Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơn NIKKO tại thị trường hà nội của công ty cổ phần sơn NIKKO việt nam (Trang 57 - 61)

1.1 .Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơn

mặt hàng sơn Nikko trên thị trường Hà Nội của Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam

4.2.1. Dự báo triển vọng của tiêu thụ mặt hàng sơn Nikko trên thị trường Hà Nội của Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam trong 2 năm tới ( 2010, Hà Nội của Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam trong 2 năm tới ( 2010, 2011 )

●Dự báo xu hướng tiêu thụ mặt hàng sơn năm 2010, 2011 tại thị trường Hà Nội.

Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sơn nói chung và Cơng ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra cho thị trường sơn những cơ hội lớn cũng như rất nhiều thách thức.Sức tiêu dùng mặt hàng sơn nhiều hơn nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt hơn. Công ty không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà cịn có rất nhiều đối thủ nước ngoài.

Mặt khác sự gia nhập WTO sẽ giúp cho Hà Nội – thủ đơ của đất nước sẽ có nhiều đầu tư cả về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động hơn.

- Về cầu:

+ Mức sống của người dân tăng cao. Nên kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng cao, việc xây dựng nhà ở cấp thiết hơn, dẫn đến nhu cầu về tiêu thụ mặt hàng sơn cũng tăng cao.

+ Thị trường đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng, bao thùng ngày càng cao, chủng loại phong phú, dâ dàng hơn, nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

- Về cung:

+ Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trên mọi phương diện: từ cạnh tranh về chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì, chủng loại đến cạnh tranh về hàng hóa thay thế.

+ Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sơn tiếp tục nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã... nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, tìm cách chiếm lĩnh thị trường và tăng thị phần khu vực

● Phương hướng phát triển Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam

- Giữ vững uy tín với khách hàng, tăng cường xây dựng các kế hoạch mở rộng thị trường .

- Tăng cường tìm kiếm khách hàng. - Nâng cao năng suất lao động.

- Đảm bảo cung ứng hàng hoá kịp thời, đúng thời gian cho khách hàng. - Sử dụng hiệu quả hơn nữa vốn kinh doanh của công ty, khơng để thất thốt, ứ đọng vốn.

- Cần phải chú trọng công tác nghiên cứu thị trường hiện tại, thị trường mới… nhằm mục đích tăng cường tối đa hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

- Trở thành cơng ty có hệ thống đại lý, nhà phân p hối trải rộng khắp miền Bắc.

- Trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy đối với người tiêu dùng nhờ vào khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cùng với khả năng chăm sóc khách hàng của cơng ty.

- Nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên chức trong cơng ty, đà o tạo nhân viên có trình độ cao.

- Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài vào làm việc tại cơng ty, ngày càng có nhiều nhân viên có trình độ cao, cung cấp sản phẩm cũng nh ư dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

●Dự báo về tình hình tiêu thụ mặt hàng sơn Nikko của công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam năm 2010, 2011

- Doanh thu tăng trưởng từ 10 – 20 % - Lợi nhuận tăng trưởng từ 18 – 25 %

- Thu nhập bình quân của CBCNV : 5trđ / tháng + thưởng.

4.2.2. Các quan điểm giải quyết vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơn Nikko của Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam Nikko của Công ty Cổ phần sơn Nikko Việt Nam

● Đẩy mạnh tiêu thụ dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí.

Để hiệu quả tiêu thụ cao cần có số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều, doanh số tăng và các khoản chi phí sẽ hình thành nên giá bán của sản phẩm, khi chi phí cao sẽ làm giá bán cao làm cho số lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm và ngược lại, tiết kiệm các khoản chi phí nhằm tăng doanh thu tiêu thụ và tăng lợi nhuận của công ty. Triệt để tiết kiệm trong quy trình sản xuất kinh doanh, giảm tỉ lệ phế phẩm, hao hụt nguyên vật liệu, p hấn đấu giảm chi p hí kinh doanh dựa trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến cơng nghệ, rà sốt, chỉnh lý định mức kinh tế cho phù hợp. Tìm kiếm các biện pháp hợp lý chi phí đầu vào, thực hiện phương châm tiết kiệm tối đa chi p hí

tiếp nhận, vần chuyển, tạo điều kiện hạ thấp giá thành sản p hẩm. Đảm bảo dự trữ hàng hóa đầy đủ để tránh các trường hợp khan hiếm NVL hay tăng giá.

● Đẩy mạnh tiêu thụ dựa trên cơ sở trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự huỷ hoại môi tr ường, hay sự bóc lột người lao động. Sự huỷ hoại môi trường rất dễ bị p hát hiện bởi người dân các cơ quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng của cơng đồn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường được các doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, khơng thể địi lại được.

Việc thực hiện tốt “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là việc kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện các quy định của pháp luật nhà nước và yêu cầu của bạn hàng, giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội, giữa quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Khi đó luật p háp quốc gia cũng được thực hiện tốt hơn, quyền lợi các bên được đảm bảo, cơng ty có thể cạnh tranh với các đối thủ tốt hơn, nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.

● Đẩy mạnh tiêu thụ dựa trên cơ sở kinh doanh các hàng hố có chất lượng tốt.

Khi mua sản phẩm thì điều quan tâm đầu tiên của khách hàng là chất lượng sản phẩm có tốt khơng, khơng ai muốn bỏ tiền ra mua một sản p hẩm chất lượng khơng tốt vì khi bỏ một số tiền ra mua nhưng giá trị sử dụng của

nó mang lại là khơng đáng kể. Vì vậy, để tiêu thụ hàng hố được tốt hơn, thì doanh nghiệp cần kinh doanh các hàng hố có chất lượng được đảm bảo, được xuất xứ từ những nơi tin cậy, điều này sẽ tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.

● Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá dựa trên các hoạt động xúc tiến bán hàng

Các hoạt động xúc tiến bán hàng giúp cho khách hàng đến công ty mua hàng nhiều hơn, công ty tăng doanh số bán hàng, việc tiêu thụ hàng hố tốt hơn. Tăng cường cơng tác hỗ trợ tiêu thụ như tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại... nhằm giữ vững và phát triển thị trường Hà Nội cả về chiều sâu và chiều rộng, tiếp cận, tìm kiếm thêm các nhà phân phối, các đại lý để tiêu thụ sản phẩm.

● Đẩy mạnh tiêu thụ dựa trên sự phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Đội ngũ nhân viên kinh doanh là một bộ phận quyết định khơng nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của cơng ty.Nhân viên kinh doanh là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Vì vậy phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh là việc làm thiết thực và cấp bách của cơng ty.

● Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thơng qua việc khơng ngừng mở rộng thị phần, mở rộng kênh phân phối

Doanh nghiệp càng chiếm lĩnh được thị phần lớn thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ tốt hơn. Càng mở được nhiều đâị lý thì khách hàng càng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn. Do vậy quan điểm mở rộng thị phần là một quan điểm quan trọng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sơn NIKKO tại thị trường hà nội của công ty cổ phần sơn NIKKO việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)