2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
2.3.3. Thực trạng quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức
2.3.3. Thực trạng quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL HĐGDNGLL
Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL
Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Phối hợp GVCN với GVBM, các tiểu ban HĐGDNGLL 45 90 5 10
2 Phối hợp GVCN với ban QL
nội trú, thư viện 40 80 7 14 3 6
3 Phối hợp GVCN với CB Đoàn 44 88 6 12
4
Phối hợp CB Đoàn với GVBM, cán bộ các tiểu ban HĐGDNGLL
34 68 14 28 2 4
5 Phối hợp GVCN với tổ nuôi
dưỡng và ban y tế học đường 12 24 25 50 13 26 6 Phối hợp giữa Đảng bộ, BGH
với các lực lượng tham gia 46 92 4 8 7 Phối hợp GVCN với cha mẹ
học sinh 9 18 13 26 28 56
các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như: Đơn vị kết nghĩa, cơng an phường, chính quyền địa phương, thành Đồn thành phố Điện Biên Phủ...
Nhìn vào kết quả bảng 2.15 cho thấy việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện tốt hơn so với việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Việc phối hợp giữa GVCN với GVBM, các tiểu ban HĐGDNGLL, phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện, phối hợp GVCN với CB Đoàn, phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia được QL tốt hơn với tỉ lệ đánh giá tốt chiếm trên 80%. Có tới 92% ý kiến cho rằng đã QL tốt việc phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia, 90% ý kiến cho rằng đã QL tốt sự phối hợp giữa GVCN với GVBM và các tiểu ban HĐGDNGLL. Riêng sự phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện; Phối hợp GVCN với CB Đoàn được trên 80% ý kiến đánh giá là tốt. Đây là con số đáng mừng bởi vì các lực này có vai trị quan trọng trong việc tham gia tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường. Về sự phối hợp giữa GVCN với tổ nuôi dưỡng và ban y tế học đường, với cha mẹ học sinh thì các ý kiến đánh giá tốt lần lượt là 24% và 18%. Có trên 70% các ý kiến đánh giá cho rằng việc phối hợp này chỉ ở mức trung bình và khá. Điều này phản ánh đúng thực tế của nhà trường trong công tác phối hợp giữa GVCN với cha mẹ học sinh, chỉ những học sinh bị xử lý kỷ luật thì GVCN mới mời phụ huynh học sinh xuống để phối hợp giáo dục các em, nguyên nhân cũng do đặc thù của trường nội trú gia đình các em ở xa, phương tiện liên lạc khơng có, đây cũng là vấn đề khó khăn trong cơng tác phối kết hợp quản lý giáo dục học sinh dân tộc nội trú hiện nay. Trong khi chỉ có 56% ý kiến cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường là tốt, có tới 44% ý kiến cho rằng sự phối hợp này chỉ ở mức trung
bình và khá. Nhìn chung, nhà trường chưa quan tâm thỏa đáng tới việc thu hút các lực lượng ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức các HĐGDNGLL. Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.