7. Bố cục luận văn
3.3. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
Năm 2009, trong một diễn văn quan trọng, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khẳng định: “Văn hóa sẽ là nguồn vốn quyết định kinh tế trong thế kỷ XXI. Chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống mà trong đó, tất cả mọi người bất kể đang sống ở đâu và thuộc tầng lớp xã hội nào cũng có thể được trải nghiệm văn hóa trong đời sống hàng ngày”.68 Ông cũng cho rằng, một đất nước tiến bộ và phát triển khơng phải chỉ đơn thuần có thu nhập cao, mà là một đất nước có nền văn hóa phát triển ở cấp độ cao cân bằng với sự phát triển của kinh tế. Qua đó có thể thấy Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng phát triển văn hóa đất nước, đồng thời cịn có tham vọng đưa văn hóa Hàn Quốc ra tồn cầu, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa phát triển cao trên thế giới.
Nghiên cứu chính sách phát triển nền văn hóa đất nước nói chung và chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc (từ năm 1994 đến nay) nói riêng, có thể nhận thấy nhiều nội dung đáng được xem như những gợi ý cho chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam.
* Về chính sách phát triển nền văn hóa đất nước
Đó là chính sách phát triển một nền văn hóa hiện đại, vừa phát huy mọi giá trị truyền thống, vừa hướng đến một nền “cơng nghiệp văn hóa” giàu sáng tạo, có khả năng xuất khẩu các giá trị văn hóa như một “mũi nhọn” thực thụ, đem lại lợi nhuận kinh tế, phát huy tối đa vai trò của “sức mạnh mềm”. Đây là phương phápmà các nước tiên tiến (Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Bắc Âu…), đặc biệt là Hàn Quốc đã thực hiện.
68Nguyễn Văn Dương (2009), “Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục tử năm 1992 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 12 (106), 12-2009, tr 41-51.
Trong việc xây dựng chính sách phát triển nền văn hóa đất nước, bài học đối với Việt Nam đó là:
(1) Nhà nước phải ln giữ vai trị chủ đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đất nước. Điều này khơng chỉ thấy ở một nước XHCN là Trung Quốc, mà các nước TBCN như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng thực hiện nguyên tắc này. Tất nhiên, có một chút khác biệt là Mỹ khi chính quyền Liên bang khơng đề ra các chính sách văn hóa cho tồn đất nước, mà để các chính quyền tiểu bang tự hoạch định chính sách văn hóa trên cơ sở đặc điểm, điều kiện của mình.Điều đó chứng tỏ rằng, hiện thực phổ biến ở các nước vẫn là Nhà nước nắm vai trò xây dựng và chỉ đạo thực thi chính sách văn hóa, nhằm đảm bảo tính nhất qn của đường lối phát triển văn hóa đất nước.
(2) Chính sách phát triển văn hóa đất nước, thơng qua vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, hướng hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, tránh tình trạng phân
tán khơng hiệu quả. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Hàn Quốcvề các chính sách giao trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới, khuyến khích thành lập các cơng ty, tập đoàn lớn, các thiết chế trọng điểm trong hoạt động văn hóa.Việt Nam cần lựa chọn những lĩnh vực thế mạnh trong văn hóa, đầu tư tập trungđể làm nổi trội “quốc hồn”, "quốc túy” của văn hóa dân tộc, đủ sức cạnh tranh trước làn sóng xâm nhập ồ ạt của văn hóa nước ngồi. Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển, chế tác các sản phẩm văn hóa chất lượng cao, mang tầm quốc tế, tạo chỗ đứng vững chắc cả ở thị trường trong nước và nước ngồi.
Thứ hai, tăng cường chính sách bảo hộ và chính sách xã hội hóa hoạt động
văn hóa. Chính sách bảo hộ này hiểu theo nghĩa tích cực, bao gồm các điều khoản ưu đãi đặc biệt dành cho lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh việc lựa chọn các loại hình văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa trọng điểm để tập trung đầu tư, Việt Nam cần ban hành nhiều chế độ ưu tiên về thuế, giá cả như Hàn Quốc đã làm. Bảo hộ khơng có nghĩa là độc quyền, mà chỉ tạo điều kiện để các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đẩy mạnh giải quyết đầu ra, đưa hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, xây dựng chính sách để phát triển nền cơng nghiệp văn hóa Việt Nam. Sản phẩm văn hóa ngày nay cũng được xem như một loại hàng hóa, tất nhiên
là loại hàng hóa đặc biệt và cần có những chế tài riêng. Giống như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác, các sản phẩm văn hóa cũng cần tồn tại trên thị trường, có người bán, người mua, và đối với Việt Nam, cần có người điều tiết thị trường ấy.
Đối với thị trường văn hóa, băng đĩa nhạc, phim ảnh, xuất bản phẩm thường được sự quan tâm của các thành phần kinh tế. Chính sách của Hàn Quốc là nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn hóa. Nhà nước xây dựng chính sách nhưng thực thi phải đa dạng hóa, tạo điều kiện để tư bản tư nhân đóng góp vai trị, vừa để tận dụng nguồn tư bản, vừa nhằm phát huy sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, Nhà nước bảo hộ sản phẩm văn hóa trong nước thơng qua hình thức quota nhập khẩu phim và định mức chiếu phim trong nước đến các rạp và điều này đã có những tác dụng tích cực. Nhà nước khuyến khích sản xuất những sản phẩm mang nội dung văn hóa dân tộc, định hướng xuất khẩu văn hóa để quảng bá hình ảnh đất nước và tăng nguồn thu, coi đó cũng như một ưu tiên trong việc hoạch định chính sách văn hóa. Đưa cơng nghiệp văn hóa vào mục tiêu chiến lược của việc xây dựng nền văn hóa, coi đó là một bộ phận của "sức mạnh mềm" của quốc gia.
Trên thực tế, nước ta chưa có cơng nghiệp văn hóa. Thị trường văn hóa phẩm hình thành trong những năm qua cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Vì vậy, để hình thành một nền cơng nghiệp văn hóa mạnh, cần xây dựng một đề án mang tính tồn diện, đồng bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, trong đó phải xác định được quan điểm, mục tiêu, bước đi, sản phẩm rõ ràng với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, nhất là trong giai đoạn đầu.
Thứ tư, nghiên cứu thử nghiệm việc thành lập và hoạt động của các quỹ văn
hóa mang tính độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận ở Việt Nam. Những cơ sở và điều kiện ở nước ta hiện nay đều đã chín muồi để xúc tiến thành lập các quỹ văn hóa. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng để đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đặc biệt là Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22-12-1999 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa là xu hướng chung và phổ biến của thế giới ngày nay. Ở nhiều quốc gia, nhà nước đều khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân, khu vực doanh nghiệp tư nhân, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện tham gia đóng góp, xây dựng và phát triển văn hóa. Quỹ Văn hóa mang tính độc lập, phi chính phủ, phi
lợi nhuận sẽ là những động lực thúc đẩy các hoạt động văn hóa ở Việt Nam phát triển.69
* Về chính sách hợp tác và “xuất khẩu văn hóa”Việt Nam ra nước ngồi Trong chính sách hợp tác và xuất khẩu văn hóa ra nước ngồi, vai trị của
Nhà nước vẫn là vai trị định hướng, chủ đầu tư chính, trọng tài, người tác thành và kết nối cho các quan hệ văn hóa.Đồng thời với việc xây dựng một nền cơng nghiệp
văn hóatừ trong nước với mục đích chun nghiệp hóa việc tạo ra các sản phẩm văn
hóa chất lượng cao và tạo nguồn lợi ích bình đẳng như các lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc hoạch định và thực hiện chính sách hợp tác với nước ngồi một cách linh hoạt với từng đối tác cụ thể, đồng thời tiến hành xuất khẩu văn hóa. Một số bước đi cụ thể của vấn đề này, theo chúng tơi là:
(1) Về mơ hình quản lý, có thể tham khảo Hàn Quốc trong việc thiết lập cơ quan chuyên trách về cơng nghiệp văn hóa và xuất khẩu văn hóa. Cụ thể, ở Hàn Quốc, Bộ Văn hóa và Du lịch có Cục Cơng nghiệp văn hóa là cơ quan chuyên
hoạch định các chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành cơng nghiệp văn hóa Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Cục hỗ trợ ngành cơng nghiệp văn hóa xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ doanh nghiệp văn hóa thâm nhập vào thị trường quốc tế; phát triển các giá trị cho các sản phẩm văn hóa và thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên mơn cho ngành cơng nghiệp văn hóa. Cục Cơng nghiệp văn hóa Hàn Quốc có các phịng chức năng theo từng lĩnh vực mà Bộ quản lý như: Bản quyền tác giả; điện ảnh, phim hoạt hình và video; cơng nghiệp trị chơi và công nghệ âm nhạc; công nghệ văn hóa và đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số, Cục này cũng có một đơn vị chuyên chăm lo phát triển nội dung cho các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, phát triển nhân vật trị chơi, hoạt hình và truyện tranh. Đây là mơ hình mà Việt Nam cần phải tham khảo trong việc xây dựng bộ máy quản lý cơng nghiệp văn hóa và hỗ trợ xuất khẩu văn hóa ra nước ngồi.
69Phan Hồng Giang, Bùi Hồi Sơn (2011), “Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tuyengiao.vn (truy cập ngày 14.7.2017)
(2) Thành lập Ủy ban Quốc gia về truyền bá văn hóa Việt Nam ra ngồi nước. Hoạt động của ủy ban này trước mắt sẽ có tác dụng thu hút khách du lịch nước ngoài, cạnh tranh với các nước trong khu vực. Về lâu dài, đây sẽ là bước đi giúp Việt Nam phát huy tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, như cách mà Hàn Quốc đã thực hiện thành cơng.70
Để thực hiện chính sách hợp tác văn hóa với nước ngồi, tiến tới xuất khẩu văn hóa, đã đến lúc Việt Nam chấm dứt việc chỉ trông chờ vào các nguồn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài, mà cần chủ động tạo nguồn và quyết tâm đầu tư kinh phí cho cơng tác này. Bài học của Hàn Quốclà bắt đầu từ thay đổi tư duy, khái niệm, chuyển từ tài trợ cho văn hóa sang chủ động, tích cực đầu tư hiệu quả cho văn hóa. Việc chi
tiền cho các hoạt động văn hóa, đặc biệt là hoạt động văn hóa ở nước ngồi, là sự đầu tư thông minh, đem lại hiệu quả nhiều mặt và sự phát triển bền vững cho đất nước, hạn chế cao nhất sự tha hóa văn hóa vốn là của mặt trái kinh tế thị trường.71
Trên cơ sở thành lập Ủy ban Quốc gia về truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và những quyết sách về đầu tư kinh phí, chính sách hợp tác văn hóa với nước ngồi, tiến tới xuất khẩu văn hóa, Việt Nam cần chú trọng đến những nội dung sau:
Thứ nhất, tập trung xây dựng hình ảnh Việt Nam và cách thức tuyên truyền,
quảng bá văn hóa Việt Nam với các đối tác nước ngồi. Trước Đổi mới (1986), hình ảnh Việt Nam đó là một đất nước anh hùng, từng đánh bại nhiều đế quốc lớn (Trung Quốc, Mơng Cổ, Pháp, Mỹ…), có nền văn hóa độc đáo, thiên nhiên tươi đẹp, nhưng nghèo và lạc hậu. Đó là chưa kể những đánh giá tiêu cực về Việt Nam như chế độ toàn trị, thiếu dân chủ, tệ tham nhũngvà nạn hành chính quan liêu, vấn đề nhân quyền… Bởi vậy, cải thiện hình ảnh đất nước thơng qua văn hóa, với bài học mà những gì Hàn Quốcđã áp dụng tại Việt Nam là một gợi ý thiết thực cho Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức cải thiện hình ảnh cho Việt Nam và lựa chọn các nội dung hợp tác cho phù hợp với đối tác cũng là một vấn đề cần lưu ý. Khi thực hiện điều này, Hàn Quốc vừa nhận diện được thị hiếu chung của các thị trường văn hóa Đơng Á,
70Vương Tâm (2012), “Văn hóa Hàn xâm nhập vào giới trẻ Việt như thế nào?”, petrotimes.vn (truy cập ngày 16/02/2017)
71LêThanh Bình (2015), “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nước ta”,Tạp chí VHNT,số 342.
nhưng cũng đồng thời phân biệt rất rõ “gu” văn hóa của mỗi đối tác để có chính sách phù hợp.Khó khăn của Việt Nam hiện tại đó là thiếu mộtchính sách quảng bá hình ảnh đất nước mang tầm chiến lược, với một đội ngũ những người hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và sự đầu tư tài chínhthích đáng cho vấn đề này.
Cùng với tuyên truyền, quảng bá văn hóa ở nước ngoài, Việt Nam cần tự thay đổi hình ảnh của chính mình bằng các cải cách trong nước, để xã hội được dân chủ hóa, nhân quyền được tơn trọng, luật pháp được nghiêm minh;các tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lợi ích nhóm, hành chính phiền nhiễu…bị triệt bỏ. Với một mơi trường “sạch” như vậy, văn hóa mới có điều kiện phát triển, và việc cải thiện hình ảnh Việt Nam ở nước ngồi mới có cơ sở để thực hiện.
Thứ hai, đồng thời với sự quảng bá hình ảnh Việt Nam là sự kinh doanh văn
hóa. Giới đầu tư Hàn Quốc đã đến Việt Nam ngay sau sự trình chiếu các phim truyền hình về xứ Hàn. Hàng loạt các nhà hàng, các công ty thời trang, mỹ phẩm và các thẩm mỹ viện theo phong cách Hàn Quốc, các công ty tư vấn du học Hàn Quốc mở ra khuyến khích thanh niên Việt Nam sang Hàn Quốc du học. Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Hàn Quốc cịn đẩy cao mức độ cuồng nhiệt của giới trẻ Việt khi đưa K-pop vào Việt Nam thơng qua con đường giao lưu, hợp tác văn hóa. Thực tiễn cho thấy, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các nhà xây dựng chính sách của Hàn Quốc đã nghiên cứu rất kỹ đối tượng mà họ muốn hướng tới. Họ đã có chiến lược xuất
khẩu văn hóa Hàn vào Việt Nam một cách khơn ngoan và chính xác.72 Việt Nam có
thể khơng học được tồn bộ “bài học Hàn Quốc”, song chí ít cũng học được ở họ những “chiêu” kinh doanh với những sản phẩm văn hóa truyền thống mà ta có thể mạnh và đã được thế giới biết đến.
Thứ ba, dựa vào “công nghiệp văn hóa” để tạo ra các sản phẩm “xuất khẩu”
với tinh thần chung là đề cao các giá trị bản sắc dân tộc, tạo sự độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm văn hóa, kết hợp “hiện đại hóa” sản phẩm văn hóa nhằm gây dựng hình ảnh một Việt Nam tươi trẻ, năng động, thu hút sự chú ý của giới đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, lựa chọn một số lĩnh vực để ưu tiên đầu tư, làm mũi nhọn trong xuất
khẩu văn hóa, như: Điện ảnh (để xây dựng hình ảnh đẹp nhất về đất nước, con người Việt Nam), phim truyền hình (để nhanh chóng chiếm lĩnh công chúng), ẩm
72Oanh Phan (2014), Hàn Lưu và văn hóa Việt Nam (phần 1), Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốchttp://cks.inas.gov.vn(truy cập ngày 5/12/2017)
thực (để giới thiệu tinh hoa dân tộc, tận dụng khoái cảm thụ hưởng của đối tác), hàng tiêu dùng, hàng mỹ nghệ (may mặc, giầy dép, đồ gỗ, đồ chạm trổ vàng - bạc, đồ khảm trai, đồ thêu…, nhằm phát huy sự tài hoa của người Việt…).
Thứ năm, một trong những thành công trong cơng nghiệp văn hóa Hàn Quốc
là điện ảnh. Trước đây, nhằm bảo vệ nền điện ảnh dân tộc, Chính phủ Hàn Quốc đã quy định: Mỗi năm, 146 ngày, các rạp chiếu phim trên toàn quốc phải chiếu phim do Hàn Quốc sản xuất. Luật pháp Hàn Quốc quy định phim thương mại không được sản xuất dưới 3 triệu USD để người tiêu dùng được thưởng thức các hàng hóa giải trí có chất lượng cao. Vì thế, giá thành tối thiểu của một phim Hàn Quốc là 9 triệu USD, trong đó 3 triệu USD để sản xuất phim và 6 triệu USD dành cho quảng cáo.