Đặc điểm của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 48 - 54)

2.1. Khái quát về trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

2.1.3. Đặc điểm của nhà trường

2.1.3.1. Quá trình thành lập và phát triển

Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tiền thân là khu ký túc xá Châu Mường Lay được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1955 đóng tại Đồi Cao - Thị xã Mường Lay. Khi mới thành lập, trường chỉ có 02 GV, 02 cán bộ Hành

chính phục vụ và 29 HS của lớp 1. Năm 1963, cùng với việc thành lập tỉnh Lai Châu (cũ), trường đổi tên thành trường thiếu niên dân tộc tỉnh Lai Châu.

Do hoàn cảnh chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1969, trường phải di dời về Pa Ham – Mường Chà. Từ năm 1969 đến năm 1971, trường lại tiếp tục di chuyển về Mường Xo – Phong Thổ. Đến cuối năm 1971, trường chuyển về đóng tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Năm 1976 trường di chuyển về đóng tại trại 1 - Thị trấn huyện Điện Biên, nay thuộc phường Nam Thanh thành phố Điện Biên Phủ.

Cuối năm 1977, trường chuyển từ thị trấn huyện Điện Biên về Tuần Giáo và sát nhập với 3 trường khác là: Trường bổ túc văn hoá thanh thiếu niên dân tộc Mèo Tây Bắc (Thành lập năm 1968 - Từ Sơn La tách về); Trường thanh niên dân tộc khu Tây Bắc (Thành lập năm 1968 - Từ Sơn La tách về); Trường thanh thiếu niên dân tộc huyện Tuần Giáo (thành lập năm 1960) và đổi tên thành trường phổ thông vùng cao Lai Châu, đóng tại Bản Cang - xã Quài cang – huyện Tuần Giáo. Trường đào tạo học sinh của cả 3 cấp: Tiểu học, THCS, THPT.

Năm 1990, trường chuyển từ Tuần Giáo về Điện Biên, đóng tại địa điểm hiện nay và đào tạo học sinh của 2 cấp là THCS và THPT. Năm 1993, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập các trường phổ thông DTNT cho các tỉnh miền núi và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trường đổi tên thành trường phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu. Từ năm học 2000 – 2001, nhà trường chỉ đào tạo học sinh hệ THPT theo qui mô cố định hàng năm là 13 lớp với 400 học sinh. Năm học 2008 - 2009 nhà trường có 15 lớp với 457 học sinh.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, cùng với việc chia tách tỉnh Lai Châu thành 02 tỉnh: Điện Biên và Lai Châu, trường chính thức mang tên là trường phổ thơng DTNT tỉnh Điện Biên.

Gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã đào tạo cho các Tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai

trên 700 học sinh có trình đọ văn hố hết cấp I, trên 1000 học sinh có trình độ văn hố hết cấp II, trên 3000 học sinh có trình độ văn hố THPT. Hầu hết số học sinh của nhà trường sau tốt nghiệp đều được vào học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; trở về địa phương công tác hoặc đi tu nghiệp ở nước ngồi. Tính đến nay, trong số học sinh cũ của nhà trường đã có 1 đ/c có trình độ Tiến sĩ, 6 đ/c có trình độ thạc sĩ, 650 đ/c có trình độ đại học, trên 2000 đ/c có trình độ Cao đẳng, Trung học. Nhiều đ/c đã từng là Đại biểu Quốc hội, nhiều đ/c đã và đang nắm giữ những cương vị công tác quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực biên giới Tây Bắc.

Trường PTDTNT Tỉnh Điện Biên đóng trên địa bàn TP Điện Biên Phủ, trung tâm kinh tế, chính trị của Tỉnh Điện Biên. Đây là một trường lớn với bề

dày thành tích gần 60 năm xây dựng và trưởng thành. Trong phong trào Hai tốt, trường được khen thưởng và đánh giá là một những lá cờ đầu tiên tiến

xuất sắc của ngành giáo dục Điện Biên. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác giáo dục, nhà trường đã được nhiều cấp bộ ngành ghi nhận và tặng thường nhiều phần thưởng cao quý. Tiêu biểu là:

Năm 2000, nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba.

Tháng 11 năm 2006, Nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động Hạng Nhì.

Năm học 2011 -2012, Nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động Hạng Nhất.

Năm học 2012 - 2013, nhà trường vinh dự được đón bằng cơng nhận trường THPT đạt Chuẩn Quốc gia.

Năm học 2013 - 2014, nhà trường tiếp tục được đề nghị nhà nước tặng thưởng danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

2.1.3.2. Về cơ cấu tổ chức

- Nhà trường có 51/51 giáo viên, cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn, 2 thạc sỹ, 09 giáo viên đang học cao học. Năm học 2013-2014 chất lượng giáo viên được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ tăng 3,92% so với năm học 2003 - 2004.

- 100% giáo viên xếp loại chuyên môn Khá, Giỏi ; 18 GV dạy Giỏi cấp tỉnh ; 90/125 lượt giáo viên được xếp loại xuất sắc tỷ lệ 72%; 225/234 lượt cán bộ GV đạt danh hiệu lao động tiên tiến tỷ lệ: 96,15%; 56 lượt giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ các cấp trong đó 02 CSTĐ cấp Tỉnh.

- 100% cán bộ GV đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp.

- 100% cán bộ GV có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục vụ cho chun mơn của mình, 30% cán bộ GV biết sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp để phục vụ cho công tác giảng dạy.

* Đối với học sinh

- Số lớp: 17 trong đó có 15 lớp HS THPT, 2 lớp ôn luyện kiến thức 12. - Sĩ số HS: 543

- Trên 74,4% HS được xếp loại văn hoá khá, giỏi.

- Trên 99,4% HS được xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên.

- HSG: Chất lượng HSG của nhà trường luôn đứng thứ nhất trong khối các trường không chuyên trong tỉnh.

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%.

- Trên 80% HS thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất

Là trường trọng điểm của tỉnh về đào tạo HS dân tộc có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ có năng lực phục vụ cho tỉnh nhà. Chính vì vậy, nhà trường được tỉnh quan tâm xây dựng cũng như trang thiết bị CSVC đầy đủ đảm bảo đáp ứng cho việc dạy và học.

Với tổng diện tích 27.400 m2. Nhà trường có đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng, nhà ở học sinh nội trú, nhà hoạt động đa năng. Hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động Dạy và học, sân chơi bãi tập đầy đủ, cảnh

quan khn viên bố trí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của học sinh.

Hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng u cầu quản lí và dạy học, có website hoạt động thường xun, hỗ trợ có hiệu quả cho cơng tác dạy học và quản lí nhà trường.

Về cơ bản thì cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường đã đáp ứng được việc dạy – học của nhà trường, tuy nhiên cơ sở vật chất – thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp vẫn cịn thiếu, chưa thể đáp ứng nhằm tạo hiệu quả cao.

2.1.3.4. Kết quả giáo dục trong các năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014 * Công tác giáo dục đạo đức và HĐGDNGLL

Nhà trường xác định công tác giáo dục đạo đức HS và HĐGDNGLL là vô cùng quan trọng, bởi vậy mà phương châm giáo dục HS khi tới trường đầu tiên là giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tu dưỡng, rèn luyện vươn lên và giáo dục cho HS việc xác định động cơ, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.

Nhà trường đã đề ra những biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp, động viên được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Đối với HS, nhà trường xây dựng nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: thông tin bằng băng zôn, khẩu hiệu, sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện truyền thống, thi tìm hiểu, tuyên truyền bằng hội thảo, toạ đàm,.... Qua đó, giúp cho HS nâng cao nhận thức xã hội, có lối sống lành mạnh, thanh lịch, tơn trọng thầy cơ, hồ nhã với bạn bè, ngăn chặn hiện tượng HS vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm của HS đối với cộng đồng. Công tác này được thực hiện thường xuyên, liên tục đạt kết quả tốt và tạo nên những chuyển biến rõ rệt.

Bảng 2.1: Kết quả giáo dục đạo đức Năm học Tổng Năm học Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2012 -2013 494 422 85,43 57 11.54 10 2,02 5 1 2013 -2014 490 437 89,2 41 8,367 9 1,8 3 0,6 * Công tác dạy và học

Trường PTDTNT Tỉnh Điện Biên xác định chất lượng giáo dục toàn diện là yếu tố sống còn của nhà trường, khẳng định thương hiệu của một nhà trường có bề dày thành tích trong công tác giáo dục cho HS các dân tộc, tạo niềm tin trong nhân dân, CMHS, HS. Chính vì vậy mà trong những năm học vừa qua nhà trường rất chú trọng tới hoạt động dạy học, quan tâm tới giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT, HS đạt HS giỏi cấp tỉnh, HS đỗ ĐH - CĐ khá cao, là một trong những trường có chất lượng giáo dục cao so với các trường PTDTNT THPT các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.

Bảng 2.2: Kết quả giáo dục văn hóa Năm học Tổng Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2012-2013 494 47 9,51 309 62,6 126 25,5 12 2,43 2013-2014 490 61 12,4 299 61 115 23,5 15 3,06 Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch.

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT luôn đạt 100%. - Tỉ lệ đỗ ĐH - CĐ năm sau cao hơn năm trước.

* Phong trào VHVN-TDTT:

- Qua 2 Hội thi “ Giai điệu tuổi hồng” năm 2011 và 2013 nhà trường đều xếp ở vị trí nhất và nhì tồn đoàn và được tham gia dự thi tại Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn quốc tháng 6 năm 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Hội khỏe phù đổng toàn Tỉnh lần thứ XI, XII và XIII năm 2010, 2012, 2014 đoàn vận động viên nhà trường xếp thứ Nhất, Nhì tồn đồn khối các trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 48 - 54)