Lịch sử và hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 70)

3.2.1. Giai đoạn trƣớc 19911,9

Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên Xô mở đầu bằng Hiệp định Kinh tế thương mại ký ngày 18 tháng 06 năm 1955 tại Liên Xô. Nội dung chủ yếu của Hiệp định là đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật trên cơ sở đó củng cố tiềm lực kinh tế quốc dân của mỗi nước. Trên cơ sở hiệp định này, quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Xô không ngừng phát triển, kim ngạch buôn bán hai chiều tăng mạnh sau mỗi kế hoạch 5 năm. Năm 1955 kim ngạch hai chiều mới chỉ đạt 5 triệu rúp, đến năm 1960 đã tăng gấp 13 lần. Trong 5 năm 1976-1980 khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước bằng 20 năm trước đó cộng lại. Trong những năm 1980, tốc độ trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên Xơ ngày càng lớn, đạt đỉnh cao nhất trong giai đoạn 1986-1990 với quy mô 10.192,8 triệu rúp.

Trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Liên Xô những năm trước 1990, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ Liên Xơ về Việt Nam (70-80%) thường lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam sang Liên Xô..

Sau khi Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt – Xô được phát triển lên tầm cao mới với việc hai nước ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (03/11/1978). Liên Xô đã tăng cường giúp đỡ Việt nam dưới hình thức vừa cho vay vừa viện trợ khơng hồn lại, từ lương thực thực phẩm cho đến nguyên nhiên liệu và các loại máy móc thiết bị phục vụ cho khai khoáng và chế biến.

Ngoài quan hệ ngoại thương giữa hai nước, trong giai đoạn này các hình thức hợp tác khác cũng được phát triển, chẳng hạn như việc thành lập các xí nghiệp liên doanh, xây dựng các cơng trình tồn bộ và thực hiện các cơng trình hợp tác có mục tiêu. Tóm lại,

quan hệ hợp tác Việt – Xô cho đến trước khi Liên Xô giải thể ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức hợp tác mới, từ trao đổi hàng hóa đơn thuần đến hợp tác sản xuất, gia cơng hàng xuất khẩu, thực hiện các chương trình hợp tác có mục tiêu, xây dựng các xí nghiệp liên doanh. Có thể nói, quan hệ này đã có ảnh hưởng tích cực đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Những cơng trình được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xơ, các máy móc thiết bị, các nguyên vật liệu cơ bản, thực phẩm, hàng tiêu dùng do Liên Xô cung cấp đều góp phần đáng kể vào việc tăng tiềm lực kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu mỏ.

3.2.2. Giai đoạn 1991-2000

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, trước sựu thay đổi thể chế chính trị tại Nga cũng như các nhân tố quốc tế mới, quan hệ kinh tế Việt – Nga, nước thừa nhận địa vị pháp lý quốc tế của Liên Xơ cũ đã có những thay đổi sâu sắc. Có thể chia làm ba giai đoạn hợp tác giữa hai nước với những đặc trưng như sau: giai đoạn trầm lắng 1991-1994, giai đoạn phục hồi 1995-1999, giai đoạn phát triển mới từ 2000-nay.

Bảng 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga, gi i ạn 2002-2013 (Đ T: T iệu USD)

Năm Tổng Xuất Nhập Khẩu

Xuất Khẩu Nhập Khẩu Nhập Siêu

1992 204,9 104,8 100,1 -4,7 1993 279,7 135,4 144,3 8,9 1994 378,9 90,2 288,7 198,5 1999 360,5 114,9 245,6 130,7 2000 363,4 122,9 240,5 130,7 2001 570,9 194,5 376,4 181,9 2005 1018,5 251,9 766,6 514,7 2006 869 413,2 455,8 42,6 2007 1010,7 458,5 552,2 93,7 2009 1820,6 414,9 1414,7 999,8 2010 2320 755 1750 995 2012 3613 1338 2275 937

2013 3900

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Giai đoạn 1991-1994

Trong giai đoạn này, quan hệ giữa hai nước Việt – Nga rơi vào tình trạng trì trệ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Phần lớn các quan hệ kinh tế truyền thống theo Hiệp định thư hàng năm giữa hai chính phủ đều bị phá vỡ. Ngay từ năm 1991, Việt Nam và Liên bang Nga đã thống nhất quyết định việc buôn bán giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi thay cho nguyên tắc được xác định trên cơ sở các nguyên tắc của Hội Đồng tương trợ kinh tế trước kia. Nga tiếp tục nhập khẩu nông sản thực phẩm và một số hàng tiêu dùng của Việt Nam. Đồng thời Nga vẫn tiếp tục cung cấp cho Việt Nam xăng dầu, thép, bông và một số loại sản phẩm hóa học đặc biệt giúp Việt Nam hoàn chỉnh nhà máy thủy điện Hịa Bình và một số cơng trình khác. Tuy nhiên, trên thực tế những dự định trên không thực hiện được.

Giai đoạn 1995-1999

Đặc trưng của giai đoạn này là những nỗ lực mang tính đột phá của hai nước trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mới đáp ứng nhu cầu phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Đột phá đầu tiên là việc ký kết “Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/6/1994, tiếp theo đó là “Tun bố chung giữa hai chính phủ về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học” ký ngày 24/11/1997. Những văn kiện trên đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để ổn định và phát triển quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bước phát triển rất cơ bản trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và mở ra những triển vọng khả quan, thúc đẩy quan hệ truyền thống nhiều mặt, có quy mơ lớn29,30

Đỉnh cao trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn này là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã khẳng định có những khả năng thực tế để tăng đáng kể khối lượng kim ngạch ngoại thương giữa hai nước, cũng như sự mở rộng hợp tác kinh tế song phương theo các hướng chính sau:

- Các dự án chung, lớn trong lĩnh vực thăm dị và khai thác dầu khí dựa vào các kết quả tích cực do xí nghiệp liên doanh “Vietsopetro” đạt được, cho phép trong những năm sắp tới sẽ đưa mức khai thác dầu hàng năm lên tới 15-16 triệu tấn.

29

Nguyễn Thanh Xuân, Đại Học An Giang, Một vài nét về quan hệ thương mại giữa Liên bang Nga và ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (81), 2007 trang 35 - 47

30

Những định hướng mới trong quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 10 (157), 2013 (bài phỏng vấn PGS.TS Đinh Công Tuấn, Tổng Biên Tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu), trang 3-6

- Bằng nỗ lực của các tổ chức của hai nước, xây dựng nhà máy chế biến dầu đầu tiên của Việt Nam với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô một năm.

- Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bao gồm việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện, nhiệt điện khác ở Việt Nam cũng như trong lĩnh vực cơ khí, cơng nghiệp hóa chất, luyện kim, cơng nghiệp nhẹ và thực phẩm và trong các lĩnh vực khác.

- Phối hợp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, trọng tài kinh tế, nâng cao chất lượng hàng hóa trao đổi; bảo vệ có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ vad các quyền hợp pháp khác của các pháp nhân và tư nhân hai nước, phát triển hệ thống thông tin về thị trường Việt Nam và Nga, thực hiện các bước nhằm điều chỉnh hợp lý việc di dân lao động, tạo ra các cơ chế khác, phục vụ cho lĩnh vực kinh tế - thương mại.

- Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và công nghệ tiên tiến trên cơ sở kinh nghiệm, phối hợp hoạt động lâu năm của các cơ sở khoa học hai nước và trung tâm nghiên cứu nhiệt đới hỗn hợp đa ngành.

- Khuyến khích đầu tư giữa hai nước, thành lập các xí nghiệp liên doanh phù hợp với pháp luật của mỗi nước, hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa các địa phương trên cơ sở phối hợp lâu dài.

3.2.3. Giai đoạn 2000- 2012

Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác Việt – Nga đã được nâng lên một tầm cao mới, hai bên đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược hướng tới thế kỷ XXI nhân dịp chuyến thăm đầu tiên sang Việt Nam của Tổng thống V.Putin (28/02-2/32001). Sự kiện này là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, trở thành quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở tin cậy, chặt chẽ, lâu dài, tồn diện, bình đẳng, cùng có lợi vì lợi ích của hai nước. Tổng thống Putin khẳng định “Liên bang Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược không chỉ ở Đông Nam Á, mà cả ở Châu Á Thái Bình Dương” và cho rằng Việt Nam có vị thế thuận lợi làm cầu nối giúp Nga cải thiện vị trí và vai trò ở khu vực này. Với sự phục hưng của nước Nga, sự phát triển ổn định của Việt Nam và một khn khổ pháp lý tồn diện cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

Cùng với sự hợp tác phát triển về mặt đối ngoại, kim ngạch thương mại giữa hai nước cũng có những bước tăng trưởng đáng kể.

Biể ồ 3.10: Kim ngạch hương ại Việt Nam – Liên bang Nga gi i ạn 2000-2013 (Đ T: T iệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Trong đó, mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga chủ yếu là điện thoai, các loại linh kiện điện tử (chiếm đến 55% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga), ngồi ra cịn có các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, hàng thủy sản, cà phê, hạt điều, giày dép, hàng rau quả, hạt tiêu, chè…

Biể ồ 3.11: ơ cấu hàng xuất khẩu từ Việ ng g nă 2012 (Đ T: %)

Nguồn: http://www.vietfin.net/thuong-mai-song-phuong-viet-nam-lb-nga/ - cập nhật 20h14p ngày 28/09/2014

Còn về mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ LB Nga là sắt thép các loại với giá trị là 204,082 triệu USD chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng

tiếp theo là xăng dầu các loại (22,18%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (5,52%); phân bón các loại (7,78%); sản phẩm từ sắt thép (4,04%);

Biể ồ 3.12: ơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Nga v Việ (Đ T: %)

Nguồn: http://www.vietfin.net/thuong-mai-song-phuong-viet-nam-lb-nga/ - cập nhật 20h14p ngày 28/09/2014

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và LB Nga khơng mang tính cạnh tranh mà bổ sung lợi thế so sánh, bởi Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, điện thoại các loại,…và nhập khẩu từ Nga chủ yếu là sắt thép, phân bón, máy móc, xăng dầu,…cùng với truyền thống làm ăn lâu đời, Nga tiếp tục được xác định là thị trường tiềm năng của Việt Nam.

3.3. Cơ sở của quan hệ hợp tác Kinh tế Việt Nam – Viễn Đông, Liên bang Nga 2000-nay

3.3.1. Sự cần thiết của quan hệ hợp tác hai bên

Vị trí của Việt Nam đối với nƣớc Nga và vùng Viễn Đơng

Có thể nói, Việt Nam ln có một vai trị nhất định trong chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây cũng như của Liên bang Nga hiện nay đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với việc Nga điều chỉnh lại chính sách đối ngoại lấy “định hướng Âu – Á” thay cho “định hướng Đại Tây Dương” không thành công trong những năm đầu thập kỷ 1990, Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nước Nga,

Về mặt địa chiến lược, Việt Nam có một vị trí quan trọng trong khu vực Đơng Nam Á. Từ Việt Nam có thể kiểm sốt những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng qua biển Đơng. Vì lý do này nên trong gần một nửa thế kỷ qua Việt Nam luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Mặc dù biển Đông không tiếp giáp trực tiếp với Nga,

nhưng do yêu cầu chiến lược nên Nga có sự ràng buộc về lợi ích quân sự, hàng hải, kinh tế, an ninh, chính trị tại đây.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập sâu sắc hơn và toàn diện hơn với các nước trong khối ASEAN, đồng thời uy tín của Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao trong khối, cũng như trên trường quốc tế. Do vậy, việc hợp tác chặt chẽ với Việt Nam có thể như một bàn đạp giúp Nga vươn ra mở rộng và tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước trong khối này. Trong bối cảnh quan hệ của Nga với các nước khác trong khối còn rất khiêm tốn, thì Việt Nam chính là điểm xuất phát tốt nhất để Nga có thể vươn ra xa hơn trong khu vực mà Nga coi là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của mình.

Về mặt kinh tế, Nga có những lợi ích thiết thực từ việc quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trong khi Nga vẫn chưa có đủ khả năng để thâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là các nước cơng nghiệp phát triển, thì Nga vẫn có vai trị quan trọng trong những ngành kinh tế then chốt của Việt Nam, trong đó nổi bật là năng lượng điện và dầu khí. Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn so với các nước khác trong việc trở thành một đối tác quan trọng của Nga trong khu vực như: nhiều cơ sở vật chất trong các ngành then chốt của Việt Nam được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây vẫn đang phát huy có hiệu quả; một đội ngũ đơng đảo các nhà quản lý, khoa học, kỹ sư và công nhân đã từng được đào tạo tại Liên Xơ hoặc thơng qua q trình hợp tác kinh tế tại Việt Nam; bề dày kinh nghiệm hợp tác trong nhiều dự án liên doanh đã và đang được thực hiện tại Việt Nam mà nổi bật nhất là “Vietxopetro” trong ngành dầu khí. Những thuận lợi trên giúp Nga có được một vị trí khá chắc chắn trong hợp tác với Việt Nam, như một nhà lãnh đạo Nga đã nói “Nga khơng muốn để mất và khơng có ý nhượng lại quan hệ mật thiết với Hà Nội cho bất cứ ai”31.

Sau hai mươi năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Mức sống của người dân được nâng cao, các thể chế thị trường đang dần được thiết lập và hoàn thiện một cách đồng bộ, cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng cứng (cơ sở vật chất) và hạ tầng mềm (nguồn nhân lực) đã đạt một mức độ nhất định. Những yếu tố trên làm cho Việt Nam có thể trở thành một đối tác bình đẳng và đủ năng lực để hợp tác. Vị thế này trước kia Việt Nam khơng có được trong quan hệ hợp tác với Liên Xô cũ.

Một yếu tố nữa cũng cần phải nhắc tới là việc Nga được thừa kế một khoản nợ lớn mà Việt Nam vay của Liên Xô trước kia. Việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ giúp Nga thu hồi được khoản nợ và có thể tiếp tục tái đầu tư vào những lĩnh vực mà Việt Nam ưu đãi.

Với chiến lược hướng sang phía Đơng của nước Nga, vùng Viễn Đơng có một vai trị quan trọng đặc biệt vì vùng này là cửa ngõ phía Đơng của nước Nga với các nước Châu

Á – Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Viễn Đông đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Trung ương. Là một khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng trong một thời gian dài Viễn Đông không được quan tâm đúng mức dẫn đến nền kinh tế trì trệ, mức sống người dân chậm được cải thiện, tình trạng di cư ồ ạt sang phần lãnh thổ châu Âu của Nga và sự tách biệt giữa vùng Viễn Đông với phần lãnh thổ Châu Âu này. Với chiến lược chấn hưng nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)