Nam đã và đang có những bước tiến đáng kể trên cả ba trụ cột. Các quy định về chuyển giao cơng nghệ nước ngồi và cải tiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang rất thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước. Để nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên Việt Nam, chính phủ đã thành lập các hội đồng kỹ năng ngành với mục đích trang bị cho đội ngũ nhân lực hiện tại kỹ năng cần thiết để tiếp cận các cơ hội kỹ thuật số và tập trung mạnh vào cơng nghệ số trong chương trình giáo dục. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam cũng chú trọng thúc đẩy các cơ hội thương mại số thơng qua việc tham gia “Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới.
Để phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước, Việt Nam được hưởng lợi từ việc nâng cao độ tin cậy của cơ sở hạ tầng số của quốc gia và giải quyết các rào cản về quy định mà các công ty công nghệ trong nước đang phải đối mặt. Để nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên, Việt Nam có thể xem xét xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng số trong các lĩnh vực phi cơng nghệ, nâng cao tính hữu dụng của các cơ sở học nghề Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và Tốn học (STEM) và tập trung hơn nữa vào phát triển “kỹ năng mềm”. Để tạo ra môi trường thuận lợi cho thương mại số, Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách về hạn chế dữ liệu và giảm thiểu các xung đột biên giới để các doanh nghiệp tiếp cận các cơ hội thương mại