- Lao động cần việc làm
2. Công nhân kỹ thuật
3.2.3. Huy động sức mạnh của mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển khu công nghiệp
kinh tế tham gia phát triển khu công nghiệp
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhất quán xác định xây dựng các KCN là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế. Xây dựng phát triển các KCN là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phát triển KCN, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xây dựng mô hình kinh tế mới này.
Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Việt Nam tiến hành CNH,HĐH là một đòi hỏi khách quan và trở nên cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách của nước ta với các nước trên thế giới và trong khu vực. CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay cần thiết phải thực hiện bằng những bước đi
tắt đón đầu với phương châm vừa tuần tự vừa nhảy vọt. Trên cơ sở tuân thủ những bước đi hợp quy luật, chúng ta phát huy lợi thế của nước đi sau, tiếp cận nhanh với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của những nước đi trước. Theo hướng đó, Đảng ta chủ trương xây dựng KCN ở các tỉnh trong cả nước. Hàng trăm KCN đã được xây dựng ở các vùng trong cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã xây dựng KCN. Chủ trương phát triển KCN của Đảng thực sự đi vào cuộc sống và được các cấp, các ngành trong cả nước hưởng ứng tích cực.
Đánh giá đúng thế mạnh của địa phương về phát triển KCN, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, triển khai xây dựng nhanh các KCN ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Những thành tựu trong xây dựng phát triển KCN của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua bắt nguồn từ việc phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng tham gia.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng KCN, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo huy động mọi lực lượng, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành KCN. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ln nhất trí cao và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng KCN. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh cùng các sở chức năng đã có sự thống nhất cao về mục tiêu và những giải pháp tổng thể. Đó là điều kiện tiên quyết để huy động các nguồn lực của toàn xã hội cho nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành đến ngày 31/12/2010, toàn tỉnh đã quy hoạch 15 KCN và KCN đô thị với diện tích 7.525 ha, trong đó có 9 KCN diện tích là 2.717 ha và 6 KCN đơ thị diện tích đất cơng nghiệp là 3.824 ha, đất đô thị và dịch vụ là 984 ha. Các KCN và KCN đô thị đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng là 6.481,67 ha, trong đó diện tích cơng nghiệp là 5.934,11 ha, diện tích đơ thị và dịch vụ là 547,56 ha
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp huy động vốn đầu tư của toàn xã hội. Trong 5 năm đầu 2000-2005, tỉnh thu hút được 151 dự án với tổng vốn đăng ký 601,7 triệu USD, thuê 392,34 ha đất công nghiệp, đạt 1,53 triệu USD/ha và 3,98 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án trong nước chiếm 70,86% tổng vốn đăng ký (119 dự án với tổng vốn đăng ký 426,33 triệu USD) vào lĩnh vực cơ khí; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm. Giai đoạn 2006-2010 thu hút 319 dự án với tổng vốn đăng ký 2.896,87 triệu USD, thuê 777,61 ha đất công nghiệp, đạt 3,8 triệu USD/ha và 9,08 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án nước ngoài chiếm 79,8% tổng vốn đăng ký (184 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.309,57 triệu USD) vào lĩnh vực điện tử, viễn thơng, cơ khí, chế tạo với trình độ cơng nghệ tiên tiến. Đến hết năm 2010 thu hút được 470 dự án (216 dự án FDI và 254 dự án trong nước), tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.498,57 triệu USD (2.485,14 triệu USD là dự án FDI), thuê 1169,95 ha đất công nghiệp, đạt 7,44 triệu USD/dự án và 3,0 triệu USD/ha, hình thức vốn đầu tư chủ dự án nước ngoài chiếm 71,1%.
Để phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tỉnh đã tạo địa bàn, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển, tham gia tích cực vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển KCN. Thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện những giải pháp huy động vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư bằng nguồn vốn tự tích luỹ, nguồn tín dụng, liên doanh hợp tác đầu tư trong và ngồi nước. Vì vậy, tỉnh đã huy động được tối đa các nguồn vốn trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng các KCN.
Để phát huy vai trò của các địa phương, tỉnh đã phân cấp cho các địa phương trong xây dựng KCN. Quá trình xây dựng quy hoạch KCN, Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Bắc Ninh đã phát huy được sự phối hợp của các ngành liên quan, đảm bảo sự thống nhất cao về quy hoạch KCN trong quy hoạch của các ngành: điện lực, cấp nước, bưu chính viễn thơng, giao thông vận tải, dịch vụ…Đối với các KCN đã được phê duyệt quy hoạch, các ngành có thể xin điều chỉnh bổ sung quy hoạch nếu thấy cần thiết, để đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển tồn diện, đồng bộ đáp ứng lợi ích của các ngành, các địa phương, nhà đầu tư và người lao động.
Trong công tác quản lý nhà nước các KCN, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tạo được sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan chức năng địa phương và TW, trên cơ sở quy định của Nhà nước về thực hiện chế độ uỷ quyền. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước các KCN cho thấy, ngoài việc thực hiện tốt cơ chế phối hợp và uỷ quyền của BQL các KCN Bắc Ninh, cần phát huy vai trị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi có KCN. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân sở tại là người thường xuyên nắm chắc hoạt động của KCN. Các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh xung quanh, có liên quan đến KCN đều do địa phương trực tiếp nắm và giải quyết. Ở Bắc Ninh, các địa phương đã thực hiện có hiệu quả những vấn đề trên và góp phần to lớn trong xây dựng các KCN.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng KCN ở các địa phương, mỗi huyện, thị xã thành lập Hội đồng bồi thường đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các huyện uỷ, UBND huyện và sự hướng dẫn, giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh. Hội đồng bồi thường có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư và UBND các xã có KCN, xác định ranh giới, xây dựng và thực hiện phương án đền bù giải toả.
Việc phát triển và xây dựng các KCN, cụm công nghiệp kéo theo dân cư vào khu vực giáp ranh. Địi hỏi chính quyền các địa phương phải tổ chức đời sống sinh hoạt hoà đồng giữa dân cư chuyển đến với dân cư bản địa. Tỉnh đã
sớm cho ra đời tổ chức Cơng đồn KCN và triển khai kế hoạch phát triển cơng đồn trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt các chính sách quan tâm và bảo vệ lợi ích của người lao động. Đến nay, trong KCN đã thành lập 40 tổ chức Cơng đồn với số lượng trên 5000 đoàn viên/ 8651 lao động tuyển vào làm trong các doanh nghiệp. Các tổ chức Công đồn cơ sở đã làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục và các hoạt động thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động cho nên trong các KCN khơng xảy ra đình cơng tự phát. Chính quyền các địa phương đã xây dựng các cụm an ninh khu vực, an ninh KCN, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trong KCN sinh hoạt trong cộng đồng dân cư giáp KCN. Tỉnh đã dành đáng kể diện tích mặt bằng khuyến khích các cơng ty hạ tầng KCN, các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, các địa phương xây dựng khu giãn dân giáp với các KCN để xây dựng nhà ở với nhiều hình thức nên đã giải quyết được phần nào những khó khăn về nhà ở và các dịch vụ cho công nhân.