Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 78 - 82)

- Lao động cần việc làm

2.2.4. Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp

Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố có tính chất quyết định chất lượng các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, ngoại vụ, hợp tác đầu tư, quản lý các KCN. Đội ngũ này được bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về sở hữu cơng nghiệp, sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng, thẩm định dự án, đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ…

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo, xây dựng đội ngũ công nhân đáp ứng nhu cầu lao động của các KCN và nhu cầu ngày càng tăng theo mục tiêu đặt ra, nhất là KCN, dịch vụ, khuyến khích thu hút lực lượng lao động có tay nghề đã qua đào tạo từ khắp các tỉnh trong cả nước.

Thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo có quy mơ, nội dung chương trình từng giai đoạn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH,HĐH, tổ chức dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, phát triển đào tạo nghề ngắn hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quy hoạch hệ thống các trung tâm, trường dạy nghề, tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề kể cả cơ sở tư nhân; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; mở rộng hình thức dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; mở rộng việc tự do đào tạo ở cơ sở, ở doanh nghiệp bằng hình thức vừa học vừa làm. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa lao động đi học nghề và thực tập nghề ở nước ngoài.

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Lao động TB & XH phối hợp với Cục Thống kê tổ chức điều tra lao động việc làm trên địa bàn tỉnh, nắm chắc số lượng, chất lượng lao động chưa có việc làm để có kế hoạch giải quyết và cung ứng lao động cho các KCN. Ngành lao động thương binh xã hội tổ chức điều tra nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm để có thơng tin chính xác về tình hình diễn biến của thị trường lao động, giúp người lao động có điều kiện tìm việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Ngành lao động TB & XH, các trung tâm tư vấn việc làm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền rộng rãi cho các đối tượng về tình hình phát triển các KCN, nhu cầu tuyển dụng lao động. Ngồi ra cịn tổ chức hội chợ việc làm để hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Tổ chức cho người lao động học luật lao động trước khi giới thiệu đến các doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng lao động trong các KCN, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện những giải pháp: tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, dạy nghề; kết hợp đào tạo chuyên môn và rèn luyện tác phong lao động công

nghiệp; giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật lao động, ý thức chấp hành luật pháp. Công tác đào tạo nghề hướng đến một thị trường có chất lượng cao, chú trọng đào tạo nghề ở nông thôn để thu hút lao động nông thôn về KCN.

Phát triển hệ thống dịch vụ nhà ở cho công nhân, tạo môi trường sống, làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi cho công nhân giúp họ phấn khởi, yên tâm, ổn định cuộc sống, sớm phục hồi sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động, tạo nguồn lực lao động có chất lượng cao cho xã hội. Tỉnh cho phép nhập khẩu những lao động từ tỉnh khác đến làm việc lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống văn hố, tinh thần và các dịch vụ khác cho công nhân như: phương tiện đi lại, khám và chữa bệnh, tham quan, nghỉ dưỡng hàng năm… Tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ, kiến thức pháp luật, bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân, làm cho đội ngũ công nhân tin tưởng vào mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, tích cực lao động với chất lượng, hiệu quả cao nhất, chấp hành nghiêm pháp luật.

Để đi tắt, đón đầu, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, hàng năm tỉnh đã bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để ngành giáo dục đào tạo định hướng cho học sinh phổ thông. Bắc Ninh ln khuyến khích tổ chức trong và ngồi nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp KCN. Trong những năm qua, tỉnh đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ cho thành lập các trường, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh là: Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, Trường Cao đẳng Việt Nhật, Trường Cao đẳng Kinh Bắc.

Đối với những trường, trung tâm đã thành lập từ trước, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, cấp kinh phí, đầu tư mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ bằng các

chính sách như hỗ trợ học phí cho học viên... Hiện tại, Bắc Ninh có 14 Trường Cao đẳng và trung cấp đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo các ngành nghề, với trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Bắc Ninh khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp”, “hội các doanh nghiệp trẻ”, hoặc các hiệp hội doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động giống nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực. Đặc biệt, tổ chức “vườn ươm doanh nghiệp” được tỉnh coi là nơi hướng dẫn những chủ nhân mới thành lập doanh nghiệp học tập kinh nghiệm từ doanh nghiệp khác để có thể phát triển lực lượng nhân lực đáp ứng kịp với quá trình hoạt động. Năm 2002 đã thành lập hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Bắc Ninh. Trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp liên kết thành lập các tổ chức doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động giống nhau.

Về tài chính (tổng chi ngân sách, cơ cấu chi ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách): Phần này do cơ quan chuyên ngành trực tiếp thực hiện công tác đào tạo nhân lực tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp KCN việc đào tạo nhân lực là các nguồn ngoài ngân sách, do doanh nghiệp tự chi trả theo hình thức đào tạo tại chỗ là chủ yếu. Một số doanh nghiệp lớn cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo tại nước ngoài cũng chịu trách nhiệm tự thanh tốn các khoản chi phí ăn, ở, học phí, đi lại…của nhân lực. Tuy nhiên, họ cũng có hợp đồng cam kết sau khi nhân lực hồn thành khố đào tạo phải làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn nhất định.

Ngày 31/5/2010, tỉnh có Quyết định số 57/2010/QĐ – UBND về việc hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh với mức hỗ trợ từ 380.000đ/người/tháng – 1.000.000đ/người/tháng (tối thiều 01 tháng, tối đa 05 tháng) và một số khoản chi phí làm thủ tục cho lao động được xuất khẩu. Đối tượng là người lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh

Bắc Ninh. Chính sách này ra đời đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)