Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động giáo dục ngồi giờ lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 41 - 45)

1.5. Quản lí hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THPT nói chung

1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động giáo dục ngồi giờ lên

lên lớp ở trường THPT nói chung và trường PTDTNT nói riêng

1.5.3.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục

HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các tổ chức đồn thể, các tổ chức xã hội, phụ huynh, giáo viên, CBQL và HS. Các lực lượng tham gia tổ chức ở những vị trí khác nhau song đều phải có những hiểu biết chương trình HĐGDNGLL, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục.

Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức HĐGDNGLL cũng như các

biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ đạt kết quả mong muốn. 1.5.3.2. Nội dung HĐGDNGLL

HĐGDNGLL gồm có 6 nội dung cơ bản: Hoạt động chính trị, xã hội; Hoạt động văn hóa, nghệ thuật; Hoạt động TDTT, Hoạt động KH - KT, Hướng nghiệp, Hoạt động vui chơi giải trí; Hoạt động lao động cơng ích. Các nội dung này được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo trong các nhà trường. Mỗi nhà trường có một cách lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện HĐGDNGLL sao cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình. Chính việc lựa chọn này ảnh hưởng không nhỏ tới cách thức QL HĐGDNGLL.

1.5.3.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh

HS THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quá trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những

nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động. Mặc dù hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt động ở lứa tuổi này đã khác nhiều so với các lứa tuổi trước, tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy logic hơn. Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện trong hoạt động học tập, vừa phải cụ thể hóa trong các hoạt động tập thể. Đây là một trong những đặc điểm rất rõ nét của HS THPT. Vì vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL với những hình thức đa dạng do HS tổ chức và điều khiển đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động, tránh một vài hình thức hoạt động quá quen thuộc, gây nhàm chán cho HS. Học sinh THPT là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ nhạy bén, thích tìm tịi cái mới, ưa sáng tạo, có ý thức tự khẳng định mình, có khát vọng tìm đến Chân - Thiện - Mĩ. Các em muốn tỏ rõ vai trị của mình trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tập thể. Các em có khả năng giao lưu phong phú, nhiệt tình, hăng hái trước những công việc được giao, khơng ngại khó khăn và thử thách.

Học sinh DTTS các trường PTDTNT một mặt có đầy đủ các đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh THPT nêu trên, mặt khác cịn có những đặc điểm tâm lý đặc thù của học sinh DTTS như: hay tự ái, có tự ti nên rất cần sự khen thưởng, khích lệ hơn là sự trách mắng. Có lịng tự trọng cao mỗi khi bị coi thường, hoặc bị nói nặng nên hay có các phản ứng tiêu cực. Tuy vậy, các em phần lớn chưa đủ ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh. Các em học sinh DTTS ngoan, ít nghịch nhưng dễ xúc động, dễ bị lơi kéo, ít tự chủ vì thế dễ bị cám dỗ trong những mơi trường thiếu kiểm sốt. Đây là những điều các nhà quản lý các trường PTDTNT cần quan tâm trong công tác quản lý giáo dục các em trong các nhà trường.

Yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thơng là phải khuyến khích tự học; phải bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vừa là một tất

yếu, vừa phải gắn với đặc điểm HS các trường phổ thông DTNT. 1.5.3.4. Năng lực của người tổ chức

Năng lực của người tổ chức là yếu tố quan trọng, quyết định cho thành công của mỗi công việc. Đối với việc tổ chức HĐGDNGLL thì năng lực quản lý, tổ chức của CB, GV, HS là hết sức quan trọng. Hoạt động GDNGLL rất đa dạng và phong phú với nhiều chủ đề khác nhau. Điều đó địi hỏi người tổ chức phải có năng lực tổ chức, am hiểu nhiều lĩnh vực, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động.

Với đặc trưng của hoạt động GDNGLL là các hoạt động đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung thực hiện, vì vậy năng lực, kinh nghiệm và uy tín của người tổ chức là yếu tố quan trọng để lôi cuốn HS tham gia tích cực và đạt hiệu quả.

1.5.3.5. Hoàn cảnh xã hội

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Cũng chính hồn cảnh kinh tế - xã hội nước ta hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội đòi hỏi học sinh phải đối diện, và ứng xử phù hợp. Những vấn đề đó ảnh hưởng đến quá trình giáo dục nhân cách học sinh. Điều đó địi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn nữa tới việc phối hợp dạy học và giáo dục thông qua các hoạt động GDNGLL.

1.5.3.6. Môi trường và điều kiện thực hiện HĐGDNGLL

HĐGDNGLL địi hỏi phải có mơi trường và những điều kiện thực hiện nhất định. Đối với những trường có mơi trường và điều kiện thuận lợi (diện tích rộng rãi, khang trang, nguồn kinh phí dồi dào, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương) thì việc QL HĐGDNGLL cũng nhờ đó mà trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngược lại, đối với những trường khơng có mơi trường và điều kiện thuận lợi thì việc QL HĐGDNGLL thực sự là một cơng việc khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức của người CBQL.

Điều kiện và các phương tiện để tổ chức HĐGDNGLL có vai trò hết sức quan trọng để mang đến thành cơng và tính hấp dẫn cho hoạt động. Chẳng hạn như trong các hoạt động văn nghệ, thi tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, giao lưu... thì khơng thể thiếu các phương tiện như tăng âm, loa đài, máy chiếu, micrô để phục vụ cho hoạt động. Trong các hoạt động thể thao, các trò chơi thể thao dân tộc như ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, tù lu... thì khơng thể thiếu được sân chơi bãi tập, các dụng cụ tập luyện. Đặc biệt là không thể thiếu kinh phí để tổ chức, nếu khơng có kinh phí thì tất cả các hoạt động khó đạt được kết quả như mong muốn.

Kết luận chương 1

HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của q trình sư phạm tồn diện, bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục ở trường THPT. Với đặc thù riêng của HĐGDNGLL, với nội dung và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình, HĐGDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động, rèn luyện phẩm chất, rèn luyện các kĩ năng để phát triển năng lực như: năng lực hồn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức QL, năng lực hợp tác... Các HĐGDNGLL với những hình thức đa dạng, nội dung phong phú, là những hoạt động không thể thiếu, giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trị của lực lượng giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay.

Chương một của luận văn là những nội dung cơ bản của lý luận QL có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đây cũng là cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc xem xét thực trạng QL HĐGDNGLL ở Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 41 - 45)