Chính sách phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thông tin khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 35)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về chính sách phát triển thơng tin KH&CN

2.1. Chính sách phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ

Nghiên cứu khoa học là một quá trình tiếp nối liên tục, trong đó các cơng trình nghiên cứu đi sau kế thừa và tiếp nối kết quả của những người đi trước để tạo ra các tri thức và giá trị khoa học mới cho nhân loại. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay khi khoa học phải giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp địi hỏi phải có sự cộng tác và liên kết của nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau.Một trong những kênh thông tin, liên lạc và trao đổi học thuật quan trọng giữa các nhà khoa học đó là thơng qua các công bố khoa học.Những công bố khoa học này được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế và được tập hợp và truy cập thơng qua các CSDL KH&CN trực tuyến.

Có thể nói, các nguồn tin KH&CN là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với mỗi nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu của mình. Khơng có thơng tin KH&CN đầy đủ, tồn diện, cập nhật, các cán bộ NC&PT sẽ không thể tiến hành được hoạt động nghiên cứu KH&CN một cách hiệu quả, đạt trình độ cao. Thiếu thơng tin, các nhà nghiên cứu KH&CN của Việt Nam cũng sẽ khó có thể tham gia hoạt động NC&PT với các đồng nghiệp trên thế giới. Thông tin được coi là nguồn lực của sự phát triển và phát triển nguồn tin chính là nền tảng của hoạt động thơng tin.

Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN của một quốc gia được hình thành từ chính sách phát triển nguồn tin KH&CN trong nước và chính sách phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tin của đất nước trong nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo, sản xuất-kinh doanh và trong đời sống xã hội.

2.1.1. Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN trong nước

Với chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về thông tin KH&CN trong cả nước, Cục Thơng tin KH&CN quốc gia đã thể hiện vai trị quan trọng trong việc hình thành và triển khai chính sách phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước thông qua việc xây dựng và trình cấp thẩm quyền hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ nói chung và thơng tin KH&CN nói riêng. Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN

trong nước được định hình và triển khai trên cơ sở phân cơng, điều hồ, phối hợp hoạt động giữa các chủ thể có vai trị nịng cốt, đầu mối trong thu thập, xử lý và phục vụ thông tin KH&CN trong nước dựa trên các loại hình (dạng) nguồn tin chủ yếu hay còn được gọi là tài liệu chuyên dạng.

Theo sự phân cơng về loại hình tài liệu KH&CN ở Việt Nam, nhất là đối với nguồn tài liệu công bố hạn chế (tài liệu xám), đã được hình thành từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Các đầu mối quốc gia về thu thập và xử lý nguồn tin KH&CN trong nước được phân định như sau:

- Thư Viện Quốc gia Việt Nam: đầu mối thu thập, xử lý và phục vụ thông tin về: các luận án tiến sĩ do người Việt Nam bảo vệ ở Việt Nam và ở nước ngoài, cũng như do người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam; tất cả các xuất bản phẩm được xuất bản tại Việt Nam (sách, báo, tạp chí, bản đồ,…). Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở chế độ nộp lưu chiểu được quy định tại Luật Xuất bản và Pháp lệnh Thư viện. Thông tin về các luận án tiến sĩ Việt Nam có thể được truy cập và tìm kiếm tại Cơ sở dữ liệu toàn văn Luận án tiến sĩ với trên 20.000 luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam;

- Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ: đầu mối thu thập, xử lý và phục vụ thông tin chuyên dạng về các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật. Thông tin về các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và về cơng tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng có thể được truy cập, tìm kiếm trên Internet tại địa chỉ www.ismq.org.vn.

- Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ: đầu mối thu thập, xử lý và phục vụ thông tin chuyên dạng về sáng chế. Cục Sở hữu trí tuê ̣ đã triển khai D ự án sớ hóa d ữ liê ̣u sáng ch ế và xây dựng Thư viê ̣n số về B ằng sáng chế c ủa Viê ̣t Nam (Vietnam DigiPat). Thơng tin về các bản mơ tả (tồn văn) sáng chế và giải pháp hữu ích của Việt Nam hiện tại có thể được tra cứu trên Internet từ Thư viê ̣n số về B ằng sáng chế của Viê ̣t Nam địa chỉ http://digipat.noip.gov.vn.

- Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia: đầu mối thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ (đã hồn thành, đang được triển khai và kết quả áp dụng trong thực tiễn); các tài liệu hội nghị, hội thảo

khoa học; các công bố khoa học trong nước (trên các tạp chí, tạp san khoa học và cơng nghệ) và các số liệu thống kê về khoa học, công nghệ và đổi mới sàng tạo cũng như thông tin về cung và cầu công nghệ ở Việt Nam. Thông tin về các nguồn tài liệu KH&CN nêu trên có thể được truy cập, tìm kiếm trên Internet trong các cơ sở dữ liệu như CSDL Kết quả nghiên cứu, CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam, CSDL Thông kê KH&CN tại địa chỉ www.db.vista.gov.vn và trên

www.vista.gov.vn.

Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN trong nước tại Cục Thông tin được thực hiện theo nguyên tắc thu thập đầy đủ tối đa có thể, xử lý, bảo quản tập trung, phục vụ, chia sẻ thông tin cho mọi đối tượng trong cả nước về mọi lĩnh vực KH&CN. Chính sách này tập trung vào thu thập thơng tin từ 4 nguồn chính, bao gồm:

(1) Thơng qua việc đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc khơng sử dụng ngân sách nhà nước cũng như các ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đó là thơng tin về các nhiệm vụ KH&CN đang đươc tiến hành, đã được kết thúc hoặc thông tin về ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong sản xuất và đời sống.

(2) Thông qua việc thu thập các công bố khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;

(3)Thông qua việc mua các sách khoia học và cơng nghệ, các tạp chí xuất bản trong nước, đặc biệt là các tạp chí khoa học và cơng nghệ;

(4) Thông qua việc tạo lập các nguồn tin nội sinh (các xuất bản phẩm thông tin, các cơ sở dữ liệu liên quan đến khoa học và công nghệ) do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện.

Với chính sách nêu trên, các cơ quan đầu mối của Hệ thống các tổ chức thong tin KH&CN đã quan tâm và đầu tư nguồn kinh phí tương ứng để thu thập đầy đủ nhất có thể các nguồn tin KH&CN trong nước theo sự phân công, tổ chức xủ lý tập trung, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử để phục vụ việc truy cập, tìm kiếm và phổ biến các nguồn tin KH&CN trong nước.

Ngoài ra, một nguồn tin KH&CN trong nước rất quan trọng cũng được quan tâm phát triển trên cơ sở phân công trách nhiệm cho các trung tâm thông tin-thư

viện của các trường đại học. Đó là nguồn tin nội sinh, trước hết là các luận án, luận văn sau đại học và các nguồn học liệu khác được tạo ra trong quá trình đào tạo, nghiên cứu tại các trường đại học trong nước. Các nguồn tin nội sinh này được thu thập, xử lý và từng bước được số hoá, đưa vào CSDL để khai thác và chia sẻ nội bộ cũng như qua Internet.

Việc thực hiện chính sách phát triển nguồn tin KH&CN trong nước nêu trên có tác động rộng rãi, tích cực tới nhiều đối tượng liên quan, từ người tạo ra nguồn tin (các nhà khoa học, các viện trường, các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học) đên các cơ quan thu thập, xử lý và phổ biến thông tin (các cơ quan thông tin-thư viện, cơ quan phát hành), cơ quan quản lý nhà nước về thông tin thư viện đến những đọc giả, người dùng tin rộng rãi trong xã hội. Chính sách này, trước hết tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người có thể biết loại thơng tin nào có thể được phục vụ ở đâu; trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị liên quan trong việc giao nôp, thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ thơng tin theo u cầu của xã hội. Lợi ích lớn nhất do chính sách này có thể mang lại cho xã hội là nguồn tin trong nước được thu thập, xử lý và đưa vào phục vụ một cách đầy đủ, hệ thống, tránh sự trùng lặp không cần thiết cho nhiều tổ chức, cơ quan có liên quan, góp phẩn quản lý và phát triển nguồn tin trong nước như một nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia.

Chính sách này cũng chỉ ró nguồn kinh phí và nhân lực cụ thể cần huy động để thực thi chính sách. Đối với các đơn vị thực hiện dịch vụ công như các cơ quan thông tin-thư viện, nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kính phí hoạt động thường xuyên và kinh phí để thực hiện việc thu thập, mua các nguồn tin ngoài diện phải đăng ký, giao nộp, lưu chiểu theo quy định hiện hành của pháp luật.

2.1.2. Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài

Đối với một quốc gia, việc thu thập và cung cấp các nguồn tin KH&CN nước ngồi ln được sự quan tâm hàng đầu từ đội ngũ cán bộ nghiên cứu, đào tạo và sản xuất-kinh doanh cũng như đề ra trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý các cấp. Điều này dẫn đến nhu cầu cần phải có chính sách phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài ở tầm quốc gia với các mục tiêu, nội dung và biện pháp nhất quán như sau:

- Bảo đảm ngưỡng an ninh quốc gia về các nguồn thông tin KH&CN, tức

bảo đảm để các đối tượng dùng tin trong nước (cán bộ nghiên cứu, đào tạo, sản xuất-kinh doanh, quản lý, lãnh đạo các cấp) có thể tiếp cận, cập nhật và tiếp thu tri thức mới, tiên tiến của nhân loại để giải quyết các vấn đề phát triển bền vững của đất nước, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa đất nước với các nước tiên tiến trên thế giới;

- Có được các nguồn tin KH&CN nước ngồi phong phú, quan trọng và cần

thiết để đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các nhu cầu thơng tin của đội ngũ người dùng tin đông đào trong nước;

- Tránh sự trùng lặp, lãng phí, hiệu quả thấp trong đầu tư phát triển nguồn tin

KH&CN nước ngồi do tính tự phát, thiếu điều hoà, phối hợp trong công tác bổ sung, khai thác và chia sẻ nguồn tin KH&CN nước ngoài trong phạm vi cả nước;

- Bảo đảm hiệu quả tối ưu trong bổ sung, khai thác, chia sẻ nguồn tin KH&CN

nước ngoài dưới các dạng phù hợp với xu thế số hố, nối mạng tồn cầu và hội nhập quốc tế, bảo đảm sự hài hoà giữa nguồn tài liệu dưới dạng truyền thống và nguồn tin số hoá.

Trong giai đoạn vừa qua, do tái cấu trúc các bộ, ngành cũng như chủ trương đưa các viện nghiên cứu công lập về trực thuộc các tổng công ty nhà nước và bỏ chế đố bộ chủ quản đối với các tổng công ty quốc doanh, đại đa số các trung tâm/viện thông tin KH&CN của các Bộ ngành, mắt xích quan trọng của hệ thống các tổ chức thông tin KH&CN quốc gia đã bị suy yếu, thậm chí xố sổ. Việc phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài đáp ứng nhu cầu tin của các ngành tương ứng hầu như không được đầu tư, thực hiện. Các cơ quan thông tin-thư viện ở các trường đại học, viện nghiên cứu cũng lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về kinh phí bổ sung tài liệu KH&CN nói chung, nhất là tài liệu KH&CN nước ngoài (Bảng 2).

Trong bối cảnh nêu trên, chính sách phát triển nguồn tin KH&CN nước ngồi của Cục Thông tin được thực hiện theo nguyên tắc đa ngành, liên ngành, chọn lọc các nguồn tin chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực KH&CN ưu tiên của đất nước, chú trọng phát triển (bổ sung, cập nhật) các nguồn tin điện tử có chất lượng hàng đầu của thế giới (ScienceDirect, Scopus, ISI, SpringerLink,...).

Liên quan đến chính sách phát triển nguồn tin KH&CN của đất nước, Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN đã “Giao Cục Thơng tin KH&CN Quốc gia chủ trì và phối hợp phát triển, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế”. Để thực hiện chính sách này hàng năm, Cục Thơng tin được Nhà nước đầu tư kinh phí để thực hiện công tác bổ sung và cập nhật các nguồn tin KH&CN. Trước đây, hầu hết tài liệu được bổ sung dưới dạng tài liệu in, đĩa CD, vi phim v.v. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet, hiện nay hầu hết các nguồn tin KH&CN trên thế giới đã chuyển sang dạng tài liệu điện tử có thể truy cập trực tuyến. Cục Thơng tin khoa học và công nghệ quốc gia bắt đầu tiến hành bổ sung các nguồn tin điện tử từ năm 1992, số lượng và chủng loại nguồn tin điện tử được bổ sung không ngừng tăng lên. Cục rất coi trọng bổ sung các nguồn tin điện tử toàn văn. Hiện tại, Cục đã bổ sung nhiều nguồn tin toàn văn trực tuyến rất có giá trị như ScienceDirect, ISI Web of Knowledge, SpringerLink, IEEE, Proquest Central, ACS, ASME Digital

Library, APS Journals, American Institute of Physics, EBRARY… Các nguồn thông tin trên là những nguồn thông tin cực kỳ quý giá trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ của đất nước thể hiện qua hiệu quả sử dụng nguồn tin được mua.

Hiệu quả sử dụng các nguồn tin KH&CN của Cục được đo lường bằng các chỉ tiêu: Số lượng truy cập và sử dụng tài liệu trong các CSDL do Cục đặt mua; Số lượng và chất lượng của các công bố KH&CN quốc tế của Việt Nam; mối liên hệ giữa việc sử dụng tài liệu của các CSDL đặt mua với số lượng công bố KH&CN quốc tế; và đánh giá của bạn đọc đối với các nguồn tin của Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Thống kê của Cục Thông tin cho thấy, cùng với xu hướng phát triển của các loại hình tài liệu, số lượt bạn đọc sử dụng dịch vụ bạn đọc đặc biệt (dịch vụ đáp ứng tài liệu cho bạn đọc qua Internet thông qua tài khoản cá nhân của người dùng tin) tại Cục Thông tin cao gấp 14 lần số lượt bạn đọc tại chỗ và cả hai hình thức sử dụng dịch vụ thư viện này đều có sự tăng nhẹ qua các năm, cho thấy cơ cấu bổ sung nguồn tin của Cục Thông tin rất phù hợp và đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc[7, tr11].

Biểu đồ 1: Số lượt bạn đọc sử dụng Thư viện

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2015)

Số lượng tải về và sử dụng tài liệu từ các cơ sở dữ liệu nước ngồi cũng khơng ngừng tăng lên:

Biểu đồ 2: Số lượng các bài tạp chí được tải về từ các CSDL (số lượng sử dụng với ISI)

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2015)

.0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 2013 2014 2015 Springer e journal 41699.0 64568.0 65152.0 Web of Science 44270.0 52976.0 68703.0 IOP 2122.0 2331.0 8488.0 41699.0 64568.0 65152.0 44270.0 52976.0 68703.0 2122.0 2331.0 8488.0 Số b ài t ải về h o ặc số t sử d n g

16238.0 60500.0 85768.143 11058.0 52986.0 80652.081 10958.988 46257.078 22148.916 .0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 90000.0 100000.0

Springer e journal Web of Science IOP

( Ng hìn đ ồng )

Giá thành một bài tải về (2013-2015)

2013 2014 2015

Năm 2015, số lượng tải các tạp chí điện tử của Springer tăng 20,3% so với năm 2013 và 0,9% so với năm 2014. Số lượng sử dụng CSDL Web of Science cũng tăng 55,2% so với năm 2013 và 29,7% năm 2014. CSDL có lượt bài tải về tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thông tin khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)