Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 53 - 64)

- Lao động cần việc làm

1.2.3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm

năm 2000 đến năm 2005

1.2.3.1. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, phát triển đô thị của tỉnh làm cơ sở lựa chọn địa bàn trọng điểm để xây dựng các khu công nghiệp

Xây dựng quy hoạch các KCN là một giải pháp quan trọng để phát triển các KCN theo đúng định hướng nhằm khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư. Quy hoạch là cơ sở để tổ chức triển khai, giám sát xây dựng các KCN bảo đảm mục tiêu yêu cầu đã đề ra.

Xây dựng mới quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch các KCN phải được tiến hành thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, tỉnh Bắc Ninh phải xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể KT – XH, quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển công nghiệp, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã, thành phố. Bởi vậy, các địa phương phải quy hoạch mới các KCN và điều chỉnh quy hoạch cũ cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh và của cả nước.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo quy hoạch các KCN theo mơ hình: Mơ hình KCN đồng ngành, trong đó tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc cùng một ngành từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng vào một KCN để giảm chi phí sản xuất, trao đổi thơng tin, phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của toàn ngành.

Mơ hình KCNC: Đây là mơ hình kinh tế - kỹ thuật đa chức năng nhằm nghiên cứu – phát triển, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm cơng nghệ cao, từng bước hình thành cơng nghệ mũi nhọn để tạo động lực phát triển, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Mơ hình khu liên hợp cơng nghiệp – dân cư – thương mại - dịch vụ: Mơ hình này có vai trị to lớn, liên kết q trình CNH,HĐH và đơ thị hố. Mơ hình này sẽ khắc phục được những hạn chế của KCN thông thường. Bảo đảm xây dựng KCN theo mơ hình phát triển bền vững, giải quyết đồng bộ các yếu tố KT – XH – môi trường trong quá trình phát triển.

Quy hoạch các KCN phải trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương và phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn của tỉnh và cả nước, phát huy lợi thế của từng vùng và từng địa phương. Kết hợp chặt chẽ phát triển các KCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và q trình đơ thị hố. Đẩy mạnh cơng nghiệp hố nơng nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN ngay từ khâu xem xét, thành lập để thống nhất quy hoạch.

Quy hoạch các KCN phải mang tính chất liên hoàn, toàn diện, quy hoạch trong và ngoài hàng rào KCN và cả vùng dân cư, đô thị. Quy hoạch phát triển các cơng trình phục vụ cho phát triển KT – XH. Mục tiêu xây dựng các KCN phải vừa hướng tới phát triển kinh tế vừa góp phần tăng cường xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh trong sạch, vững mạnh, bảo đảm toàn bộ hoạt động của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.

Quy hoạch các KCN nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ cơng nghệ của các dự án đầu tư. Mục tiêu quy hoạch các KCN hướng ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chú trọng các ngành công nghiệp

kỹ thuật cao, cơng nghiệp chế tạo máy, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp điện tử… Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH theo định hướng xây dựng tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh kinh tế công nghiệp vào năm 2015. Quy hoạch tổng thể cho các ngành của tỉnh sẽ phải được xây dựng theo định hướng này. Quy hoạch thị xã Bắc Ninh trở thành đô thị loại 3, vừa là trung tâm tỉnh lỵ vừa là thành phố vệ tinh của Hà Nội.

Như vậy, ngay từ đầu Bắc Ninh đã xác định rõ: Để thực hiện CNH, HĐH thì việc phát triển các KCN được coi là giải pháp hàng đầu, là động lực đầu tầu. Phát triển các KCN theo hình thức đa dạng, trong mối liên hệ hữu cơ KCN tập trung - cụm công nghiệp - làng nghề; gắn với phát triển đô thị mà trung tâm là thị xã Bắc Ninh với 02 chức năng là trọng tâm của tỉnh lỵ và thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội; đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng một cách tồn diện trên cả 3 loại hình giao thơng vận tải, đơ thị và nông thôn. Với định hướng đó, Tỉnh uỷ đã có các Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo về xây dựng, phát triển KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Xây dựng KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành lực lượng CN mạnh, đủ sức cạnh tranh với hiệu quả cao. Kết hợp và gắn phát triển các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với quy hoạch, xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở các Khu dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, thực sự là một quần thể KT - XH tiên tiến, mang bản sắc quê hương Bắc Ninh và quy hoạch tổng thể các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Xây dựng KCN đi đôi với quy hoạch, xây dựng từng bước hạ tầng ngoài hàng rào; Đối với cụm công nghiệp phát triển theo hướng vừa và nhỏ, cụm công nghiệp của mặt hàng hoặc cụm công nghiệp của một thị trấn có nhiều nghề; Thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức "cuốn chiếu”.

Xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp. Phải gắn với tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2010 trên cơ sở phát triển thành lực

lượng công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Phát triển KCN, cụm công nghiệp phải đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ quy hoạch và chỉnh trang nông thôn.

Kết hợp xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề với các cơng trình kết cấu hạ tầng (giao thơng, điện, nước) và các Trung tâm đơ thị để phát triển tồn diện, cân đối thành quần thể KT - XH tiên tiến, bản sắc quê hương Bắc Ninh.

Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề phải gắn liền với quy hoạch không gian chung của làng, xã đảm bảo hội tụ đủ các yếu tố sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân, gắn với xây dựng làng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc quê hương và giá trị nghề truyền thống.

1.2.3.2. Chỉ đạo cải tạo, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thành lập các công ty trong nước và cơng ty liên doanh với nước ngồi như: Tổng cơng ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà, Công ty cổ phần cơng nghệ viễn thơng Sài Gịn, Công ty TNHH Khai Sơn, Công ty cổ phần đầu tư Trung Quý Bắc Ninh, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và KCN (IDICO), Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh (DABACO), Công ty Nam Hồng (Việt Nam), Tập đồn Hanaka, Cơng ty TNHH phát triển nhà đất Shun – Far, Tập đồn Hồng Hải (Foxconn – Đài Loan). Các cơng ty này thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN.

Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) làm chủ đầu tư xây dựng KCN Tiên Sơn với số vốn đầu tư hạ tầng là 837,5 tỷ đồng và KCN đô thị Yên Phong với số vốn đầu tư hạ tầng là 1.200 tỷ đồng. Tổng công ty

phát triển đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư xây dựng KCN Quế Võ với số vốn đầu tư hạ tầng là 1.121 tỷ đồng.

Để phát triển các KCN, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông, ưu tiên những tuyến đường phục vụ cho KCN. Triển khai xây dựng quốc lộ 1 mới hình thành xây mới 4 làn xe và giải phóng mặt bằng đủ 6 làn xe, xây mới các cầu vượt. Quốc lộ 18 từ Bắc Ninh đi Phả Lại: nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp 3, nâng cấp đoạn từ trung tâm thị xã Bắc Ninh – Quốc lộ 1 theo tiêu chuẩn đường đô thị cấp 1, đoạn Nội Bài - Bắc Ninh mở mới theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Quốc lộ 38, Quốc lộ 1 cũ: nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp 3…

Do các KCN tỉnh Bắc Ninh đều có quy hoạch lại nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch chuỗi KCN đô thị dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch quốc gia như tuyến Quốc lộ 1 mới và cũ, tuyến Quốc lộ 18, tuyến đường Quốc lộ 38 và các hệ thống đường tỉnh lộ; trong quy hoạch đã đảm bảo được sự gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN. Đây cũng là thành công bước đầu của Bắc Ninh về sự gắn kết này. Các tuyến đường gom Quốc lộ 18 qua KCN Quế Võ, đường Quốc lộ 1 mới qua KCN Tiên Sơn, đường tỉnh lộ 295 và đường Đại Đồng - Cống Bịu qua KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Thành lập ICD ở KCN Quế Võ; mở nút giao liên thông tại KCN Tiên Sơn, chuẩn bị đầu tư trạm công an, trạm xá trong KCN. Các tuyến đường dự kiến mở chạy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 10 mới nối với Quốc lộ 3 và nâng cấp các tuyến đường liên huyện như Tỉnh lộ 291 nối từ Quốc lộ 1 mới qua KCN Đại Kim, Quế Võ mở rộng qua cầu Trì về điểm cuối tại Thị trấn Gia Bình; Tuyến đường 295 mới từ thị trấn Chờ đi qua KCN Tiên Sơn, Đại Đồng Hoàn Sơn, VSIP nối với Quốc lộ 38…

Khu dân cư dịch vụ đô thị Kinh Bắc, khu chung cư dịch vụ KCN Tiên Sơn, một loạt khu nhà ở biệt thự và chung cư ra đời xung quanh Từ Sơn, Bắc Ninh. Việc quy hoạch các khu dân cư dịch vụ KCN, đô thị gắn liền với KCN đã đảm bảo sự gắn kết các hạ tầng trong và ngoài KCN đảm bảo cho sự phát triển bền vững của KCN.

Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hệ thống đường liên hoàn, liên tuyến từ cơ sở đến quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi để nối liền Bắc Ninh với các tỉnh, thành trong cả nước. Các KCN trên địa bàn cơ bản được quy hoạch và xây dựng dọc theo các tuyến giao thơng chính như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1 mới, đường tỉnh lộ 295, quốc lộ 18 Nội Bài - Hạ Long, quốc lộ 282, quốc lộ 38. Hệ thống cảng sông được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ các nhà máy xí nghiệp trong các KCN có nhu cầu bốc xếp đường thuỷ. Ngồi ra, để phục vụ nhu cầu của cơng nhân làm việc trong các KCN, Sở Giao thông lập kế hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Các tuyến xe buýt đã được triển khai bao gồm: TP.Bắc Ninh - Phả Lại, TP.Bắc Ninh – Long Biên, TP.Bắc Ninh - Hải Dương, TP.Bắc Ninh - Thuận Thành, TP.Bắc Ninh – Lương Tài.

Nguồn nước mặt cũng như nước ngầm của tỉnh Bắc Ninh khá dồi dào đủ khả năng cung cấp cho các KCN hoạt động và vùng dân cư đang sinh sống, tuy nhiên nguồn nước này cũng đang ô nhiễm nặng nề do các làng nghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể thải ra. Hiện các KCN đã được phê duyệt trong quy hoạch các trạm xử lý nước sạch, ngoài việc cung cấp cho các KCN còn cung cấp cho các khu đô thị và vùng dân cư lân cận.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả cung cấp điện cho các KCN Bắc Ninh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo xây dựng các trạm điện 110/22KV- 80MVA, trạm điện 110/22KW-60MVA, trạm cấp nước sạch 6.500 m3/ngày đêm, trung tâm điều hành, hệ thống đường trung tâm (đường quảng trường đô

thị), đường nhánh phân khu chức năng, hệ thống thoát nước mặt, nước thải. Các dịch vụ khác để phục vụ cho KCN cũng đã hình thành và hoạt động như: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thơng, dịch vụ hải quan và vận tải container. UBND tỉnh đã quy hoạch ICD 30 ha, khu đô thị dân cư, dịch vụ Kinh Bắc 120 ha. Ngoài các hệ thống điện hiện có, UBND tỉnh đang trình Thủ tướng và các bộ ngành phê duyệt dự án nhà máy nhiệt điện tại Quế Võ, nhằm ổn định mức tiêu hao điện trong những năm tới.

1.2.3.3. Chỉ đạo bố trí cơ cấu đầu tư

Công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh với các nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, giá thuê đất, phí hạ tầng theo từng địa bàn một cách hợp lý, mức thuế theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh thường xuyên chỉ đạo công tác vận động, xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức hợp lý. Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, khen thưởng những nhà sản xuất kinh doanh có hiệu quả KT – XH cao.

Tỉnh đã nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, có cơ chế quản lý nhà nước minh bạch, ổn định tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư. Tỉnh chỉ đạo xây dựng quy trình khảo sát, thẩm định dự án hợp lý, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, Bắc Ninh đã chủ động quan hệ hợp tác hữu nghị với một số địa phương thuộc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nhiều đồn cơng tác đi vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan…

Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có cơng nghệ cao, cơng nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm cho người lao động; phát triển công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Các ngành khuyến khích đầu tư: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Khuyến khích thu hút vào ngành cơng nghiệp hỗ trợ, ngành du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo, dịch vụ giải trí, các dự án đầu tư cơng nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, giống vật ni có năng suất, chất lượng cao, dự án đầu tư công nghệ chế biến thực phẩm…

Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia. Việc thu hút các tập đồn đa quốc gia được khuyến khích cả hai hướng: Một là thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu. Hai là tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Nhằm tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn đa quốc gia, mở rộng thị trường xuất khẩu.

1.2.3.4. Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực cho KCN

Từ sau khi giành được độc lập, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)