Các rạn san hô vùng biển miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu BCTKcacchuongtrinhdieutranghiencuubiencapnhanuoc1977-2000-Tap2 (Trang 64 - 66)

D. ĐÁNH GIẢ CO SỎ THỨC ĂN Tự NHIÊN

6. Các rạn san hô vùng biển miền Nam Việt Nam

Các rạn san hô là hệ sinh thái dặc trưng của vùng biển nhiệt đới. Những tư liệu về hệ sinh thái rạn san hô biển nước ta hiện nay cịn rất ít.

Bước đầu đã xác định được 300 lồi san hơ tạo rạn sống trong vùng biển nước ta và có thể phân biệt 3 kiểu rạn san hô khác nhau:

a) Rạn san hô ven biển miền Trung: có thành phần lồi phong phú (220 lồi) và rạn đều bắt đầu bằng vành đai rong mơ Sargasum. Động lực của nưốc biển đã ảnh hưởng đến cấu trúc của các rạn san hô, gây nên sự khác biệt về số lượng loài (dạng tập đoàn ưu thế) đến chiều rộng và chiều sâu của rạn. Ở đây có tới 50% số lồi sai khác vói Philippin và đảo Marshall, chứng tỏ sự độc lập tương đối của khu hệ này.

b) Rạn san hô vùng quần đảo Trường Sa: mang tính chất đặc thù của san hơ tạo rạn vùng khơi xa, rạn kéo dài tới trên 150m xa bờ và sâu trên 40m. Thành phần loài phong phú (100 loài) và rất gần với khu hệ đảo Marshall ở ngồi khơi Thái Bình Dương. San hơ mềm rất phát triển.

c) Rạn san hô vùng quần đảo Nam Du (vịnh Thái Lan): có cấu trúc và phân bố tương đối đồng nhất ỏ các mặt cắt. Cấu trúc rạn cịn khá ngun vẹn. Thành phần lồi phong phú (180 loài) với các loài thuộc giống Montipora và Tubinaria. Có tới 30% lồi chưa phát hiên thấy ở ven biển miền Trung và 64% số loài chưa thấy ở quần đảo Trường Sa. Khu hệ san hô ở đây đặc trưng cho vịnh Thái Lan.

San hô cứng (Scleractinia) đóng vai trị quan trọng nhất và chi phối tồn bộ sinh vật quần của rạn. San hơ mềm (Alcyonaria) và san hô sừng (Gorgonaria) phong phú trên các rạn vùng ven biển miền Trung và quần đảo Trường Sa.

Rong mơ (Sargassum) lấy san hô chết làm giá bám và là đai đầu tiên của hầu hết các rạn san hô ven biển miền. Trung, nhưng ở quần đảo Nam Du khơng thấy xuất hiện.

Có nhiều lồi sinh vật đáy sống trên các rạn san hơ nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bước đầu đã xác định được 150 loài, chủ yếu là giun nhiều tơ, thân mềm và cua. Mật độ động vật đáy ở bãi triều san hô chết ven biển Phú Khánh rất cao (1508 con/nrr và 542 g/m2) so với đảo Sinh Tồn (91 con/m2 và 185 g/m2) và đảo Ly Sơn (494 con/m2). Nhiều lồi trong số này có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, tôm hùm, tái bán mai, các loài trai ốc làm mỹ phẩm, cá san hô, rong mơ, các loại san hồ sừng, san hơ mềm... có chứa các hoạt chất sinh học có triển vọng sử dụng vào sản xuất, y tế.

N g u ồ n lợi sinh vạt biển v à c á c h ệ sinh thái biển 61

là 30-80 mgC/m\ngày. Ờ đảo Sinh Tồn là 20-50mgC/m\ngày, cao hơn so với vùne nước bao quanh 2-3 lần.

Nguồn lợi quan trọng của rạn san hô hiện nay là khai thác đê làm vôi và xi măng, đặc biệt là ở miền Nam Trung Bộ khơng có đá vơi.

Điều đúng lưu ý hiện nay là do sự khai thác san hô quá mức đã mang lại hiệu quả tiêu cực như: bờ biển bị xói mịn, các diễn thế thoái hoa của hệ sinh thái ven biển

sẽ diễn ra vì rong mơ khơng cịn vật bám, các lồi động vật đáy có giá trị khơng

cịn nơi sinh sống và trú ẩn. Đặc biệt là việc khai thác san hị, tơm cá bằng nổ mìn đã gây nên sự tàn phá nghiêm trọng đối với các rạn san-hô và khu hệ sinh vật ở đây.

62

Một phần của tài liệu BCTKcacchuongtrinhdieutranghiencuubiencapnhanuoc1977-2000-Tap2 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)