Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về chính sách phát triển thơng tin KH&CN
2.5. Chính sách hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN thông qua
tiếp cận và áp dụng các chuẩn quốc tế
Để có thể hội nhập quốc tế và được quốc tế công nhận, hoạt động thông tin KH&CN cũng bắt buộc phải tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Với vai trị là cơ quan thơng tin cấp quốc gia, Cục Thông tin đã áp dụng và hướng dẫn sử dụng nhiều chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN.
2.5.1. Đăng ký xuất bản phẩm nhiều kỳ quốc tế (ISSN)
Là Trung tâm Mã số ISSN quốc gia, Cục Thông tin đã cấp hàng trăm mã số ISSN cho các xuất bản phẩm nhiều kỳ (bao gồm báo, tạp chí, niên giám, tập san,
bản tin, nội san, phụ san, phụ bản…bằng giấy và điện tử) và cập nhật thông tin các xuất bản phẩm nhiều kỳ này vào cơ sở dữ liệu ISSN quốc tế. Với mã số ISSN được cấp, các tạp chí khoa học của Việt Nam như được cấp “số căn cước chuẩn quốc tế”, được cộng đồng khoa học thế giới biết đến như sự hiện diện khoa học của Việt Nam trong làng khoa học thế giới.
2.5.2. Tạp chí KH&CN Việt Nam trực tuyến (VJOL)
Hệ thống "Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến" (Vietnam Journals Online - VJOL) là tập hợp phần nội dung của những tạp chí khoa học Việt Nam tự nguyện tham gia và cung cấp thông tin (thư mục và toàn văn) lên website và cho phép người dùng tin truy cập miễn phí. Như vậy, VJOL bao quát tất cả các lĩnh vực khoa học trong nước, giúp độc giả tiếp cận tri thức khoa học Việt Nam, góp phần phổ biến rộng ra thế giới. CSDL VJOL đã được Cổng thơng tin KH&CN tồn cầu WorldWideScience.org chọn xử lý vào CSDL thơng tin tồn cầu.
Việc xây dựng và duy trì trang VJOL có ý nghĩa to lớn trong việc phổ biến thành tựu nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cho cộng đồng thế giới.Mức độ truy cập các tạp chí KH&CN Việt Nam trên Website này là khá cao. Theo thống kê bằng công cụ Google Analytics, từ 1/1/2015 đến 1/12/2016 đã có 363.051 lượt truy cập vào VJOL từ Việt Nam và thế giới, trong đó có tỷ lệ người dùng mới chiếm 84,46% với số trang là 873.143 trang, có những tài liệu đã được tải xuống hàng nghìn lần. Về số lượng bài báo cập nhật trên VJOL: Phần lớn các tạp chí khoa học đăng ký tham gia VJOL đều có những quy định riêng về độ trễ của việc cập nhật tạp chí của mình lên VJOL. Số lượng bài báo được đưa lên mạng VJOL trong từng năm tương đối ổn định, tương ứng với số tạp chí tham gia. Nếu như trong các năm đầu- số tạp chí khoa học tham gia VJOL là gần 40 tạp chí, lượng bài báo hàng năm được cập nhật lên mạng VJOL là từ 3.500-4.000 bài/năm, thì vào các năm 2016, 2017- do số lượng tạp chí tham gia VJOL tăng lên tới gần 70 tạp chí, vì thế lượng bài báo được cập nhật hàng năm cũng tăng lên khá nhiều (5.500-6.000 bài/năm). Tính đến hết năm 2017, số lượng bài báo được đưa lên mạng VJOL sẽ là trên 30.000 bài.
2.5.3. CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam bằng tiếng Anh
Hiện nay, Cục Thơng tin đang duy trì CSDL VNDOC, là các bài nghiên cứu được dịch ra tiếng Anh và cập nhật lên Cổng Thông tin KH&CN Quốc gia (www.vista.gov.vn). Bên cạnh các bản tin KH&CN hàng ngày bằng tiếng Anh, Cục Thông tin cũng cung cấp phiên bản tiếng Anh của Sách trắng KH&CN Việt Nam để cộng đồng quốc tế có thể biết đến nền KH&CN Việt Nam một cách hệ thống và đầy đủ hơn.
Cục Thơng tin cịn là đối tác của nhiều tổ chức KH&CN quốc tế như Cục Công nghệ Nhật Bản (JST), Viện Thông tin KH&CN Hàn Quốc (KISTI), Viện Thông tin KH&CN Malaysia (MASTIC), Hội đồng quốc tế về Thông tin khoa học và kỹ thuật (ICSTI), Trung tâm quốc tế ISSN, Mạng tiên tiến châu Á- Thái Bình Dương (APAN). Đặc biệt, Cục Thông tin đang thực hiện Tiểu dự án FIRST- NASATI thuộc dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, KH&CN - FIRST” do Ngân hàng Thế giới tài trợ với mục tiêu cung cấp thông tin thống kê như một công cụ đo lường, đánh giá hoạt động khoa học, công nghệ, tăng cường xây dựng CSDL quốc gia về đổi mới sáng tạo của đất nước. Cục Thông tin tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia hàng đầu đến từ tất cả các châu lục trên thế giới.