Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội của huyện Bình Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện bình lục, tỉnh hà nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 29 - 34)

Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở phía đơng nam của tỉnh Hà Nam, phía Bắc tiếp giáp với huyện Lý Nhân, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam); phía nam tiếp giáp với huyện ý Yên, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định); phía tây tiếp giáp với huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) và phía đơng tiếp giáp với huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định). Diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục là 155,50 km2, gồm 21 xã 1 thị trấn, dân số là 159.860 người [63, Tr. 5].

Huyện Bình Lục nằm trong khu vực đồng bằng tích tụ trũng xen đồi sót tạo nên đặc trưng cơ bản nhất của đồng ruộng trong địa bàn là thấp và bằng phẳng. Sở dĩ có được địa hình như vậy là do kết quả của quá trình bồi đắp phù sa của sơng Hồng và q trình chinh phục đồng bằng của các lớp dân cư từ thời cổ đại, phương thức chủ yếu là lấn biển, quá trình chinh phục này diễn ra chậm chạp vì mật độ dân cư lúc ban đầu còn rất thưa thớt. Đất đai ở khu vực này rất màu mỡ nên ở thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, vùng đất thuộc huyện Bình Lục ngày nay cơ bản đã trở thành một khu vực quần cư quan trọng.

Cư dân xuất hiện ở đây từ rất sớm, cách ngày nay khoảng 4000-7000 năm, khi đó con người mới từ các vùng đồi xen thung lũng xuống định cư ở vùng đồng bằng châu thổ, cùng với quá trình ấy, con người cũng sáng tạo nền văn minh lúa nước, nền văn hố sơng Hồng - tức nền văn hoá đồ đồng rực rỡ - tiêu biểu là những trống đồng tìm thấy ở xã Ngọc Lũ, Vũ Bị, An Tập và An Lão. Trống đồng là một hiện vật tiêu biểu của thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Ngồi những cơng dụng của trống đồng trong thiết chế cộng đồng, nó cịn để lại một nguồn sử liệu quý thể hiện trên các hoa văn trang trí. Xã hội nơng nghiệp được in khá rõ trên các trống đồng được tìm thấy ở huyện Bình Lục như cảnh giã gạo chày tay trên trống đồng Ngọc Lũ. Trên tay trống có những hình ảnh thể hiện cuộc sống sông nước, môi trường

châu thổ lắm sơng ngịi với những lồi chim chun sống ở vùng đầm lầy... Nhiều loại hình hoạt động nghệ thuật được tái hiện sinh động với nhiều nhạc cụ như trống, xênh, khèn, các tốp người nhảy múa khốc áo lơng chim.

Trải qua các thời kỳ, có nhiều sự chuyển cư qua lại với các khu vực xung quanh, dần dần làng, xóm đã được tạo dựng ở nơi đây. Qua quá trình lâu dài sinh hoạt cộng đồng, con người đã xác lập nên hạt nhân của chế độ tự quản làng là chế độ công điền, công thổ, nhiều nơi đã thực thi tốt và dần biến nó trở thành thuần phong mỹ tục.

Khí hậu ở huyện Bình Lục rất phù hợp với việc gieo trồng lúa nước và nhiều cây nhiệt đới khác như: ngơ, lạc, đỗ… Nhiệt độ khơng khí trung bình trong năm là 22,5º - 23,5ºC với lượng mưa trung bình 1.400 – 2.000mm, tổng nhiệt là 8300º - 8700º/năm. Vì mùa đơng ở đây có tới 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 18ºC- thậm chí có năm cịn dưới 15ºC, nên việc thực hiện các mùa vụ diễn ra một cách chặt chẽ, cơ cấu cây trồng ở đây rất phong phú và đa dạng [3, Tr. 16].

Trong huyện có rất nhiều sông nằm trong nội đồng, sông đào chảy trong các ô nội địa. Những con sông này tạo ra các kênh tưới tiêu lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nhất là phục vụ cho việc trồng lúa nước và các loại cây nhiệt đới.

Huyện Bình Lục nằm trên trục đường liên tỉnh 21A nối liền thị xã Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) với thành phố Nam Định, có đường sắt Bắc – Nam chạy qua, rất thuận tiện cho việc đi lại, chuyên chở hàng hoá. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Bình Lục là mảnh đất giàu những truyền thống yêu nước, yêu lao động, cần cù, dũng cảm..., có bề dày trong lịch sử dựng nước và giữ nước

của dân tộc. Đội ngũ trí thức của huyện đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, đây chính là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển phong trào cách mạng rộng khắp trong toàn huyện. Trải qua những khó khăn thử thách, huyện Bình Lục nổi lên như một cái nôi cách mạng kiên cường của tỉnh Hà Nam và cả nước trong những ngày Đảng ta mới ra đời. Những truyền thống tốt đẹp đó chính là những tiền đề tiến tới thành lập Đảng bộ huyện Bình Lục ngay trong những tháng ngày thực dân Pháp khủng bố ác liệt ở địa phương và cũng là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện Bình Lục lãnh đạo quần chúng nhân dân trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng giành nhiều thắng lợi vẻ vang.

Hiện nay, kinh tế trong huyện Bình Lục có mức tăng trưởng rất khá. Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 22.003ha, đạt 99,6% so với kế hoạch. Năng suất lúa cả năm đạt 112,3ta/ha, tăng 9,8tạ/ha so với năm 2005 là năm có năng suất lúa cao nhất từ năm 1986 đến nay [54, Tr. 6]. Đảng bộ huyện Bình Lục đã chỉ đạo phối hợp với các ngành chức năng làm tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất đúng quy định, có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 141 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch. Việc tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng các làng nghề truyền thống trong huyện vẫn được duy trì và ngày càng chú trọng phát triển. Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng đầy đủ hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng thu ngân sách cả năm của huyện Bình Lục đạt 106,6 tỷ đồng bằng 111% kế hoạch. Một số khoản thu của huyện đạt cao như lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh... Ngoài ra, các hoạt động tín dụng ngân hàng cũng phát triển rất tốt [54, Tr. 8].

Tình hình chính trị - xã hội của huyện Bình Lục khá ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và ngày càng được nâng cao. Các cơ quan văn hố thơng tin và đài truyền thanh liên tục bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước và của địa phương để tổ chức các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kịp thời biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt. Tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước. Phong trào xây dựng nhà văn hố thơn, xóm; xây dựng cơ quan đơn vị văn hố vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Cơng tác xố đói, giảm nghèo, xố nhà khơng an tồn cho hộ nghèo và phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt… luôn luôn được đẩy mạnh. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông nơng thơn, dân số - kế hoạch hố gia đình, qn sự địa phương đạt được nhiều thành tích. Trong nhiều năm liền (2000 - 2006) huyện Bình Lục liên tục là đơn vị cờ đầu của tỉnh Hà Nam

Năm 2006, tổng số đảng viên của huyện là 7634 đồng chí, tham gia sinh hoạt tại 69 tổ chức cơ sở đảng. Số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh là 97,1%. Đây là một trong những thành tích của cơng tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ huyện Bình Lục [54, Tr. 9]

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, mặc dù cịn có nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Bình Lục đã tranh thủ những điều kiện thuận lợi, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội và công tác xây dựng Đảng. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng được cấp uỷ các cấp coi trọng và chủ động trong việc quán triệt học tập, triển khai thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; Cơng

tác tun truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức; Cơng tác xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể tiếp tục được đẩy mạnh; Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân luôn được củng cố và tăng cường, đây là điều kiện thuận lợi để động viên nhân dân hăng hái tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện bình lục, tỉnh hà nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)