- Lao động cần việc làm
2.2.5. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước các khu công nghiệp
động có điều kiện đi xuất khẩu lao động .. nhằm giảm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đã tự chủ động trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh. Các cơ sở đào tạo đã nâng cấp trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ, cải tiến nội dung – phương pháp để đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện nay.
Những chính sách trên đây và một số chính sách đã được ban hành trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, trong những năm qua các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đã có sự liên kết chặt chẽ.
2.2.5. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước các khu công nghiệp nghiệp
Để giúp Chính phủ quản lý các KCN, KCX, KCNC ngoài các Bộ, ngành TW và UBND cấp tỉnh, Chính phủ đã thành lập một hệ thống BQL các KCN cấp tỉnh.
Đến nay cả nước có 42 BQL cấp tỉnh được thành lập. BQL các KCN Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Theo quy định, các Bộ, ngành TW đã uỷ quyền cho BQL các KCN Bắc Ninh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án sản xuất cơng nghiệp có vốn FDI vào KCN Bắc Ninh đến 40 triệu USD; Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động TB &
XH uỷ quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, phê chuẩn nhân sự chủ chốt của các doanh nghiệp; Bộ Xây dựng uỷ quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án vốn đầu tư nước ngồi nhóm A có quy mơ nhỏ, nhóm B và C; Bộ Tài chính uỷ quyền chấp thuận chế độ kế toán; UBND tỉnh uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư các dự án trong nước…
Để thực hiện nhiệm vụ uỷ quyền và những nhiệm vụ quản lý nhà nước khác đối với các KCN Bắc Ninh. BQL các KCN Bắc Ninh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý đối với KCN như: Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với KCN Bắc Ninh; Quy định thủ tục hồ sơ, quy chế phối hợp thẩm định hồ sơ dự án cấp Giấy phép đầu tư vào KCN; các Điều lệ quản lý KCN, quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết KCN…
BQL các KCN Bắc Ninh đã phối hợp các sở, ban, ngành để ban hành các quy chế phối hợp thực hiện từng lĩnh vực quản lý cụ thể đối với KCN. Theo đó BQL các KCN Bắc Ninh đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chỗ”, cải cách các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định nhưng thơng thống, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, giám sát tình hình thực hiện dự án, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp suốt vịng đời dự án. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với KCN. Tăng cường sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” ở các cơ quan công quyền cũng như dịch vụ, tạo môi trường đầu tư thơng thống, minh bạch và hấp dẫn.
Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong q trình đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh, tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hồn thiện nhằm hướng tới sự thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi
đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư của các dự án đã được thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê đất thực hiện đúng tiến độ đầu tư đã cam kết trong dự án, kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm đầu tư theo đúng luật đất đai.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác giám sát thực hiện Luật Môi trường, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN tập trung phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề phải cam kết bảo đảm môi trường theo báo cáo chung của khu, cụm công nghiệp và triển khai xây dựng các hạng mục xử lý môi trường theo cam kết trong báo cáo. Giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện Luật Tài nguyên nước khi khai thác nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp khi khoan nước ngầm phải có giấy phép của Sở Tài nguyên và Môi trường. Yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng các KCN đẩy nhanh việc đầu tư các cơng trình cấp nước sạch và các cơng trình xử lý nước thải, rác thải cơng nghiệp trong các KCN. Kiên quyết xử lý đối với các đơn vị vi phạm cam kết, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tăng cường kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, đối với các đơn vị gây ô nhiễm nghiêm trọng cần kiên quyết xử lý dừng sản xuất kinh doanh, yêu cầu di dời ra khỏi khu vực dân cư sinh sống.[48, tr.11]