Tình hình Đảng bộ huyện Bình lục trước Đổi mới (1986)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện bình lục, tỉnh hà nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 34 - 43)

Bình Lục là quê hương giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, huyện Bình Lục đã sớm có những phong trào yêu nước chống Pháp và chống chế độ phong kiến thối nát. Từ tháng 10 năm 1929, huyện Bình Lục đã thành lập được 3 chi bộ cộng sản đầu tiên và cũng là những chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Hà Nam lúc bấy giờ. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), Đảng bộ huyện Bình Lục ngày càng lớn mạnh, không ngừng tiếp thu, vận dụng đường lối, chủ trương sách lược của Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong huyện trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng, phát triển lực lượng cũng như cơ sở cách mạng.

Trong thời kỳ từ 1930 – 1945, Đảng bộ huyện Bình Lục đã vận dụng, bám sát những chủ trương, sách lược của Trung ương Đảng và kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để từng bước lãnh đạo quần chúng nhân dân trên trận tuyến đấu tranh cách mạng chống kẻ thù xâm lược. Qua đấu tranh gian khổ, Đảng bộ Bình Lục càng ngày càng trưởng thành được quần chúng nhân dân tin tưởng và quyết tâm theo Đảng làm cách mạng giành quyền sống và quyền độc lập cho dân tộc. Khi lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Trung ương Đảng và của tỉnh liên tiếp dội về đã tạo thành những luồng gió mạnh thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng ở Bình

Lục. Đảng bộ Bình Lục đã lãnh đạo hàng ngàn quần chúng ở các xã trong huyện phá kho thóc chia cho nhân dân, sau đó lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền trong huyện, tính đến ngày 30/8/1945 bộ máy chính quyền tay sai của địch ở tất cả các xã trong huyện đã bị xố bỏ hồn tồn, chính quyền cách mạng được thành lập ở khắp các xã trong toàn huyện.

Trong thời kỳ 1945 – 1954, Đảng bộ huyện Bình Lục khơng ngừng lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh để bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được và tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng bộ huyện đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, vận dụng linh hoạt những hình thức tổ chức chiến tranh nhân dân trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhờ vậy, quân và dân huyện Bình Lục đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi vẻ vang; đồng thời trải qua quá trình lãnh đạo Đảng bộ cũng ngày càng lớn mạnh.

Từ năm 1954 đến năm 1975 là thời kỳ Đảng bộ Bình Lục lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời kỳ này Đảng bộ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thành công hai nhiệm vụ:

Một là, khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế xã hội (1954-1965), đây là giai đoạn minh chứng sinh động về nghị lực, lòng quyết tâm vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ xã hội, đồng thời cũng chứng tỏ niềm tin son sắt của Đảng bộ, đảng viên và nhân dân huyện Bình Lục vào chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Hai là, Đảng bộ huyện Bình Lục lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; đồng thời tích cực chi viện cho cách mạng miền Nam giành

thắng lợi hoàn toàn (1966-1975). Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ Nam Hà, Đảng bộ huyện Bình Lục đã khơng ngừng phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đồn kết nhất trí, thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đưa nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; đồng thời hăng hái lao động sản xuất đạt các mục tiêu kinh tế – văn hố xã hội. Thành cơng của Đảng bộ trong thời kỳ này chính là đã biết kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chiến đấu, vừa làm tốt nhiệm vụ động viên sức người, sức của để đáp ứng yêu cầu kháng chiến, vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu tại chỗ, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương trong những hoàn cảnh khác nhau nên mặc dù phải trải qua chiến tranh phá hoại rất ác liệt và thiên tai hết sức nặng nề, nhưng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vẫn được duy trì và củng cố. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ huyện Bình Lục đã không ngừng phấn đấu rèn luyện trưởng thành cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thơng qua các cuộc vận động chính trị, kết hợp với phong trào hành động cách mạng của quần chúng, vị trí và vai trị lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên được rèn luyện, thử thách, gắn bó với phong trào, luôn sâu sát với cơ sở và quần chúng tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Đồng thời qua phong trào cũng sàng lọc và đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất; lựa chọn những quần chúng ưu tú bổ sung vào hàng ngũ của Đảng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên chăm lo củng cố bộ máy chính quyền, các đồn thể quần chúng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.

Từ năm 1976 đến năm 1980 là quá trình Đảng bộ huyện Bình Lục lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 Đảng ta đã lãnh đạo cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất tạo nền tảng cho CNXH. Hoà chung với quyết tâm của cả nước, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ nhất (tháng 1 năm 1976) đã ra nghị quyết nêu lên nhiệm vụ chính, trung tâm của tỉnh là “xây dựng kinh tế, trong đó yêu cầu quan trọng và cấp bách là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trọng tâm là giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm. Hoàn thiện quan hệ sản xuất theo hướng tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý từ cơ sở”[1, Tr. 304]. Quán triệt các nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ, Đảng bộ huyện Bình Lục đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hoá và bám sát Nghị quyết Đại hội cấp trên như: Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1976, Nghị quyết về công tác đẩy mạnh sản xuất giải quyết đời sống, Nghị quyết về hồn chỉnh thuỷ nơng, về cơ giới hố nơng nghiệp và Nghị quyết về xây dựng Đảng…

Trong những Nghị quyết trên, Nghị quyết về xây dựng Đảng được Đảng bộ huyện Bình Lục đặc biệt coi trọng và ln coi đây là vấn đề “then chốt”. Các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tiến hành tổ chức học tập nghiêm túc nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức hành động cho cán bộ đảng viên và nhân dân; đồng thời tiến hành việc nghiên cứu học tập Chỉ thị 208 với cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý trong nông nghiệp từ cơ sở; học tập Nghị quyết 23 với công tác xây dựng Đảng; học tập Nghị quyết 24 về nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hố.

Về cơng tác GDCTTT, bằng nhiều biện pháp tích cực và thiết thực của Đảng bộ huyện Bình Lục đã giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu sắc thêm về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hiểu được tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hiểu được sự chuyển biến của giai đoạn cách mạng và những chủ trương, biện pháp cụ thể về các mặt công tác của địa phương.

Năm 1976 công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác –Lênin được Đảng bộ huyện Bình Lục thực hiện có hệ thống, tiến hành được cả ở nơng thơn và cơ quan, đã có 24 đồng chí học xong chương trình sơ cấp tại trường Đảng huyện, 4 đồng chí học xong chương trình trung cấp tại trường Đảng tỉnh, 4 đồng chí học Trường Nguyễn ái Quốc theo hệ tập trung và 396 đồng chí học lớp cơ sở, 98 đồng chí học lớp sơ cấp theo hệ tại chức. [3, Tr. 312]

Trong điều kiện, tình hình mới, Đảng bộ huyện đã gắn việc nâng cao chất lượng đảng viên với việc kiện toàn tổ chức, cải tiến sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh cơng tác tự phê bình và phê bình, ln giữ gìn sự đồn kết thống nhất trong Đảng bộ, rèn luyện đảng viên qua thực tế đấu tranh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Bước sang năm 1977, Đảng bộ huyện Bình Lục chủ trương đi đôi với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là phải đẩy mạnh phát triển tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Trên lĩnh vực này, Đảng bộ huyện đã có tiến bộ rõ cả về nhận thức và hành động, đi vào củng cố tổ chức phát triển lực lượng, mở rộng quy mô sản xuất và khai thác, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển ngành nghề thủ công. Một mặt, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo cho các xã và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần phải chú trọng củng cố tổ chức, đào tạo thợ mới, chuyển một số lao động sang các cơ sở sản xuất chuyên nghiệp trong các hợp tác xã thủ cơng đã có trong các nghề dệt, may mặc, thêu ren, thảm mành, sừng mỹ nghệ… Nhờ đó số

lao động chuyên nghiệp trong năm 1977 đã tăng hơn trước 44%. Mặt khác, tích cực phát triển mạnh lực lượng sản xuất chuyên trong hợp tác xã nông nghiệp tăng gấp 2 lần năm 1976 và 8 lần năm 1975, trong đó tăng nhanh nhất là lao động sản xuất vật liệu xây dựng, thợ thêu, trồng và chế biến tinh dầu [3, Tr. 317]

Trong giai đoạn mới của cách mạng, vấn đề có tính chất bao trùm là phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy sức mạnh của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Điều đó địi hỏi trước hết là phải xây dựng được một hệ thống cơ cấu tổ chức, giải quyết đúng một loạt các mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - nhân dân lao động làm chủ. Quán triệt tinh thần đó, cơng tác xây dựng Đảng của huyện đã gắn bó với cơng tác xây dựng, phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền, củng cố và phát huy vai trị của các đồn thể quần chúng từ huyện đến cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, qua đó mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng được tăng cường, gắn bó chặt chẽ hơn.

Cơng tác GDCTTT trong Đảng bộ huyện Bình Lục đã có thêm nhiều nội dung phong phú, tiến hành sôi nổi, liên tục. Qua việc học tập nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành Trung ương và của Tỉnh uỷ, qua các kỳ sinh hoạt tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên về những vấn đề cơ bản của nguyên lý Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, ý thức tự lực, tự cường, ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng, kiến thức và năng lực công tác được nâng cao; phẩm chất đạo đức cách mạng được rèn luyện thêm. Tư tưởng ỷ lại, ngại khó, bảo thủ được phê phán và được loại bỏ dần. Tệ tham ô, quan liêu bị đẩy lùi một bước, nhất là ở những nơi thực sự đi vào tổ chức lại sản xuất, cải tiến công tác quản lý. Phong trào học tập lý luận, đường lối, chính sách trong các

đảng bộ cơ sở có chuyển biến mạnh, nhiều đảng bộ ở các xã như: xã An Đổ, xã Mỹ Trung…đã mở các lớp sơ cấp lý luận chính trị tại xã

Tháng 5 năm 1978 đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Lục lần thứ 18. Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung của Đảng bộ trong những năm từ 1978 – 1980, trong đó nhấn mạnh nội dung: “ …kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới…Tăng cường hơn nữa cơng tác kiện tồn tổ chức, nâng cao chất lượng, làm rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, ln ln đồn kết nhất trí, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, làm cho Đảng bộ thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đưa phong trào tiến lên đồng đều, mạnh mẽ, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình” [3, Tr. 326].

Trong những năm 1976 – 1980, tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kẻ thù tìm cách phá hoại ta về mọi mặt, những hiện tượng tiêu cực xã hội tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh, Đảng bộ huyện Bình Lục đã tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ và từng bước củng cố tăng cường, nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ.

Công tác xây dựng Đảng đã được chú ý trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.Thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng

và Tỉnh uỷ, các chủ trương đường lối của cấp trên đã được Đảng bộ huyện Bình Lục quán triệt đến từng đảng viên

Thực tiễn đã chứng minh, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên của Đảng bộ tỏ ra vững vàng về chính trị, nhất trí về tư tưởng, nguyên tắc, thực hiện các đường lối chính sách của Đảng trong những lúc khó khăn gay gắt, biểu hiện quyết tâm cao với ý thức tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm trước đời sống nhân dân. Do thực hiện tốt công tác GDCTTT, nên Đảng bộ huyện Bình Lục đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng và chính quyền các xã động viên nhân dân hồn thành tốt mọi chỉ tiêu nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước. Tháng 4 năm 1979 thực hiện lệnh Tổng động viên, tất cả số thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự của các xã trong huyện đã lên đường nhập ngũ, sẵn sàng lên biên giới chiến đấu bảo vệ biên cương theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tại địa phương, nhân dân hăng hái tham gia lao động, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích trồng hoa màu, tăng thêm cây vụ đơng, trồng thêm nhiều ngô, khoai, nhờ vậy các địa phương trong huyện đã vượt qua vụ đói năm 1980; đồng thời vẫn đảm bảo động viên lực lượng đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc Tổ quốc và nhiệm vụ xây dựng quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội

Trong năm 1980, công tác tuyên huấn, kiểm tra, tổ chức được tăng cường thêm một bước. Nhiệm vụ GDCTTT được đẩy mạnh thêm nên đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Số đảng viên được công nhận đủ tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện bình lục, tỉnh hà nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)