.Khuôn khổ pháp lý cho Quan hệ hợp tác giữa hai Bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 79 - 84)

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Viễn Đông nằm trong quan hệ tổng thể Việt – Nga. Do vậy, cần thiết phải điểm qua khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vai trò quan trọng của sự hợp tác trong chính sách đối ngoại của hai nước được thể hiện rõ nhất trong tuyên bố mới đây của lãnh đạo hai nước nhân chuyến thăm nước Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (7/10/2008). Tổng Thống Medvedev khẳng định “Nga chú trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương theo Học thuyết đối ngoại mới của Nga”.

Về quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư, nhất trí mở rộng hơn nữa hợp tác chon gang tầm quan hệ đối tác chiến lược, trên cơ sở lâu dài, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, chế tạo máy, khai khống… Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được thể chế hóa về mặt pháp lý bằng một loạt các văn kiện quan trọng. Đột phá đầu tiên là việc ký kết “Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa CNXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/06/1994. Sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác Việt Nga đã được nâng lên một tầm cao mới với Hiệp ước “Đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ XXI” được hai bên ký nhân dịp chuyến thăm đầu tiên sang Việt Nam của Tổng thống V.Putin (28/2-2/3/2001). Sự kiện này là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, trở thành quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở tin cậy, chặt chẽ, lâu dài, tồn diện, bình đẳng, cùng có lợi vì lợi ích của hai nước. Đặc biệt, ngày 8/3/2007 ơng Prikhodko Sergey Eduardovich, trợ lý đối ngoại của tổng thống Liên bang Nga V.Putin đã trực tiếp trao tận tay cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bản dự thảo “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam”. Ngày 27/10/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Medvedev đã chứng kiến việc ký kết 12 văn kiện quan trọng, trong đó có: Kế hoạch hành động chung Nga – Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư thời kỳ đến năm 2012; Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cá nhân; Hiệp định liên chính phủ về hoạt động lao động mới của các công dân Việt Nam tại LB Nga và công dân LB Nga tại Việt Nam; Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực thăm dị địa chất và khai thác dầu khí trên cơ sở xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro và một số hiệp định khác.

Những văn kiện pháp lý quan trọng trên là tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung và giữa Việt Nam và Viễn Đơng nói riêng.

3.4. Thực trạng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang (2000-nay)

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Viễn Đơng được hình thành từ khi hai nước thiết lập quan hệ thương mại và theo chiều dài lịch sử, quan hệ này được phân ra làm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn trước năm 1991 (thời Liên Xô cũ) - Giai đoạn 1991-2000

- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

i i ạn hợp tác Việt Nam – Viễn Đông ước 1991 nằm trong tổng thể mối quan hệ

hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô cũ.Trong những năm của thập niên 70-80, Hiệp định Rau, quả giữa Việt Nam và Liên Xơ đã được ký kết, theo đó, hằng năm, Việt Nam cung cấp hàng chục triệu rúp chuyển nhượng rau, quả tươi và chế biến sang Viễn Đông và Liên Xô. Tại một số địa phương ở miền Bắc của Việt Nam như Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Bắc, Nam Định đã hình thành các vùng chuyên canh để cung cấp rau, quả sang Liên Xơ và Viễn Đơng. Ngồi ra, một số hàng tiêu dùng khác của Việt Nam cũng được xuất sang phục vụ người tiêu dùng Viễn Đông như chè, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan… Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Viễn Đơng sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị để phục vụ nền kinh tế.

i i ạn 2 (1991-2000) gắn với những biến động sâu sắc về chính trị, xã hội ở Liên

Xô và Liên bang Nga vào những năm 90 đã làm thay đổi cục diện của mối quan hệ giữa hai nước. Quan hệ kinh tế - thương mại, cũng như cơ chế hợp tác giữa hai nước đã được thay đổi cơ bản về chất và vận động theo mơ hình kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này nước Nga bị lâm vào cuộc khủng hoảng tồn diện chính trị, kinh tế, xã hội và trong nửa đầu thập kỷ 1990 thực hiện chính sách “hướng về phía Tây” nên quan hệ kinh tế giữa hai nước bị trầm lắng, khối lượng trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước nói chug và giữa Việt Nam và Viễn Đơng nói riêng là khơng đáng kể và không phản ánh tiềm lực hợp tác giữa hai bên.

i i ạn từ nă 2000 n nay, dưới thời Tổng Thống Putin, Liên bang Nga tạo dựng

được sự ổn định về chính trị và xã hội, kinh tế phát triển ổn định và năng động theo định hướng thị trường, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nga nói chung và với Viễn Đơng nói riêng đã được nâng lên một tầm cao mới và có những thay đổi cơ bản về chất, nhất là sau hàng loạt các chuyến thăm lẫn nhau của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và chính phủ.

Hoạt động kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Viễn Đơng có xu hướng ngày càng phát triển. Đối tác hai bên tìm thấy nhiều điểm tương đồng, bổ trợ cho nhau về thị trường trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, Việt Nam đã xuất sang đây những chủng loại hàng hóa mới có sức cạnh tranh cao so với hàng hóa cùng loại của một số nước trong khu vực, chẳng hạn như sản phẩm điện gia dụng, hàng nhựa, đồ gốm sứ vệ sinh, hàng thủy hải sản nhiệt đới… Số thương nhân đi khảo sát, tiếp cận thị trường của nhau để thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch tăng nhiều so với trước.

Quan hệ giữa Việt Nam và Viễn Đông nằm trong mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, chiến lược Việt – Nga. Việt Nam và Nga đã có những mối quan hệ mật thiết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, cảng Vladivostok là nơi khởi đầu của những chuyến hàng gồm vũ khí, đạn dược, hàng hóa mà nhân dân Liên Xô, nhân dân Viễn Đông dành cho Việt nam. Khoảng 60.000 thanh niên Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô, nhiều chuyên gia Liên Xô, Nga đã hết long phục vụ Việt nam, trong đó có những chuyên gia đến từ Viễn Đơng. Nếu khơng có sự viện trợ, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần chí tình, đầy hiệu quả của các nước xã hội chủ Nghĩa, trước hết là Liên Xơ, chắc chắn nhân dân Việt Nam khó giành thắng lợi hồn tồn trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất tổ quốc như ngày nay.

Từ những năm 1980, thực hiện Hiệp định hợp tác lao động Việt – Xô, gần 10.000 công nhân Việt Nam đã làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, nơng trang khắp các vùng Viễn Đơng, đóng góp phát triển kinh tế Liên Xô và quan hệ hữu nghị Việt – Xô, và Viễn Đông cũng từng là thị trường to lớn cho sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam. Một số dự án hợp tác hiệu quả nhất là đánh bắt hải sản ở Kamchatca. Đây thực sự là thời kỳ hoàng kim của quan hệ Việt Nam – Viễn Đông.

- Về quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa Việt Nam và Viễn Đơng cũng có sự phát triển nhất định:

Biể ồ 3.13: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Viễn Đông 2003-2011(Đ T: T iệu USD)

Nguồn: Vụ Châu Âu, Bộ Công Thương Việt Nam

Về thương mại: năm 2008, thương mại hai chiều Việt Nam – Viễn Đông đạt khoảng 165 triệu USD (chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước). Việt nam xuất sang Viễn Đơng 63 triệu USD, trong đó chủ yếu là mỳ ăn liền (31,8 triệu USD), cao su thiên nhiên (17 triệu USD), rau quả (14,7 triệu USD), đậu lạc (2,6 triệu USD), gạo (2,2 triệu USD) tương ớt (2 triệu USD), dầu thực vật (1,5 triệu USD) và sản phẩm biển (gần 1 triệu USD), trong đó dầu lửa và sản phẩm dầu lửa chiếm 55,8 triệu USD; sắt thép khoảng 16,4 triệu USD và amiang khoảng 6,4 triệu USD31

Trong năm 2009, do bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, nhu cầu các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng giảm mạnh, thị trường thu hẹp nên kim ngạch thương mại của Viễn Đơng cũng giảm khoảng 40%, cịn hơn 12 tỷ USD so với 17,71 tỷ USD năm 2008, trong đó, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Viễn Đơng chỉ đạt khoảng 119 triệu USD (trong đó tổng kim ngạch Việt Nam – Nga khoảng 1,8 tỷ USD), Việt Nam xuất 43 triệu USD gồm các mặt hàng thực phẩm, rau quả đóng hộp, mỳ ăn liền và cao su thiên nhiên, tinh bột sắn. Việt Nam nhập khẩu từ Viễn Đông mức 76 triệu USD chủ yếu là sắt thép, amiang32

Năm 2010, kinh tế thế giới, Việt Nam và Liên bang Nga có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên, tăng trưởng thương mại giữa hai bên vẫn cịn rất khó khăn. Kim ngạch hai chiều Việt Nam- Viễn Đông đạt mức 129,227 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất sang Viễn Đơng

đạt 42,081 triệu USD và nhập từ Viễn Đông khoảng 87,146 triệu USD. Phần lớn mặt hàng nhập khẩu vẫn là rau quả đóng hộp, mỳ ăn liền và xuất khẩu chủ yếu là sắt thép. Con số này đến năm 2011 đạt mức 97,054 triệu USD, xuất khẩu đạt 37,488 triệu USD và nhập khẩu là 59,566 triệu USD32.

- Về hợp tác lao động:

Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Liên bang Nga theo cơ chế mới từ năm 2007, theo đó, Việt Nam có gần 10.000 lao động sang làm việc tại Liên bang Nga, bình quân mỗi năm có hơn 2.000 lao động sang đây làm việc. trong đó, lao động do các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động Việt Nam đưa đi khoảng trên 3.000 lao động, số cịn lại là đi theo hình thức tự do, nâng tổng số lao động Việt nam đang làm việc tại Liên bang Nga lên khoảng 80.000 người. trong đó, 51% lao động làm việc trong lĩnh vực dệt may, 39% làm trong ngành xây dựng và cịn lại làm việc trong các cơng xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc32

Viễn Đơng là thị trường quen thuộc của Việt Nam, hiện nay có khoảng 1,000 cơng nhân xây dựng Việt Nam tham gia các công trình xây dựng khắp Viễn Đơng, đặc biệt là các cơng trình APEC 2012 tại Vladivostok. Cơng nhân xây dựng Việt Nam được đánh giá là thông minh, sáng tạo, tay nghề vững. Điểm hạn chế là ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa coi trọng an toàn lao động, một vài trường hợp còn tự ý phá hợp đồng, bỏ ra làm ngoài.

- Về Du lịch:

Đây cũng là một trong các hướng hợp tác kinh tế chủ yếu giữa Việt Nam và Viễn Đông, nhất là từ khi hai bên có đường bay thẳng trực tiếp Vladivostok – Hà Nội 1 tuần/chuyến và Việt Nam đơn phương miễn thị thực nhập cảnh với thời hạn 15 ngày cho khách du lịch Nga (từ ngày 01/01/2009). Trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, mỗi năm có khoảng vài nghìn lượt khách du lịch Nga đến Việt Nam, từ năm 2009, số lượng khách du lịch giảm đi đáng kể. Hiện nay, tình hình đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt sau khi Vietjet Air mở đường bay đi đến Viễn Đông (từ Sân bay Quốc tế Nội Bài sang Sân Bay Vladivostok33) Theo đó việc mở đường bay giữa Việt Nam - Vladivostok sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch du lịch và thương mại đầu tư, cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai nước.

32

http://vneconomy.vn/20110718023025455P0C9920/lao-dong-viet-tai-nga-90-la-bat-hop-phap.htm - cập nhật 23h11p ngày

17/09/2014

- Về khoa học công nghệ:

Một trong những lĩnh vực hợp tác khác giữa Việt nam và Viễn Đông phát triển rất năng động và hiệu quả trong những năm gần đây là hợp tác khoa học công nghệ. Phân viện Viễn Đông Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga nhiều năm qua đã có nhiều dự án hợp tác với các cơ quan khoa học của Việt Nam, đặc biệt là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Năm 2009, hai bên đã đề nghị thành lập phịng thí nghiệm quốc tế Việt – Nga tại Việt Nam. Cho đến nay, hai bên đang triển khai hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu hải dương học, nhất là địa chất biển, mơi trường biển, hóa sinh biển…

Tóm lại, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Viễn Đơng sẽ tiếp tục có bước phát triển và củng cố trên nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực có nhiều thuận lợi để phát triển vẫn là thương mại, du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, hợp tác về nghề cá, sản xuất và chế biến gỗ, khai thác than…

V ĩnh c ầ ư, có thể nói, mối quan tâm của các nhà đầu tư của hai bên chưa nhiều.

Ví dụ, tính đến năm 2007, tại vùng Khabarov là một trong những khu vực phát triển nhất của Viễn Đơng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp của Việt Nam, trong khi đó Malaysia có 5 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây trong lĩnh vực công nghiệp rừng.

Một nhân tố không thể thiếu được trong quan hệ hợp tác giữa hai bên là sự có mặt của cộng đồng người Việt tại Viễn đông với khoảng 3000 người, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Khabarov và Vladivostok kinh doanh buôn bán tại các chợ (chủ yếu là hàng Trung Quốc). Tại thành phố Vladivostok có một số cơng ty Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu, tuy nhiên quy mơ cịn nhỏ bé. Chính quyền địa phương có thiện cảm với người Việt và sẵn sang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường Viễn đông. Nếu biết phát huy hết tiềm năng của cộng đồng người Việt tại Viễn Đông với những kinh nghiệm, hiểu biết và mối quan hệ đã được thiết lập với thị trường sở tại thì đây sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vùng Viễn Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)