Phát triển giáo dục tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 46 - 48)

2.1. Khái quát về trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

2.1.2. Phát triển giáo dục tỉnh Điện Biên

Là tỉnh miền núi biên giới phía tây bắc Tổ quốc, đời sống kinh tế-xã hội cịn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, sự nghiệp phát triển GD&ĐT của Điện Biên không ngừng phát triển về mọi mặt, đạt được nhiều thành tựu đáng được ghi nhận.

Tồn ngành GD có 419 trường học, với 6.978 lớp, gồm 157.458 học sinh thuộc các bậc học THPT, THCS, tiểu học và mầm non; 1 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp; 1 trường cao đẳng sư phạm. Điện Biên cũng là một trong những tỉnh sớm hồn thành phổ cập giáo dục. Tính đến 31/5/2014, tồn tỉnh có 10/10 huyện, thị, thành phố và 129/130 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 1 (99,2%); trong đó 3/10 huyện, thị xã, thành phố; 79/130 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2 (đạt 60,8%). 100% xã, phường, thị trấn duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khơng ngừng tăng lên, tính đến hết năm học 2013- 2014, tồn ngành có 176/482 trường mầm non, phổ thơng đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27 trường so với năm học trước. Cụ thể: Mầm non 50 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 30,3%), trong đó có 9 trường chuẩn mức độ 2; Tiểu học 78 trường đạt chuẩn quốc gia (44,83%), trong đó có 10 trường chuẩn mức độ 2; THCS 42 trường đạt chuẩn quốc gia (36,84%); THPT 06 trường đạt chuẩn quốc gia (20,69%).

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học và yêu cầu giáo dục. Năm học 2013- 2014, tồn ngành có 7.350 phịng học, trong đó: 4.132 phịng kiên cố (chiếm 56,2%), 1.721 phòng bán kiên cố (23,4%), 1.497 phòng tạm (20,4%). so với cùng kỳ năm học trước tăng 192 phòng học kiên cố và giảm 157 phòng học tạm.

Số phịng bộ mơn hiện có 693 phịng, đáp ứng 44,8% nhu cầu. Phịng cơng vụ 2.524 phòng, đáp ứng 54,6% nhu cầu; phòng ở nội trú 2.524 phòng, đáp ứng 60% nhu cầu.

Tính đến hết năm 2013 - 2014, tồn ngành GD có tổng số 15.833 biên chế, trong đó có 1.464 cán bộ quản lý, 11.448 giáo viên, 2.921 nhân viên; 4.681 đảng viên (29,56%), tăng 111 biên chế so với năm học trước. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ cụ thể như sau: Cấp mầm non: 2.719 giáo viên đạt 99,96 %; cấp tiểu học: 4.728 giáo viên đạt 99,95 %; cấp THCS: 2.604 giáo viên đạt 95,99 %; cấp THPT: 1.177 giáo viên đạt 97,3 %; cấp GDTX:

87 giáo viên đạt 90,8%.(Nguồn Sở GD&ĐT Điện Biên)

Chất lượng GD đại trà được duy trì và nâng cao. Chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT trong năm học 2013-2014 có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học lực giỏi cấp THCS là 7,44% (tăng 1% so với năm học trước), học lực yếu, kém là 2,96% (giảm 1,3% so với năm học trước). Tỷ lệ học lực giỏi cấp THPT là 5% (tăng 0,8% so với năm học trước), học lực yếu kém là 16,6% (giảm 0,7% so với năm học trước). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tăng 0,3% so với năm học trước; tốt nghiệp THPT đạt 98,08%, tăng 3,89% so với năm học trước. Đối với các trung tâm GDTX thì chất lượng được duy trì tốt. 100% học sinh Bổ túc THCS xếp loại học lực trung bình, khá; 77,55% HS Bổ túc THPT xếp loại học lực từ trung bình trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BT THPT đạt 86,08 %.

Giáo dục mũi nhọn được quan tâm chú trọng, số lượng giải và chất lượng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi được nâng lên qua các năm. Thi học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn văn hóa, giải tốn trên máy tính cầm tay từ lớp 9 đến lớp 12 trong năm học 2013-2014, có 1.790/ 3.710 học sinh dự thi đoạt giải. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2014, Điện Biên có 15/48 học sinh dự thi đoạt giải ở 6/8 môn dự thi, trong đó có 07 giải ba, 08 giải KK, tăng 01 giải ba và 01 giải khuyến khích

so với năm trước. Kỳ thi cấp quốc gia giải tốn trên máy tính cầm tay lớp 9 năm

Cơng tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, thực hiện tốt Đề án nâng cấp mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và tỉnh; tồn ngành hiện có 8 trường PTDTNT THPT, 83 trường PT DTBT (trong đó cấp Tiểu học 36 trường, THCS 47 trường). Có 134142/156485 học sinh dân tộc, chiếm 85,72%. Các trường học tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt, chất lượng dạy và học theo chương trình và nâng cao đời sống cho học sinh nội trú, bán trú.

Tuy vậy, ngành GD Điện Biên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng khơng đồng đều giữa các huyện, thành phố, đặc biệt ở những xã vùng cao chất lượng GD cịn thấp. Đội ngũ giáo viên ít kinh nghiệm, một phần trong đó có trình độ nghiệp vụ, chun mơn chưa được đảm bảo. Đặc thù là tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn nên việc thu hút nhân tài cũng như "giữ chân" giáo viên có trình độ cao gắn bó lâu dài với trường là một vấn đề hết sức nan giải.

Nhận thức xã hội đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo. Kiến thức xã hội, kiến thức về kỹ năng sống cịn hạn chế và ít được trú trọng, ý thức về việc học tập hết sức hạn chế, học sinh ít được tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể nên ảnh hưởng đến kết quả GD toàn diện của học sinh.

Nhận thức của phụ huynh và học sinh về nghề nghiệp còn hạn chế, nhiều học sinh chỉ thích thi vào các trường qn đội, cơng an, mà không quan tâm tới các ngành khác.

Do áp lực thi cử ví mục tiêu đỗ vào các trường đại học nên các trường còn thiên về dạy chữ chưa quan tâm thỏa đáng tới dạy người thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 46 - 48)