Từ kết quả và kinh nghiệm của công tác GDCTTT trong 20 năm qua và trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát nhiều đợt tổng kết ở Đảng bộ huyện Bình Lục, tác giả luận văn bước đầu đóng góp một số nhận xét nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác GDCTTT cho cán bộ, đảng viên ở huyện Bình Lục trong thời gian tới như sau:
Trong quá trình đổi mới 20 năm qua (1986 - 2006), mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn nhưng Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với hệ tư tưởng chính trị của Đảng, giai cấp và dân tộc, luôn kiên định mục tiêu lý tưởng đã chọn đó là độc lập dân tộc và CNXH. Đảng bộ đã luôn coi trọng tổng kết thực tiễn địa phương để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDCTTT.
Muốn công tác GDCTTT đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian sắp tới cần tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền đối với cơng tác GDCTTT cho cán bộ, đảng viên. Trước hết, cần củng cố hệ thống tổ chức làm công tác GDCTTT, cần tập trung kiện toàn Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên giáo huyện và các xã, thị trấn kể cả cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động.
Đảng bộ chú ý lựa chọn đội ngũ cán bộ, đảng viên đúng tiêu chuẩn, có kiến thức, năng lực chun mơn, có đạo đức và sức khoẻ để tham gia vào cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho số cán bộ hiện có, tăng cường kiểm tra chất lượng chính trị trong các hoạt động của Trung tâm và Ban Tuyên giáo cấp huyện.
Đảng bộ cần có kế hoạch tăng cường đầu tư, xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thành một cơ sở sinh hoạt giáo dục lý luận chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng
đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong những năm hoạt động vừa qua, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã khẳng định vai trị, vị trí của mình, vì vậy cần được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và những trang thiết bị kỹ thuật cần thiết như: hội trường, phòng học, phòng làm việc, bàn ghế, các phương tiện nghe, nhìn phục vụ giảng dạy... để đảm bảo điều kiện phục vụ cho việc dạy và học lý luận. Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Ban Tuyên giáo cấp huyện cũng như mỗi cán bộ làm công tác GDCTTT cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được cấp ủy giao, có sự vận dụng sáng tạo các hình thức và phương pháp công tác phù hợp với đặc điểm, điều kiện các khu vực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ ở Trung tâm ngồi phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn... cịn phải có lịng u nghề, có tinh thần lao động tận tụy và khổ cơng học tập, có như vậy mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Mặt khác, Đảng bộ huyện Bình Lục phải ln xác định đúng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Bởi lẽ có xác định đúng nhiệm vụ chính trị của địa phương mới có cơ sở để xác định đúng nội dung, nhiệm vụ của công tác GDCTTT của Đảng bộ. Qua nghiên cứu cho thấy ở một số chi bộ do không xác định được đúng nhiệm vụ chính trị cụ thể ở đơn vị mình nên dẫn tới tình trạng lãnh đạo chung chung, thiếu hiệu quả (điển hình như chi bộ Cơng ty xây dựng Bình Lục), làm cho tổ chức cơ sở Đảng yếu kém, làm giảm sút niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng. Muốn xác định được nhiệm vụ chính trị của địa phương một cách đúng đắn trước hết Đảng bộ phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phải bám sát cuộc sống thực tiễn của địa phương, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản, bức xúc. Nhiệm vụ chính trị quan trọng trước khi được xác định để
đưa vào Nghị quyết phải được đưa ra thảo luận dân chủ rộng rãi trước cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bên cạnh đó, Đảng bộ phải khơng ngừng xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng bộ luôn luôn trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, phải tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức ý chí và hành động, cán bộ, đảng viên phải nói và làm việc theo Nghị quyết, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiếp tục làm rõ hơn mơ hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta; đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống gương mẫu của cán bộ, đảng viên; tiếp tục chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, quan liêu; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng.
Đảng bộ phải nắm vững những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn bằng phương pháp đa dạng hố các hình thức như: thơng qua sinh hoạt của các chi bộ, các tổ chức đoàn thể quần chúng; thông qua các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, những lớp bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị huyện (qua những buổi thảo luận, viết bài thu hoạch của học viên); thông qua các kênh thông tin của nhân dân; qua điều tra dư luận xã hội, thư báo…
Tiếp tục đa dạng hố hình thức cơng tác GDCTTT để phù hợp với
những nhiệm vụ chính trị khác nhau. Kết hợp hài hồ giữa hai hình thức tuyên truyền và cổ động chính trị. Tuyên truyền là làm cho mọi người hiểu rõ bản chất, quy luật vận động của mọi sự vật, hiện tượng-cơ sở khoa học của mọi đường lối, chính sách của Đảng. Cổ động là nghệ thuật làm xúc động, lôi kéo, tập hợp quần chúng, làm cho họ tin tưởng, hưởng ứng, làm theo lời nói và hành động của cán bộ làm cơng tác cổ động. Hai hình thức này ln gắn bó với nhau. Nếu tuyên truyền tách khỏi cổ động sẽ thành lý
luận suông, ngược lại cổ động tách khỏi tuyên truyền sẽ thiếu tính thuyết phục về lý trí.
Tiếp tục đổi mới việc tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ báo cáo viên Huyện uỷ một cách toàn diện, lựa chọn sàng lọc kỹ càng. Những hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một nghệ thuật. Địi hỏi đội ngũ làm cơng tác GDCTTT phải có tri thức, có trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần trách nhiệm và phương pháp thuần thục, người làm công tác giáo dục trước hết phải được giáo dục và rèn luyện tốt.
Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bình Lục, sự nghiệp đổi mới ở địa phương trong những năm qua đã và đang giành được những thành tựu to lớn, trong đó có cả những thành tựu về công tác GDCTTT, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đặt ra những yêu cầu tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác GDCTTT.
Qua kết quả nghiên cứu về công tác GDCTTT của Đảng bộ huyện Bình Lục trong 20 năm qua (1986-2006), tác giả bước đầu đưa ra một số kinh nghiệm và một số nhận xét nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng cũng như trong hoạt động thực tiễn để công tác GDCTTT của Đảng bộ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đạt hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình thực hiện sau này.
Kết luận
Công tác GDCTTT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn được Đảng ta xác định là một vũ khí sắc bén trong tồn bộ q trình hoạt động của Đảng; Đồng thời cơng tác GDCTTT đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Từ đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, trình độ lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển rõ rệt, phương pháp tư duy lý luận của Đảng không ngừng được đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục bệnh giáo điều chủ quan, mở đường cho những bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lý luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, làm cho đất nước ta có bước phát triển ngày càng mạnh mẽ, là cơ sở, điều kiện để công tác GDCT-TT cho cán bộ, đảng viên đạt hiệu quả thiết thực.
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006) đã chỉ rõ:
“Cơng tác tư tưởng chính trị của Đảng có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên những vấn đề cơ bản về công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng; phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan, phủ nhận thành tựu của quá khứ... Việc thực hành dân chủ trong Đảng có nhiều tiến bộ, khắc phục một phần những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, dân chủ không đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Đã bước đầu chú trọng xây dựng văn hố chính trị, văn hố lãnh đạo. Biết lắng nghe những ý kiến khác nhau; quyết định theo đa số nhưng tôn trọng ý kiến của thiểu số; tôn trọng những tìm tịi thử nghiệm, chắt lọc từ đó những
nhân tố có giá trị để xây dựng chủ trương, chính sách. Dựa vào nhân dân để xây dựng sửa đổi và tổ chức thực hiện chính sách để chỉnh đốn Đảng [28, Tr. 107]
Hiện nay, công cuộc mới đất nước đang đi vào chiều sâu, toàn diện và triệt để, công tác GDCTTT càng trở nên vô cùng quan trọng. Đặc biệt trước những vấn đề thực tiễn đặt ra, địi hỏi cơng tác GDCTTT cần phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận nâng cao trí tuệ, của đội ngũ cán bộ, đảng viên lên một bước mới, từ đó giáo dục cổ vũ, động viên nhân dân phát huy mọi thuận lợi, vượt lên mọi khó khăn, ra sức góp phần vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2006 - 2010). Do đó, cơng tác GDCTTT lúc này cần phải được tiến hành với tinh thần tiến cơng, chủ động và tích cực, ln ln bám sát địa bàn cơ sở, đồng thời phải bám sát tình hình trong nước, khu vực và thế giới, giải quyết kịp thời vấn đề chính trị, tư tưởng phát sinh, kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu sai trái, cơ hội, phản động... góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo định hướng XHCN.
ở huyện Bình Lục, trong quá trình lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội qua 20 năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2006, Đảng bộ huyện Bình Lục luôn chú trọng đến công tác GDCTTT nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn có những hạn chế thiếu sót cần khắc phục. Để công tác GDCTTT của Đảng bộ thực sự đổi mới hơn nữa, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cần có sự lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên của Ban thường vụ các cấp uỷ Đảng ở cơ sở, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành GDCTTT phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán ở địa phương, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác GDCTTT đủ mạnh và luôn luôn là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo.
Bằng phương pháp lịch sử và lơgíc, với những tư liệu thực tế và sát thực, nội dung luận văn nghiên cứu xem xét hoạt động và q trình đổi mới của cơng tác GDCTTT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở Đảng bộ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong suốt 20 năm tiến hành đổi mới toàn diện kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm sáng rõ thực trạng của công tác GDCTTT của Đảng bộ huyện Bình Lục. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác GDCTTT, đồng thời để khắc phục những yếu kém, hạn chế trong việc chỉ đạo và thực hiện tại điạ phương trong những năm tiếp theo. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, tạo thêm thế và lực mới thực hiện thành cơng sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra ngày càng sơi nổi và mạnh mẽ.