Chính sách hợp tácvăn hóa của HànQuốc thể hiện rất rõ mục đích và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hợp tác văn hóa của hàn quốc với việt nam từ năm 1994 đến nay (Trang 74 - 75)

7. Bố cục luận văn

3.1. Một số nhận xét về chính sách hợp tácvăn hóa của HànQuốc với Việt Nam

3.1.2. Chính sách hợp tácvăn hóa của HànQuốc thể hiện rất rõ mục đích và hiệu quả

hiệu quả kinh tế.

Thể hiện rõ thái độ thiện chí khơng có nghĩa là chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc bỏ qua mục đích và hiệu quả kinh tế, thậm chí đó chính là động lực để tư bản văn hóa Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Khơng khó để nhận ra điều này khi Hàn Quốc đầu tư những khoản tiền không nhỏ vào nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, trong đó có Việt Nam để quảng bá hình ảnh. Điều đó khiến cho mọi lĩnh vực có yếu tố Hàn Quốc đều có sức thu hút, để rồi khi Làn sóng Hàn Quốc đã suy yếu, thì hàng hóa Hàn Quốc vẫn có thị phần vững chắc và không ngừng phát triển ở Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam đã quen dùng “đồ Hàn”phổ biến đến mức giống như dùng “đồ Việt” vậy.

Ở Việt Nam, hiện tượng nhiều người trong giới trẻ “ăn mặc theo Style Hàn Quốc, dùng mỹ phẩm Hàn, đồ điện tử Hàn, mê xem phim Hàn, ăn đồ Hàn, nghe nhạc Hàn…” chính là biểu hiện của sự “sùng ngưỡng” Hàn Quốc. Đó vừa là mốt văn hóa mà giới trẻ “lây nhiễm” từ văn hóa Hàn Quốc, vừa là hiện thân của “thị

hiếu tiêu dùng” của người Việt,từ cái “ăn”, “mặc”, cái tiêu dùng vật chất đến cái “nghe”, “nhìn”, thụ hưởng những giá trị tinh thần. Rộng hơn giới trẻ là cả một khối cư dân đông đảo, gồm nhiều thành phần, từ người lao động chân tay đến công chức hành chính, tạo nên một thị trường mua sắm khổng lồ cho hàng hóa Hàn Quốc. Rộng hơn lĩnh vực văn hóa là mọi lĩnh vực mà Hàn Quốc có thể đầu tư vào Việt Nam nhờ những hình ảnh hấp dẫn mà chính sách hợp tác văn hóa của Chính phủ Hàn Quốc đã tạo dựng. Tóm lại, người Hàn Quốc đã đến Việt Nambằng những hình ảnh hấp dẫn mà chính sách hợp tác văn hóa tạo nên, nhưng đã mang về nước khối lợi ích kinh tế khổng lồ, đó là sự thật khơng ai có thể phủ nhận được.

Chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc thực chất thể hiện sự “bành trướng” của cơng nghiệp văn hóa và chiến lược “xuất khẩu văn hóa” của nước này. Tuy nhiên, nếu như Việt Nam đã từng phải chống lại sự “xâm lăng” của văn hóa Trung Hoa suốt hàng nghìn năm, đã từng phải đối phó trước sự bành trướng của văn hóa thực dân Pháp, Mỹ (ở Nam Việt Nam) suốt nhiều chục năm, thì giờ đây, trước sự tràn ngập của Làn sóng Hàn Quốc, rất ít người Việt Nam kết tội “xâm lăng” văn hóa cho người Hàn. Điều khác biệt chính là bởi, với cuộc “xâm nhập” này, người Hàn Quốc không đến Việt Nam bằng quân đội viễn chinh và súng đạn, không thực hiện một cuộc “cưỡng bức văn hóa”, mà là một quá trình “cảm hóa”, hợp tác văn hóa thân thiện,trên tinh thần bình đẳng. Chính sự xâm nhập văn hóa theo kiểu văn minh này cho thấy Hàn Quốc đang là một trong những thế lực mới của CNTB thế giới.

3.1.3. Chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc được thực hiện trên cơ sở triệt để khai thác các lợi thế và sự tương đồng văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hợp tác văn hóa của hàn quốc với việt nam từ năm 1994 đến nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)