Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 64 - 70)

- Lao động cần việc làm

2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm

TRONG NHỮNG NĂM 2005 - 2010

2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010 phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010

Bắc Ninh sau 8 năm xây dựng và phát triển đã đạt được những kết quả quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Bước sang giai đoạn 2005 - 2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (12/2005), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đưa ra phương hướng, mục tiêu tổng quát đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015: “Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”[53,tr.40].

* Mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010:

- Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 15 - 16%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20% (riêng công nghiệp tăng trên 20%); dịch vụ tăng 17 - 18%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4 - 5%. Đến năm 2010 tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 14%GDP, công nghiệp và xây dựng 55%, dịch vụ 31%.[53, tr.40]

* Nhiệm vụ và một số giải pháp:

- Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ các khu, cụm công nghiệp cùng với việc quy hoạch các đô thị - dân cư - dịch vụ, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh

thuận lợi thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vào đầu tư.[53, tr.43]

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển KT – XH, nhất là quy hoạch đất đai, làng nghề…Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình, dự án tạo vốn thu từ quyền sử dụng đất….[53, tr.47]

- Huy động các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư theo hướng “một cửa, tại chỗ", thủ tục đơn giản, nhanh gọn.[53, tr.48].

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.[53, tr.49]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm vụ phát triển các KCN, cụm công nghiệp trong thời gian tới là: Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ các khu, cụm công nghiệp cùng với việc quy hoạch các đô thị - dân cư - dịch vụ và gắn liền với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút lựa chọn các doanh nghiệp trong nước, nước ngồi có cơng nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh mơi trường, có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp mang lại nguồn thu ngân sách cao và giải quyết nhiều việc làm. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo bước phát triển vượt bậc góp phần quan trọng để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.[54, tr.2]

Mục tiêu đến năm 2010 xây dựng và phát triển 8 KCN tập trung với tổng diện tích 3.154 ha (quy hoạch mới 1.600 ha). Tiếp tục thực hiện quy hoạch, xây dựng các KCN tập trung: Nghĩa Đạo 200 ha, Quế Võ II 500 ha, Nam Sơn

- Hạp Lĩnh 200 ha, Yên Phong II 300 ha, Đại Đồng – Hoàn Sơn (giai đoạn II) 300 ha và KCN Tiên Sơn mở rộng (giai đoạn III) 100 ha; thực hiện quy hoạch, xây dựng 54 KCN vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề với tổng diện tích 1.698 ha (trong đó phát triển thêm 29 khu, cụm cơng nghiệp với diện tích quy hoạch: 1.044 ha); Phấn đấu đến năm 2010, lấp đầy 80% diện tích quy hoạch các KCN tập trung, KCN vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề. [54, tr.2-3]

Đầu tư xây dựng hạ tầng theo phương thức cuốn chiếu kết hợp với phương thức xây dựng trước hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng tập trung, không đầu tư xây dựng khu liền kề, đảm bảo quản lý thống nhất, hiệu quả cao.[54, tr.3]

Rà sốt lại quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp đã được quy hoạch và đang xây dựng, kịp thời điều chỉnh bổ sung đảm bảo quy mô hợp lý. Phát huy nghề truyền thống, đồng thời quy hoạch, mở rộng ngành nghề mới.[54, tr.3]

Rà sốt, đánh giá việc thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đã ban hành, trên cơ sở đó nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng các chính sách mới phù hợp, kịp thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch và khả thi đối với các nhà đầu tư.

Tích cực tranh thủ vốn hỗ trợ từ TW, hàng năm ngân sách tỉnh dành một phần thoả đáng nhằm đầu tư phát triển các KCN, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị nhằm tạo ra bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy cơng nghiệp phát triển vượt bậc và thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. [54, tr.3-4]

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chủ trương phát triển nhanh các KCN, cụm công nghiệp, xây dựng KCN ở nhiều địa phương. Xây dựng KCN được xác định là

nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh, tập trung nỗ lực của toàn tỉnh, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, xây dựng mơi trường đầu tư thơng thống, thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN. Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại để phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế và nguồn nhân lực của tỉnh. Nền kinh tế phải phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quốc tế. Phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hố lịch sử.

Khai thác và phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh CNH,HĐH nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho KT - XH phát triển. Không ngừng đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công

nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để định hướng phát triển, Bắc Ninh đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020. Giải pháp chính về cơng nghiệp: phát triển 10 KCN tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1107 với các ngành then chốt, phát triển các cụm công nghiệp, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH theo định hướng xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Quy hoạch thị xã Bắc Ninh trở thành đô thị loại 3, vừa là trung tâm tỉnh lỵ vừa là thành phố vệ tinh của Hà Nội. Với định hướng đó, Tỉnh uỷ đã có các Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo về xây dựng, phát triển KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Quy hoạch tổng thể các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng KCN đi đôi với quy hoạch, xây dựng từng bước hạ tầng ngoài hàng rào. Đối với cụm công nghiệp phát triển theo hướng vừa và nhỏ, cụm công nghiệp của mặt hàng hoặc cụm công nghiệp của một thị trấn có nhiều nghề. Phát triển kinh tế theo hướng kinh tế công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Xây dựng các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề coi đó là giải pháp, là động lực phát triển công nghiệp và thúc đẩy CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn. Kết hợp xây dựng các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề với các cơng trình kết cấu hạ tầng và các trung tâm đơ thị để phát triển toàn diện, cân đối thành quần thể KT - XH tiên tiến, bản sắc quê hương Bắc Ninh. Huy động các thành phần kinh tế, trong đó nhấn mạnh phát huy nội lực từ các làng nghề và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

Các quan điểm đó đã thừa kế kinh nghiệm và xu hướng phát triển chung và phát triển các KCN ở các tỉnh đi trước (Đồng Nai, Bình Dương,

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc…); đồng thời, nhìn thấy những nhược điểm chỉ tập trung vào xây dựng KCN mà không chú ý đến các vấn đề khác như: môi trường, nhà ở, dịch vụ, tổ chức đời sống xã hội và đặc biệt là đời sống người lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Các quan điểm đó là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về CNH,HĐH vào hoàn cảnh cụ thể của Bắc Ninh. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống để thực hiện đột phá khâu CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn (mở rộng quy mô ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đưa công nghệ mới, cải tạo môi trường, xây dựng nông thôn mới).

Đối với các doanh nghiệp đã có cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đứng vững, và mở rộng thị phần cạnh tranh, nhất là sau năm 2006 khi Việt Nam thực hiện CEPT và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận cơng nghệ tiên tiến, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.

Phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể KT - XH của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH,HĐH nông thôn. Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số KCN có quy mơ hợp lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị

trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các cơng trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các KCN, khai thác tốt các nguồn lực ngoài tỉnh và thị trường ngoại tỉnh. Phân bố các KCN hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng. Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hoà, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)