- Lao động cần việc làm
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế trong lãnh đạo phát triển khu công nghiệp ở Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2010
Trước hết hạn chế về lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng quy hoạch, quản lý các KCN, thiếu định hướng quy hoạch ngành mũi nhọn, dự án gọi vốn đầu tư tầm chiến lược của tỉnh chưa được quan tâm nghiên cứu quy hoạch để có quyết sách tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư những dự án có tác động mạnh đến sự phát triển vùng. Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở một vài KCN còn chậm.
Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Do đặc điểm Bắc Ninh quy hoạch KCN trên đất nông nghiệp trồng lúa nước đã giao cho nông dân sử dụng canh tác lâu dài. Do đó q trình thực hiện bồi thường thu hồi đất diễn ra tương đối khó khăn phức tạp, có nhiều vấn đề phát sinh phức tạp trong cơng tác giải phóng mặt bằng, địi hỏi các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên, kiên quyết; giải quyết thoả đáng, điều hoà, cân bằng các mối quan hệ về lợi ích của các đối tượng liên quan. Do vậy, tiến độ về giải phóng mặt bằng nhiều khi khơng kịp nhu cầu thuê đất của các dự án đầu tư. Quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách đền bù giải toả còn để giá chuyển nhượng đất đai tăng đột biến ở một vài địa bàn. Việc đầu tư xây dựng KCN và khu dân cư ở một số nơi không đồng bộ. Việc phát triển KCN cũng thu hút nhiều thành phần kinh tế đến làm dịch vụ, thương mại. Điều này tất yếu làm tăng giá đất ở khu dân cư có KCN liền kề. Giá chuyển nhượng đất đai tăng đột biến ở nhiều địa bàn, dẫn đến sự chênh lệch giữa giá đất đền bù theo quy định của nhà nước với giá chuyển nhượng ngầm trên thị trường tự do, làm chậm tiến độ đền bù giải toả, ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động của một số dự án, đôi khi làm giảm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, cịn phó thác cho BQL các KCN Bắc Ninh và Công ty đầu tư hạ
tầng KCN. Mặt khác, đối với các Công ty đầu tư hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự thoả đáng, tổ chức thụ động, khơng có tính chun nghiệp, kém hiệu quả. Các dự án đầu tư vào KCN có nhiều dự án quy mơ nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp rất khó khăn phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN đầu tư phát triển chậm, chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơng trình phụ trợ phục vụ các KCN chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh của các KCN. Các công trình giao thơng bên ngồi KCN liên tục bị q tải. Các lĩnh vực khác như cấp điện, cấp nước, thốt nước, bưu chính viễn thơng, nhà ở cho cơng nhân, các dịch vụ hải quan, thuế, ngân hàng…tuy được đầu tư nhưng thường đi sau sự phát triển của các KCN.
Các KCN hiện nay việc đầu tư trạm xử lý nước thải rất chậm. Nguyên nhân là đầu tư trạm xử lý nước thải rất tốn kém, thường là khi KCN lấp đầy 70% diện tích quy hoạch chủ đầu tư mới chịu đầu tư. Việc xử lý chất thải rắn hiện cũng chưa có quy hoạch xử lý chung. Các cơng trình dành riêng cho cơng tác phịng cháy chữa cháy chưa được quan tâm đầu tư xây dựng trong từng KCN. Trong từng nhà máy, từng doanh nghiệp có xu hướng dành quỹ đất cho việc xây dựng, mở rộng nhà máy, giảm quỹ đất cho việc bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thơng, phịng cháy, chữa cháy…dẫn đến không đảm bảo chất lượng của các cơng trình có liên quan. Những vấn đề này đang đặt ra cho tỉnh rất bức thiết phải giải quyết trong thời gian tới.
Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước đối với các KCN bao gồm nhiều lĩnh vực. Trong khi BQL các KCN Bắc Ninh lại khơng có đủ thẩm quyền trực tiếp giải quyết hết các công việc của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Quy chế phối hợp với các sở ban ngành chuyên môn đã thực hiện giữa BQL các KCN với một số sở liên quan. Sự phối hợp thực hiện ở nhiều
lĩnh vực với mục tiêu khác nhau, điều này khó có thể tạo ra sự đồng thuận tuyệt đối trong khi thực hiện. Do vậy, đây vẫn là những khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước đối với các KCN trong thời gian tới.
Công tác xúc tiến đầu tư và cho thuê lại đất. Tiến độ đầu tư xây dựng của một số doanh nghiệp đã thuê đất trong các KCN tập trung và cụm cơng nghiệp cịn chậm. Tuy các KCN tập trung đã thu hút được nhiều doanh nghiệp song số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, tạo ra giá trị sản xuất cao, đóng góp ngân sách lớn chưa nhiều do phần lớn các doanh nghiệp đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.
Công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực, lao động có đủ trình độ cho các nhà đầu tư trong các KCN nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, trong các KCN tập trung số lao động đã qua đào tạo chiếm 21,7%. Điều này cần phải được tiếp tục quan tâm khắc phục kịp thời trong thời gian tới, khi các nhà đầu tư lớn có nhu cầu cao về số lượng và chất lượng lao động triển khai đầu tư và sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cơng tác đào tạo: Phịng học ở các trường đã ngày càng được đầu tư, đảm bảo cho học viên nhưng trang thiết bị phục vụ đào tạo, phịng thí nghiệm, thư viện, xưởng thực hành…chưa đáp ứng hồn tồn với trình độ công nghệ mà thực tiễn doanh nghiệp đang sử dụng. Do đó, sự khác biệt đã ảnh hưởng đến độ trễ của trình độ kỹ năng đào tạo so với nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp cần. Đây cũng là một bất cập mà các địa phương đang gặp phải. Đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong lĩnh vực đào tạo đã được bổ sung, đào tạo kịp thời nhưng chính sự khác biệt, khơng phù hợp của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất thiếu thốn của các trường nên đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Do đó, chúng ta ln phải đối mặt với sự bất cấp: “đào tạo cái ta có” chứ khơng “đào tạo cái xã hội cần”. Đội
ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cịn ít được đạo tạo bài bản, cử đi nước ngồi học tập mà chủ yếu do nguồn kinh phí hạn hẹp nên đa phần là đào tạo trong nước. Từ những sự bất cập kể trên cho nên nội dung và phương pháp giảng dạy ln theo trình tự đã sắp đặt theo hệ thống. Vì vậy, cũng khơng thể đáp ứng được với thực tiễn sử dụng nhân lực của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2001 tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và giải quyết việc làm (Quyết định số 60/2001/QĐ - UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh Bắc Ninh) trực tiếp cho doanh nghiệp có sử dụng nhân lực là các hộ dân có đất thu hồi để phát triển các KCN, khu đô thị, hoặc hỗ trợ cho nguồn lao động tự đào tạo nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc hỗ trợ trên không được tiếp tục thực hiện do Bắc Ninh có nhiều ưu đãi vượt rào, Chính phủ hủy bỏ chính sách này.
Bảng 3.5: Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn
Đơn vị: người
2005 2006 2007 2008 2009 Q2/2010 10 I. Tổng số 8.168 11.432 19.476 33.111 41.323 44.506
Phân theo trình độ học vấn
1. Chưa bao giờ đi học (không biết chữ) - - - - - -
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học - - - - - -
3. Tốt nghiệp tiểu học 457 766 1.870 2.417 2.727 3.204
4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 2.744 3.590 6.661 9.702 12.604 12.996 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 4.967 7.076 10.945 20.992 25.992 28.306 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 4.967 7.076 10.945 20.992 25.992 28.306
II. Cơ cấu
Tổng số (=100%) 100 100 100 100 100 100