Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, trước sựu thay đổi thể chế chính trị tại Nga cũng như các nhân tố quốc tế mới, quan hệ kinh tế Việt – Nga, nước thừa nhận địa vị pháp lý quốc tế của Liên Xơ cũ đã có những thay đổi sâu sắc. Có thể chia làm ba giai đoạn hợp tác giữa hai nước với những đặc trưng như sau: giai đoạn trầm lắng 1991-1994, giai đoạn phục hồi 1995-1999, giai đoạn phát triển mới từ 2000-nay.
Bảng 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga, gi i ạn 2002-2013 (Đ T: T iệu USD)
Năm Tổng Xuất Nhập Khẩu
Xuất Khẩu Nhập Khẩu Nhập Siêu
1992 204,9 104,8 100,1 -4,7 1993 279,7 135,4 144,3 8,9 1994 378,9 90,2 288,7 198,5 1999 360,5 114,9 245,6 130,7 2000 363,4 122,9 240,5 130,7 2001 570,9 194,5 376,4 181,9 2005 1018,5 251,9 766,6 514,7 2006 869 413,2 455,8 42,6 2007 1010,7 458,5 552,2 93,7 2009 1820,6 414,9 1414,7 999,8 2010 2320 755 1750 995 2012 3613 1338 2275 937
2013 3900
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Giai đoạn 1991-1994
Trong giai đoạn này, quan hệ giữa hai nước Việt – Nga rơi vào tình trạng trì trệ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Phần lớn các quan hệ kinh tế truyền thống theo Hiệp định thư hàng năm giữa hai chính phủ đều bị phá vỡ. Ngay từ năm 1991, Việt Nam và Liên bang Nga đã thống nhất quyết định việc buôn bán giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi thay cho nguyên tắc được xác định trên cơ sở các nguyên tắc của Hội Đồng tương trợ kinh tế trước kia. Nga tiếp tục nhập khẩu nông sản thực phẩm và một số hàng tiêu dùng của Việt Nam. Đồng thời Nga vẫn tiếp tục cung cấp cho Việt Nam xăng dầu, thép, bông và một số loại sản phẩm hóa học đặc biệt giúp Việt Nam hồn chỉnh nhà máy thủy điện Hịa Bình và một số cơng trình khác. Tuy nhiên, trên thực tế những dự định trên không thực hiện được.
Giai đoạn 1995-1999
Đặc trưng của giai đoạn này là những nỗ lực mang tính đột phá của hai nước trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mới đáp ứng nhu cầu phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Đột phá đầu tiên là việc ký kết “Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/6/1994, tiếp theo đó là “Tun bố chung giữa hai chính phủ về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học” ký ngày 24/11/1997. Những văn kiện trên đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để ổn định và phát triển quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bước phát triển rất cơ bản trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và mở ra những triển vọng khả quan, thúc đẩy quan hệ truyền thống nhiều mặt, có quy mô lớn29,30
Đỉnh cao trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn này là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã khẳng định có những khả năng thực tế để tăng đáng kể khối lượng kim ngạch ngoại thương giữa hai nước, cũng như sự mở rộng hợp tác kinh tế song phương theo các hướng chính sau:
- Các dự án chung, lớn trong lĩnh vực thăm dị và khai thác dầu khí dựa vào các kết quả tích cực do xí nghiệp liên doanh “Vietsopetro” đạt được, cho phép trong những năm sắp tới sẽ đưa mức khai thác dầu hàng năm lên tới 15-16 triệu tấn.
29
Nguyễn Thanh Xuân, Đại Học An Giang, Một vài nét về quan hệ thương mại giữa Liên bang Nga và ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (81), 2007 trang 35 - 47
30
Những định hướng mới trong quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 10 (157), 2013 (bài phỏng vấn PGS.TS Đinh Công Tuấn, Tổng Biên Tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu), trang 3-6
- Bằng nỗ lực của các tổ chức của hai nước, xây dựng nhà máy chế biến dầu đầu tiên của Việt Nam với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô một năm.
- Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bao gồm việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện, nhiệt điện khác ở Việt Nam cũng như trong lĩnh vực cơ khí, cơng nghiệp hóa chất, luyện kim, cơng nghiệp nhẹ và thực phẩm và trong các lĩnh vực khác.
- Phối hợp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, trọng tài kinh tế, nâng cao chất lượng hàng hóa trao đổi; bảo vệ có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ vad các quyền hợp pháp khác của các pháp nhân và tư nhân hai nước, phát triển hệ thống thông tin về thị trường Việt Nam và Nga, thực hiện các bước nhằm điều chỉnh hợp lý việc di dân lao động, tạo ra các cơ chế khác, phục vụ cho lĩnh vực kinh tế - thương mại.
- Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và công nghệ tiên tiến trên cơ sở kinh nghiệm, phối hợp hoạt động lâu năm của các cơ sở khoa học hai nước và trung tâm nghiên cứu nhiệt đới hỗn hợp đa ngành.
- Khuyến khích đầu tư giữa hai nước, thành lập các xí nghiệp liên doanh phù hợp với pháp luật của mỗi nước, hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa các địa phương trên cơ sở phối hợp lâu dài.