.Vùng Viễn Đông đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 61 - 66)

3.1 .Đối tác kinh tế chính của Viễn Đông

3.1.3 .Vùng Viễn Đông đối với Trung Quốc

Lịch sử quan hệ thương mại Nga – Trung đã kéo dài suốt hai thế kỷ, trong suốt thời gian này, mặc dù thương mại song phương giữa hai nước luôn là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng thể mối quan hệ chính trị liên quốc gia, nhưng những đặc điểm hàng đầu trên thực tế vẫn là những nhân tố hoàn toàn kinh tế như chiến lược và tốc độ phát triển kinh tế quốc dân, sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế, quy mô và lĩnh vực mà hai nước tham gia vào quan hệ kinh tế thế giới.

Về tiêu chí chung:

Trung Quốc là đối tác lý tưởng dối vơi vùng Viễn Đơng của Nga về nhiều tiêu chí: - Có sự bổ sung lẫn nhau về các mặt kinh tế, về phía Nga có nguồn năng lượng, công

nghiệp nặng, các ngành hàm lượng khoa học cao, cơng nghiệp khai khống. Về phía Trung Quốc, có công nghiệp nhẹ, nguồn nhân công rẻ.

- Nguồn dự trữ ngoại tệ lớn của Trung Quốc, Hồng Kong, Singapore và nhu cầu về đầu tư của vùng Viễn Đông

- Sự gần gũi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trước hết là của vùng Đơng Bắc Trung Quốc, về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phát triển công nghệ - kỹ thuật của cơ sở sản xuất so với trình độ của vùng Viễn Đơng, Nga.

- Sự gần gũi về mặt địa lý của Trung Quốc và việc quốc gia này có cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc triển khai nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế - thương mại với vùng Viễn Đơng của Nga.

- Ngồi ra, về mặt chính trị thì sự liên kết kinh tế của vùng Viễn Đông của Nga với vùng Đông Bắc của Trung Quốc tạo điều kiện tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề di dân từ Trung Quốc sang Nga và trong tương lai sẽ tạo ra những nguồn mới gây áp lực đối với My và Nhật bản trong khn khổ chính sách Thái Bình Dương và trong khn khổ chính sách thế giới tồn cầu.

Đối với sự phát triển vùng Viễn Đơng và Siberia của Nga thì có triển vọng hơn cả là những lĩnh vực như: năng lượng, giao thông vận tải, sử dụng sức lao động trên cơ sở hợp đồng – thỏa thuận cho việc khai thác vùng Viễn Đông và Siberia, đặc biệt là cho việc xây dựng những cơng trình cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ở và các cơng trình xã hội. Những cơng trình này được chia thành 4 nhóm, những nhóm sẽ đóng vai trị quyết định triển vọng sau này trong phát triển nền kinh tế Nga cũng như khả năng của Nga hội nhập vào nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm:

23 ThS. Nguyễn Thanh Thủy, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hợp tác Kinh tế giữa Viễn Đông Nga và Đơng Bắc Trung Quốc (1991- 2009), Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, Số 10 (121) 2010, trang 32-40

24

GS.TSKH V.Ja.Portjakov, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, Thương mại Nga – Trung: từ khía cạnh chính trị - kinh tế, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 7 (130) 2010, trang 21-34

- Nhóm vận chuyển dầu lửa từ Nga sang Trung Quốc,

- Khai thác mỏ khí gas Kovyktin gần Irkusk và vận chuyển gas sang Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, thực hiện dự án Sakhalin-1, Sakhalin-2 và vận chuyển gas sang Hàn Quốc Và Nhật Bản.

- Vận chuyển điện năng từ tỉnh Irkusk sang Trung Quốc và từ tỉnh Sakhalin sang Nhật Bản

- Tái thiết và xây dựng lại cầu cảng container xuyên Siberia “Châu Âu – Châu Á – Thái Bình Dương” dựa trên cơ sở tái thiết tuyến đường sắt xuyên Siberia và tuyến đường sắt Baikal-Amur, các hải cảng – cảng Nakhodka phía Đơng thuộc Hội đồng tương trơ kinh tế, Vladivostok và Zarubino và các tuyến đường ô tô23

Về các hƣớng ƣu tiên trong hợp tác Nga – Trung Quốc về Viễn Đông

- Phát triển tổ hợp ngư nghiệp, tái sản xuất các nguồn thủy sinh trong các sông hồ tự nhiên của Siberia và Viễn Đông.

- Khôi phục tổ hợp công – nông nghiệp. Trong tương lai, ngành trồng trọt của Siberia dự kiến sẽ chuyển sang sản xuất loại ngũ cốc hàng hóa có các thuộc tính cơng nghệ cao và làm nguyên liệu cho bôt mỳ (Vùng tây Siberia), đồng thời trồng khoai tây (thị trường nội địa tiêu thụ tiềm năng là Viễn Đông).

- Xây dựng mạng lưới hạ tầng du lịch và sinh hoạt xã hội

- Căn cứ vào kết luận của cơ quan nhà nước về môi trường, trên cơ sở các hệ sinh thái tự nhiên, tạo các cảnh quan thiên nhiên xay dựng các Khu nghỉ dưỡng thiên nhiên và các cơng trình thiên nhiên ngồi trời với hệ thống khách sạn sang trọng

- Thành lập các trung tâm văn hóa Nga ở các tỉnh Đơng Bắc và Tây Bắc Trung Quốc để tăng cường truyền bá tiếng Nga, lịch sử và văn hóa Nga, đồng thời thành lập các trung tâm văn hóa Trung Quốc ở các địa phương của Nga.

Về thƣơng mại giữa hai nƣớc:

Trung Quốc có đặc điểm phát triển kinh tế là sự phát triên tốc độ cao, năm 2010, về GDP, Trung Quốc vươn lên hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Trung Quốc vươn lên trở thành công xưởng thế giới quy mô lớn với việc đứng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu hàng hóa (năm 2010 đạt mức 1.578 tỷ USD và chiếm 10,4% tổng xuất khẩu thế giới22). Do vậy, hợp tác với Trung Quốc góp phần đán kể trong việc tiến hành cơng cuộc hiện đại hóa tại Nga. Về mặt tiềm năng, Trung Quốc sẽ là nhà tiêu thụ lớn không chỉ về các nguồn nguyên liệu và các sản phẩm ban đầu của ngành sản xuất Nga mà còn là nhà tiêu thụ các sản phẩm ngành chế tạo và sáng tạo của Nga.

Theo đó, quan hệ thương mại giữa Nga với Trung Quốc trong những năm gần đây đã có sự phát triển hết sức ấn tượng. Năm 2000, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, một đối tác thương mại chủ yếu của Nga trong thời gian dài, trở thành nhà nhập khẩu hàng hóa

lớn nhất của Nga. Từ năm 2001, Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất của Nga không chỉ trong xuất khẩu mà cả trong tổng kim ngạch thương mại nói chung.

Biể ồ 3.1: T ổi hương ại giữa Liên bang Nga – Trung Quốc gi i ạn 1999- 2011 (Đ T: T iệu USD)

Nguồn:http://expert.ru/2012/01/10/vvoz-i-vyivoz/ - cập nhật 23h00 ngày 26/09/2014

Trong mối quan hệ với Trung Quốc, các khu vực phía Đơng ngày càng có vai trị quan trọng. Giai đoạn 2001-2006 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng về quan hệ thương mại giữa Viễn Đông với Trung Quốc. Kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2006 so với năm 2001 tăng hơn 3 lần; trong đó, xuất khẩu tăng gần 2 lần và nhập khẩu tăng gần 12 lần. Tuy thế, xuất khẩu của Viễn Đông sang Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế.

Bảng 3.2: Kim ngạch ổi hàng hóa c a Viễn Đơng ới Trung Quốc, nă 2000- 2006 (Đ T: T iệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch XNK 1887,2 1472 1976,3 2049,3 3224,0 5000,0 Trong đó Xuất khẩu 1716,3 1048,6 1489,2 1394,0 2036,7 3000,0 Nhập khẩu 170,9 423,4 487,1 655,3 1187,3 2000,0

Nguồn: S.P.Bystritskiy, V.K.Zausaev, Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương)

Về nhập khẩu từ Viễn Đông, Phía Trung Quốc quan tâm hàng đầu đến nguồn nguyên nhiên liệu quý giá. Viễn Đông xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu các sản phẩm sau: sản phẩm cơng nghiệp dầu khí 45,4%, sản phẩm cơng nghiệp rừng 27,3%, kim loại đen 9,6%, sản phẩm công nghiệp cá 4,3%. Trước năm 2002, Viễn Đông xuất khẩu nhiều

hàng cơng nghiệp quốc phịng, tuy nhiên sau khi thực hiện xong các đơn đặt hàng trong thời gian này, việc xuất khẩu này đã dừng lại.

Bảng 3.3: ơ cấu nhập khẩu c a Viễn Đông ừ Trung Quốc, 2005

Nhập Khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Tổng Cộng 11187,3 100,0 Cà chua 133 1,1 Hành tỏi 19 1,6 Cam quýt 17,7 1,5

Táo, lê, mộc qua (aiva) 24,4 2,1

Gạo 29 2,5

Bát đĩa, đồ dùng gia đình bằng nhựa 14,1 1,2

Vải tổng hợp 18 1,5

Comple, quần áo 13,3 1,1

Giày da 23 1,9

Các loại giày khác 218,3 18,4

Gạch lát 13,8 1,2

Cấu kiện kim loại 40,2 3,4

Các thiết bị chiếu sáng 17,1 1,4

Đồ chơi 14,7 1,2

Các loại khác 711,3 59,9

Nguồn: S.P.Bystritskiy, V.K.Zausaev (2007)

Về nhập khẩu từ Trung Quốc, Viễn Đông chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm (kể cả hàng nguyên liệu để chế biến thực phẩm), các mặt hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, gạch ốp lát, đồ chơi trẻ em, các thiết bị chiếu sáng.

Tuy nhiên, có một điểm rất đáng lưu ý trong quan hệ ngoại thương giữa hai nước nói chung và giữa Viễn Đông và các tỉnh sát đường biên của Trung Quốc nói riêng là việc quản lý biên mậu có rất nhiều bất cập, trên thực tế việc buôn bán qua biên giới đã khơng thể kiểm sốt nổi. Người ta ước lượng khối buôn bán hàng tiểu ngạch qua biên giới hai

nước lên đến nhiều tỷ USD. Viễn Đơng được coi là một trong những điểm nóng của vấn đề quan hệ biên mậu Nga – Trung, hiện nay Viễn Đông tràn ngập hàng Trung Quốc giá

rẻ và không đảm bảo về chất lƣợng. Đặc biệt là người dân rất lo ngại về vấn đề vệ

sinh an toàn thực phẩm của các loại thực phẩm, rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc. Với việc phúc lợi của người dân Viễn Đông đang dần được nâng lên nhờ sự phát triển ổn định của nền kinh tế Nga, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đang dần chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng có chất lượng hơn.

Bên cạnh đó, chính quyền Viễn Đơng đặc biệt lo ngại về sự phát triển ồ ạt của lực lƣợng lao động nhập cƣ từ Trung Quốc. Theo số liệu chính thức năm 2007 có khoảng

40.000 lao động Trung Quốc đang làm ăn sinh sống tại Viễn Đông. Tuy nhiên con số thực tế lớn hơn rất nhiều. Lao động Trung Quốc chủ yếu tập trung tại Primorie, Khabarov, Amur, khu tự trị Do thái và trong một số ngành như nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ và công nghiệp nhẹ. Ở một mức độ nào đó, trong bối cảnh dân số Viễn Đơng đang có xu hướng giảm đi, lao động Trung Quốc theo con đường hợp pháp đã có vai trị tích cực nhất định khi lấp khoảng trống lao động địa phương trong một khu vực địa lý cực kỳ rộng lớn. Họ đã đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của địa phương thơng qua việc thực hiện các cơng trình xây dựng, canh tác các vùng đất nơng nghiệp có khí hậu khắc nghiệt, tham gia các hoạt động dịch vụ, và nói chung thực hiện các cơng viejc mà người dân sở tại không mong muốn làm.

Tuy nhiên, bao trùm lên tất cả vẫn là cảm giác thiếu tin cậy trong quan hệ với Trung

Quốc từ phía chính quyền Viễn Đơng cũng như người dân. Họ cho rằng Trung Quốc

đang thực hiện chính sách bành trướng và lo ngại rằng Trung Quốc đang “gặm nhấm dần” vùng Viễn Đơng là vùng mà theo phía Trung Quốc tun truyền là Đế Quốc Nga trong quá khứ đã chiếm mất của Trung Quốc. Trở lại quá khứ, những năm trước trong thế kỷ XX, đặc biệt là năm 1969, hai bên đã có những đụng độ qn sự khi phía Trung Quốc tranh chấp một số khu vực thuộc chủ quyền của Liên Xô cũ tại Viễn Đông.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, với tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới và tham vọng trở thành cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang rất cần nguồn năng lượng mà Viễn Đông đang sở hữu. Về mặt địa lý, giáp với Viễn Đông là ba tỉnh của Trung Quốc: Heilongjiang (Hắc Long Giang), Jilin và Liaoming (Liêu Minh) với số dân lên tới 100 triệu người và có tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở Trung Quốc. Lượng thất nghiệp này hoặc lựa chọn đi ra thành phố, hoặc tìm kiếm việc làm ở nước ngồi, trong đó gần nhất là sang các vùng đất rộng lớn của Viễn Đơng. Sức ép di cư, trong đó chủ yếu là bất hợp pháp từ ba tỉnh này sang Viễn Đơng đối với chính quyền sở tại là rất lớn. Nhiều người dân lo sợ rằng nếu chính phủ trung ương tại Matxcova khơng có các bước đi cần thiết trong việc phát triển mạnh mẽ vùng đất phía Đơng rộng lớn và xa xơi này, kết nối nó với vùng

Châu Âu của nước Nga, cũng như quản lý chặt chẽ lượng nhập cư Trung Quốc, trong vòng mấy chục năm tới, với sự lớn mạnh của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc, Viễn Đông sẽ gần như trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Theo cuộc điều tra xã hội của Quỹ Karnegy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (9%) người dân Viễn Đơng có thiện cảm với đối tác Trung Quốc. Đây có thể được coi là trở ngại lớn nhất trong việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Viễn Đông và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)