Cơ sở hoạch định chính sách hợp tácvăn hóa của HànQuốc với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hợp tác văn hóa của hàn quốc với việt nam từ năm 1994 đến nay (Trang 29)

7. Bố cục luận văn

1.3. Cơ sở hoạch định chính sách hợp tácvăn hóa của HànQuốc với Việt Nam

1.3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ sau Chiến tranh lạnh

1.3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự thế giới hai cực vốn là hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông - Tây khốc liệt đã chấm dứt khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xơ sụp đổ, khiến cho cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, tương quan lực lượng thế giới nghiêng hẳn về phía có lợi cho CNTB, nhất là các nước tư bản phát triển hàng đầu. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đốn định trong đó có nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực trong khi các nền chính trị lớn khác như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… lại đấu tranh cho một thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ được kiềm chế, quyền lãnh đạo thế giới được chia sẻ. Mặt khác, do tính chất và nội dung trong giao lưu quốc tế thay đổi căn bản, với ưu tiên hàng đầu thuộc về kinh tế, nên phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng bị chi phối, trước hết và chủ yếu từ lợi ích kinh tế - chính trị của các quốc gia, đồng thời trở nên rất linh hoạt, vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng tồn tại hịa bình.

Cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục có bước tiến nhảy vọt, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Đây là một đặc điểm quan trọng của tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay. Cách mạng KHCN hiện đại làm bùng nổ những thành tựu trong các ngành mũi nhọn như điện tử-tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, cơng nghệ sinh học, tự động hóa… thúc đấy lực lượng sản xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời đưa đến sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những tiến bộ của cách mạng KHCN lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển do có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới các công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển trong đó có

Việt Nam, do những hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng tiếp cận những thành tựu KHCN tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao từ các nước phát triển.

Sau Chiến tranh lạnh xu thế phát triển kinh tế tri thức đang ngày càng lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Mức độ phát triển kinh tế tri thức trở thành tiêu chí – thước đo hàng đầu của trình độ phát triển của mỗi quốc gia hiện nay.

Một đặc điểm khác của thế giới trong kỷ nguyên cách mạng KHCN hiện đại là tồn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn tất cả các nước tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có tiêu cực.10 Tồn cầu hóa khơng chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế mà còn thúc đẩy mối liên hệ liên quốc gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường trên toàn cầu diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Tồn cầu hóa thúc đẩy hợp tác, phân công lao động quốc tế sâu rộng, kích thích tăng trưởng kinh tế. Các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế trở nên nhiều vẻ và rất phong phú về nội dung. Những lợi ích và bất lợi do tồn cầu hóa tạo ra không được chia sẽ đồng đều, làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trong từng quốc gia. Mặc dù vậy, là một xu thế lịch sử, tồn cầu hóa lơi cuốn tất cả các nước tham gia và mỗi nước cần xác định cho mình đường lối hội nhập tồn cầu hóa một cách thích hợp.

Sau Chiến tranh lạnh, mơi trường an ninh tồn cầu tiếp tục có những xáo trộn và bất ổn định lớn do Mỹ và đồng minh liên tiếp phát động hai cuộc chiến ở Afganistan và Iraq. Mặt khác, trên thế giới đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt dưới nhiều hình thức mới vì hịa bình, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy

10Nguyễn Văn Dương (2008), Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến nay, Luận văn thạc sĩ chuyên

ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Tồn bộ tình hình trên tác động trực tiếp và nhạy cảm đến đời sống quan hệ quốc tế hiện đại, nó địi hỏi các nước phải có cách tiếp cận phù hợp để bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, trước hết là bảo vệ nền độc lập, duy trì định hướng phát triển đã lựa chọn, hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

Độc lập dân tộc và bình đẳng hóa các mối quan hệ quốc tế đang tiếp tục là những vấn đề lớn và bức xúc nhất trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Các dân tộc nhỏ yếu, chậm phát triển không những phải gánh chịu những thua thiệt về nhiều mặt, mà cịn có nguy cơ bị đẩy ra bên lề cuộc sống hiện đại. Hố ngăn cách giữa “khu vực trung tâm” và “khu vực ngoại vi” của thế giới tư bản ngày càng sâu rộng thêm. Các thế lực đế quốc tiếp tục sử dụng chính sách xâm lược, chia để trị, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nhiều nước đang phát triển. Trong so sánh lực lượng thế giới, luôn hiện hữu, tiềm tàng nhiều thách thức mà cả Việt Nam và Hàn Quốc đều khơng đứng ngồi tình hình đó. Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp hoạt động giữa hai nước trong việc tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.

Tình hình quốc tế sau chiến tranh lạnh cịn nổi lên một đặc điểm là các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến sự phát triển của thế giới. Trong số hơn 200 quốc gia, một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Căn cứ vào sức mạnh tổng hợp, ảnh hưởng quốc tế, những quốc gia được cộng đồng quốc tế coi là nước lớn, bao gồm: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Italia, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, trong đó Mỹ có ưu thế nổi trội, tỏ rõ tham vọng “lãnh đạo thế giới”. Đa số nước lớn là những cường quốc hàng đầu về kinh tế, khoa học, công nghệ, sức mạnh quân sự. Có 5 nước lớn là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhóm G7 là những nước tư bản phát triển nhất. Quan hệ của Hàn Quốc cũng như của Việt Nam với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển quan hệ Hàn - Việt.

Hiện nay, nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách, đe dọa sự sống và sự phát triển bền vững của thế giới, đó là tình trạng ơ nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, những bệnh dịch hiểm nghèo, tội phạm quốc tế. Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả trong việc làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác thải, chữa trị các bệnh

lây nhiễm HIV/AIDS, SARS, dịch cúm gia cầm… Nhưng, tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề tồn cầu rõ ràng đang địi hỏi các nước, nhất là các nước phát triển cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả.

1.3.1.2. Bối cảnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trước hết có thể thấy, Châu Á –Thái Bình Dương (CA-TBD) đang trở thành khu vực có sự hợp tác đồng thời với cạnh tranh diễn ra sôi động, gay gắt với nhiều mức độ khác nhau: Từ hợp tác liên khu vực đến hợp tác theo khối nước và song phương. Sự hợp tác khu vực chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực chính trị, đi đơi với hợp tác trong các nhóm nước có chung lợi ích, là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn rất quyết liệt, thậm chí kiềm chế lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn. Trong đó, sự hợp tác đan xen với cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc còn ẩn chứa tiềm tàng một cuộc xung đột mới với những nguy cơ toàn cầu.

Xét trên nhiều góc độ, sự hợp tác khu vực lớn nhất thế giới hiện nay là Diễn

đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên chính thức của APEC. APEC đến nay có 21 nền kinh tế thành viên từ 4 châu lục. Dân số của các nước APEC trên 2,6 tỷ người (gần 50% dân số thế giới) đóng góp gần 50% thương mại thế giới và 60% GDP thế giới (hơn 223 nghìn tỷ USD )11. Hướng hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế, tuy

nhiên gần đây, vấn đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự. APEC được thành lập với tầm nhìn dài hạn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng cho khu vực và thắt chặt quan hệ trong cộng đồng CA-TBD. Các biện pháp được thực hiện là cắt giảm thuế và các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng các nền kinh tế hiệu quả. APEC đang phấn đấu tạo dựng một môi trường để lưu chuyển an tồn và hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và con người giữa các biên giới thơng qua phối hợp chính sách và hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Trong APEC, cả Hàn Quốc, Việt Nam cùng với Trung Quốc và các nước ASEAN đều là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt với nhau về thu hút đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ và các nước EU.

11Báo Thế giới và Việt Nam (2017), “Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC”, báo Thế giới và Việt

Cùng với quá trình hợp tác trong khuôn khổ APEC, sự hợp tác giữa các nhóm nước ở khu vực CA-TBD và châu Á ngày càng gia tăng, trong đó ASEAN có xu hướng đẩy mạnh liên kết sâu rộng và toàn diện hơn để tăng cường sức mạnh của Hiệp hội này như một cộng đồng. Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (ở Bali, 2003), các nguyên thủ ASEAN đã thơng qua Tun bố về sự hịa hợp ASEAN II nhằm thành lập cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính là hợp tác an ninh chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội vì mục đích hịa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. Trong mỗi lĩnh vực, ASEAN đã đưa ra các ý tưởng khá táo bạo, có tầm nhìn xa nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, phù hợp với bản sắc của ASEAN hướng tới một khu vực liên kết chặt chẽ hơn.

Ngoài việc tăng cường quá trình hợp tác, liên kết nội bộ, ASEAN cũng đang mở rộng liên kết ra bên ngồi theo các mơ hình khác nhau:

Một là, mở rộng quan hệ song phương: ASEAN hợp tác với từng nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), với Nga và Ấn Độ theo mơ hình ASEAN+1. Đáng chú ý là quan hệ ASEAN-Hàn Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ, có bước phát triển đột phá vào năm 2004 với việc hai bên ký “Tuyên bố chung

về Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện” trong đó nêu rõ mục đích là “để củng cố

quan hệ đối tác toàn diện và lập định hướng tương lai trong thế kỷ XXI”; đồng thời đề ra phương hướng và các biện pháp hợp tác cụ thể trong lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và phát triển. Tuyên bố chung này không chỉ cung cấp nền tảng pháp lý cho việc phát triển quan hệ ASEAN –Hàn Quốc trong thế kỷ XXI, mà còn đề ra một chương trình nghị sự hợp tác rộng lớn, biến quan hệ này thật sự trở thành quan hệ đối tác toàn diện. Tại Manila (Philipin), ASEAN (trừ Thái Lan) đã chính thức ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Hàn Quốc.

Hai là, hợp tác theo mơ hình ASEAN+3 bao gồm 10 nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong khi ở bên kia bờ Thái Bình Dương, khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm Mỹ, Canada, Mexico cũng đang gây được sự chú ý lớn đối với các nước trong khu vực…

Sự phát triển hợp tác ở khu vực CA-TBD và châu Á hiện nay cịn có sự đóng góp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được thành lập năm 2001với 6 thành viên chính thức gồm Trung Quốc, Nga, Cadắcxtan, Cưrơgưxtan, Tatgikixtan, Udơbê kixtan, 4 nước quan sát viên Mông Cổ, Pakixtan, Iran và Ấn Độ. SCO là tổ

chức an ninh và chính trị khu vực nhưng đang dần dần trở thành tổ chức kinh tế khu vực.12

Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực CA-TBD ngày càng thể hiện rõ tính năng động cao của các quá trình hội nhập khu vực. Đặc điểm này có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành một cấu trúc thế giới mới, công bằng hơn, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ song phương, trong đó có quan hệ Hàn-Việt.

* Xu hướng phát triển hợp tác văn hóa ở khu vực

Nổi bật trong bối cảnh này là sự phát triển, hợp tác văn hóa giữa mỗi nước Đơng Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với ASEAN và ngược lại. ASEAN ngay từ khi thành lập đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa trong ASEAN và ngồi khu vực. Cụ thể, ASEAN đang cố gắng xây dựng một cộng đồng văn hóa, xã hội, do đó càng cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, cần huy động các nguồn lực khác nhau, bao gồm các nguồn lực của giới kinh doanh và tổ chức quốc tế để cùng với Quỹ văn hóa ASEAN duy trì và làm phong phú thêm các hoạt động của hiệp hội này. Quan hệ văn hóa giữa ASEAN với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ… thực sự góp phần làm tăng thêm tính ổn định của khu vực, giúp cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế, đạt được hiệu quả cao hơn.

Trong bối cảnh giao lưu, hợp tác văn hóa nói trên, nhất là khi các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản đã có những bước đi mạnh mẽ trong vấn đề này thì Hàn Quốc càng khơng thể “chậm chân”, thậm chí đã tạo ra được một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử văn hóa hiện đại, đó là “Làn sóng Hàn Quốc” (cịn gọi là hiện tượng Hallyu) trong khu vực, ngay tại lãnh địa các “đối thủ văn hóa” lớn của Hàn Quốc (là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Thành cơng đó của Hàn Quốc trước hết bắt nguồn từ chính sách hợp tác, phát triển văn hóa của nước này, bao gồm chính sách phát triển văn hóa quốc gia và chính sách hợp tác, phát triển văn hóa đối với khu vực và thế giới.

1.3.2. Chiến lược khuyếch trương văn hóa của Hàn Quốc ở khu vực Châu Á

12Nguyễn Văn Dương (2008), Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến nay, Luận văn thạc sĩ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hợp tác văn hóa của hàn quốc với việt nam từ năm 1994 đến nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)