Chính sách kết hợp chặt chẽ giữa thông tin KH&CN với thống kê KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thông tin khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 56)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về chính sách phát triển thơng tin KH&CN

2.6. Chính sách kết hợp chặt chẽ giữa thông tin KH&CN với thống kê KH&CN

Do hoạt động thông tin KH&CN và thống kê KH&CN được kết hợp với nhau trong cùng một hệ thống tổ chức, do đó hiện trạng hạ tầng thơng tin KH&CN và hạ tầng thông tin thống kê KH&CN được xem xét chung, khơng tách biệt.

Ở khía cạnh nào đó, có thể coi thống kê KH&CN chính là “đầu vào” của hoạt động thông tin KH&CN bởi mọi thông tin, nhận định đưa ra đều dựa trên cơ sở chứng minh của số liệu thống kê.

Để có thể phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động KH&CN, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành KH&CN, công tác thống kê, đánh giá KH&CN hơn lúc nào hết đòi hỏi phải được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thống kê KH&CN đã bước đầu được xây dựng và đang dần hoàn thiện. Hoạt động thống kê KH&CN đã được đề cập trong Luật KH&CN. Luật Thống kê được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cho lĩnh vực thống kê, trong đó có thống kê KH&CN. Hoạt động thống kê KH&CN cũng được đề cập đến trong một số luật chuyên ngành về KH&CN như Luật Chuyển giao Công nghệ (Điều 50. Thống kê chuyển giao công nghệ).

Đặc biệt, ngày 29/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN quy định việc cung cấp, thu thập, xử lý, công bố và sử dụng thông tin thống kê KH&CN, phát triển công tác thống kê KH&CN trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là Nghị định có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển công tác thống kê KH&CN, xác định cụ thể hơn vai trò và trách nhiệm của Bộ KH&CN trong lĩnh vực này.

Cơ sở pháp lý để triển khai công tác thống kê KH&CN gồm: - Nghị định 30/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thống kê KH&CN.

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/1/ 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

- Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp với các Bộ, ngành.

- Quyết định số 803/2012/QĐ-TTg ngày 28/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê”.

- Thông tư 05/2009/TT-BKHCN ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN.

- Thông tư 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/12/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN.

- Thông tư 26/2015/TT-BKHCN ngày 26/12/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với sở KH&CN.

- Quyết định số 1757/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2009 về danh mục các cuộc điều tra thống kê KH&CN ngồi Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

- Chỉ thị số 3595/CT-BKHCN ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc tăng cường công tác thống kê KH&CN.

Hiện nay, Cục Thông tin là cơ quan được Bộ KH&CN giao tổ chức các cuộc điều tra thống kê KH&CN trong và ngoài hệ thống điều tra thống kê quốc gia, như:

Điều tra nghiên cứu và phát triển: thu thập thông tin về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học, các doanh nghiệp chế tạo phục vụ đánh giá, xây dựng chính sách chiến lược khoa học và cơng nghệ. Chu kỳ 2 năm; ngày 01 tháng 07 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8).

Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ: thu thập thông tin về nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, tài chính, thơng tin và các tiềm lực KH&CN khác phục vụ phân tích thơng tin quy hoạch và xây dựng chiến lược, chính sách, phục vụ quản lý điều hành hoạt động khoa học công nghệ; Chu kỳ 5 năm; ngày 01 tháng 9 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 4 và 9).

b. Các chương trình điều tra thống kê về khoa học và cơng nghệ ngồi chương trình điều tra thống kê quốc gia.

Điều tra đổi mới công nghệ (vào các năm có tận cùng là 3, 6 và 9): Thu thập thông tin về hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất và sản xuất kinh doanh để phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, xây dựng chiến lược đổi mới công nghệ quốc gia.

Điều tra về hội nhập quốc tế về khoa học và cơng nghệ (vào các năm có tận cùng là 3, 6 và 9): Thu thập thông tin về mức độ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; Xác định năng lực của cộng đồng khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia các họat động quốc tế; Xác định mức độ thâm nhập của quốc tế vào Việt Nam.

Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và cơng nghệ (vào các năm có tận cùng là 3 và 8): Thu thập và phân tích dữ liệu về nhận thức của công chúng, mối quan tâm đến khoa học và công nghệ và sự hiểu biết của họ về khoa học và công nghệ; Xác định sự khác biệt của thái độ và hiểu biết về khoa học và công nghệ của công chúng so với những nghiên cứu trước đây; Hình thành những chiến lược mới và kế hoạch hành động để nâng cao và thúc đẩy mối quan tâm về khoa học và cơng nghệ của cơng chúng.

2.7. Chính sách đáp ứng nhu cầu thơng tin thông qua cung cấp hệ thống sản phẩm và dịch vụ thơng tin có giá trị gia tăng cao, phù hợp với từng nhóm người dùng tin cụ thể

Công tác xử lý thông tin và phục vụ thông tin luôn được Cục Thông tin chú trọng, đặc biệt trong việc đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Công tác xử lý thông tin chuyển hướng tạo ra các sản phẩm thơng tin có giá trị gia tăng cao.

Hàng năm, Cục Thông tin biên soạn và phát hành Sách Khoa học công nghệ Việt Nam nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động KH&CN trong nước với nhiều số liệu thống kê cập nhật. Sách đã được gửi tới làm tài liệu tham khảo cho đại biểu Quốc hội và các nhà lãnh đạo, quản lý KH&CN.

Cục Thông tin biên tập và xuất bản Sách Khoa học công nghệ Thế giới để cung cấp toàn cảnh hoạt động KH&CN; những kết quả đạt được trong lĩnh vực KH&CN trong năm qua và những định hướng cơ bản của các nước trên thế giới trong hoạt động nghiên cứu và phát triển KH&CN trong những năm tới.

Cục Thông tin cũng phát hành nhiều ấn phẩm chuyên đề nhằm tổng hợp, phân tích và cung cấp thơng tin KH&CN phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho lãnh đạo các cấp, phục vụ việc phát triển KH&CN cho các doanh nghiệp tại các địa phương và cập nhật thông tin về sự phát triển KH&CN tới xã hội:

- Xuất bản 12 số Bản tin phục vụ lãnh đạo với nội dung cập nhật thông tin về chiến lược, chính sách phục vụ phát triển kinh tế, KH&CN. Bản tin được cung cấp

cho các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên cao cấp thuộc cơ quan trung ương của Đảng (Văn phòng, Ban tổ chức, Ban tuyên giáo), Quốc hội (Văn phòng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường), Văn phịng Chủ tịch nước, Văn phịng Chính phủ, Hội đồng lý luận Trung ương, Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia, Bộ KH&CN, Bí thư và Chủ tịch các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở KH&CN trong cả nước.

- Hàng năm xuất bản 12 Tổng luận khoa học - công nghệ - kinh tế với nội dung bám sát các yêu cầu, địi hỏi xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH&CN. Các tổng luận tập trung vào các định hướng phát triển đề khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội, cũng như những xu hướng tương lai của kinh tế thế giới. Những tổng luận này đã được lãnh đạo Bộ sử dụng làm tài liệu chính phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, xây dựng chính sách như Tổng luận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Tổng luận

Tương lai của năng suất, Tổng luận Xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long,… Đây là nguồn tư liệu tổng hợp, phân tích có giá trị thực tiễn cao, phục vụ

thiết thực cho công tác quản lý nhà nước của Bộ về KH&CN và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, Cục Thông tin đã đăng tải trên 3000 tin, bài nghiên cứu tổng hợp về KH&CN ở trong và ngoài nước trên Cổng thông tin điện tử của Cục, thực hiện tóm tắt 502 kết quả nghiên cứu các đề tài và cơng trình nghiên cứu KH&CN cấp Bộ và cấp quốc gia để công bố trên Cổng thông tin của Cục, của Bộ và gửi thông tin hàng ngày, gửi tuần tin điện tử và Bản tin hình theo tháng tới các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và địa phương, các đầu mối thông tin tại các Sở KH&CN trong cả nước. Đặc biệt, bản tin Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tuy mới phát hành nhưng đã nhận được phản hồi tích cực của cộng đồng khoa học và doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách phát triển nguồn tin khoa học và cơng nghệ, chính sách phát triển hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ quốc gia, mạng Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, chính sách hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thông tin khoa học và cơng nghệ,…thì Cục Thơng tin khoa học và công nghệ quốc gia đặc biệt chú trọng đến chính sách phát triển nguồn tin và chia sẻ nguồn tin thông qua Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử. Bởi lẽ, bổ sung và phát triển các nguồn tin khoa học và công nghệ là vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của đất nước.

Chƣơng 3: Đề xuất chính sách phát triển thơng tin khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế.

Để đưa ra những chính sách phát triển thơng tin KH&CN trong xu thế hội nhập quốc tế, trước tiên, cần phải tìm hiểu chính sách phát triển thơng tin KH&CN của các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có thêm căn cứ, kinh nghiệm để đưa ra những chính sách vừa phù hợp với xu thế phát triển của thế giới vừa sát với thực tiễn cụ thể ở nước ta.

Do hạn chế bởi khuôn khổ của đề tài luận văn, tác giả khơng có điều kiện khảo sát thực tế các cơ quan TT-TV KH&CN hoặc thống kê KH&CN nước ngoài. Những thơng tin có được chủ yếu là kết quả nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu trên các trang Web hoặc kế thừa kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp. Cụ thể, tác giả tiến hành tổng hợp các thông tin thu nhận được về hoạt động TT-TV KH&CN của một số nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ.

3.1. Hoạt động thông tin-thƣ viện KH&CN của các nƣớc trong khu vực và thế giới thế giới

3.1.1 Hoạt động thông tin-thư viện KH&CN của các nước ASEAN

a) Indonesia

Một trong những đặc trưng của hoạt động thông tin KH&CN tại Indonesia là sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa cơ quan thông tin KH&CN và các thư viện. Nội dung của sự hợp tác này là chú trọng vào việc chia sẻ nguồn lực thông tin, nhằm từng bước hạn chế những ảnh hưởng của sự gia tăng giá thành để bổ sung nguồn thông tin KH&CN trên phạm vi tồn quốc gia. Mạng thơng tin quốc gia cũng góp phần quan trọng vào việc thực thi chính sách chia sẻ nguồn lực thơng tin và cũng qua đó phát triển các loại hình dịch vụ cung cấp và chuyển giao tài liệu đến người dùng tin ở xa qua mạng. Một trong những mục tiêu chủ yếu của hệ thống thông tin KH&CN Indonesia là phát triển các nguồn thơng tin dạng số có thể được chia sẻ để tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng về khai thác, truy cập nguồn thông tin KH&CN. Các thư viện công cộng và thư viện đại học rất chú trọng đến việc phát triển các nguồn thông tin loại này và đặc biệt là có chính sách thích hợp để phát triển các nguồn thơng tin trong nước.

Về phía Nhà nước, Chính phủ Indonesia đã ban hành một loạt chính sách cho việc số hoá các tài liệu do các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan khơng thuộc Chính phủ và các trường đại học tạo nên, gồm: luận án, luận văn, các báo cáo kết quả nghiên cứu. Văn phòng Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu và Cơng nghệ đã có một kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai việc số hoá nguồn tài liệu này của quốc gia giữa Thư viện các trường đại học và Trung tâm thông tin tư liệu khoa học (PDII – Centre for Scientific Documentation and Information).

Mạng thư viện số Indonesia (Digital Library Network- IndonesianDLN) được thành lập năm 2001, hiện bao gồm 15 thành viên. Ưu tiên hàng đầu của

IndonesianDLN là thiết lập diễn đàn cho mạng thư viện số ở Indonesia và thực thi

chính sách bình đẳng trong việc truy cập, khai thác mọi nguồn thông tin của quốc gia, nhất là các thông tin về các vùng, miền, địa phương. Mọi tổ chức, cá nhân ở bất cứ nơi nào trên đất nước Indonesia đều có thể kết nối với IndonesianDLN và có thể khai thác các nguồn tài ngun thơng tin có trên mạng[14, tr. 46].

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khả năng truy cập nguồn tài liệu trong nước nói trên, Thư viện của PDII đã chú trọng phát triển các CSDL thông tin khoa học cùng với thư viện của nhiều trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khác. Kết quả là đã tạo ra hàng chục CSDL các loại (thư mục, toàn văn, dữ kiện) với khối lượng khá lớn (Đơn cử như CSDL về năng lượng nguyên tử quốc gia do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc gia xây dựng với 2,3 triệu biểu ghi).

Indonesia còn xây dựng các Trạm thông tin công nghệ (Technology Information Kiosk). Những trạm này có nhiệm vụ đảm bảo việc truy cập đến các nguồn thông tin KH&CN đối với toàn thể cộng đồng và tập trung ưu tiên nhóm người dùng tin là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) .

b) Malaysia

Tại Malaysia, chính sách KH&CN quốc gia và kế hoạch hành động trong giai đoạn (2000-2010) đã tạo điều kiện cho việc phát triển một cách hiệu quả cơng tác thu thập, kiểm sốt, đánh giá và cơ chế trao đổi truyền thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu KH&CN cũng như phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới của quốc gia. Bộ KH&CN Malaysia có vai trị chủ yếu trong việc quản lý và phổ biến

thơng tin KH&CN, kích thích sự phát triển của nền kinh tế dựa trên thơng tin và tri thức. Trong bối cảnh đó, việc kiện tồn hệ thống thơng tin quốc gia được coi là lĩnh vực phát triển ưu tiên của đất nước.

Cơ quan thông tin KH&CN đầu ngành của Malaysia là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia Malaysia (MASTIC), trực thuộc Bộ KH&CN Malaysia. Được thành lập năm 1992, đây là một trong 5 trung tâm thông tin hỗ trợ phát triển KH&CN quan trọng của Malaysia. Bên cạnh chức năng thông tin KH&CN, MASTIC còn là cơ quan thực hiện chức năng thống kê KH&CN của Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thông tin khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)