Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về chính sách phát triển thơng tin KH&CN
3.2. Đề xuất chính sách phát triển thông tin KH&CN trong xu thế hội nhập
3.2.6. Chính sách mở rộng kết nối và nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng Nghiên cứu
Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
Theo kết quả điều tra khảo sát về mức độ đáp ứng yêu cầu của “Chính sách phát triển hạ tầng thơng tin quốc gia về KH&CN thông qua xây dựng và phát triển Mạng thông tin tiên tiến kết nối quốc gia, khu vực và thế giới“: có 7% các ý kiến đồng ý rằng “Đã đáp ứng“, 75% các ý kiến đồng ý rằng “Đáp ứng một phần“ và 10% các ý kiến đồng ý rằng “Chưa đáp ứng“. Còn theo kết quả điều tra khảo sát về đánh giá Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN): có 29% những người dùng biết và từng sử dụng, 29% những người dùng biết nhưng chưa sử dụng, 27% là chưa biết tới Mạng này, 11% cho rằng Mạng này rất hữu ích và cần thiết, 19% cho rằng Mạng này hữu ích nhưng cần mở rộng kết nối hơn nữa, và khơng có ý kiến nào cho rằng Mạng này là không cần thiết. Như vậy, Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) là cần thiết và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. Cần phải có những giải pháp như:
- Kết nối 100% các trung tâm thông tin - thư viện, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, phịng thí nghiệm trọng điểm, các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, bệnh viện của các mạng thành viên VinaREN vào VinaREN để khai thác hiệu quả nguồn tin KH&CN cốt lõi được phát triển.
- Duy trì và nâng cấp kết nối mạng VinaREN với các mạng thông tin quốc tế về KH&CN lớn là TEIN, GLORIAD, APAN với băng thông rộng và hiệu quả cao.Đảm bảo kinh phí để duy trì kết nối với các mạng GLORIAD, TEIN, APAN.
- Xây dựng và đưa vào sử dụng CSDL về nguồn tin KH&CN có thể khai thác qua VinaREN.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng và khai thác hiệu quả VinaREN.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ kết nối Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) với các mạng NC&ĐT quốc tế.
- Hỗ trợ tăng cường và nâng cấp trang thiết bị cho VNNOC đảm bảo băng thông và chất lượng kết nối. Hỗ trợ nhiệm vụ duy trì, nâng cấp các NOC khu vực, ở một số thành phố lớn.
- Hỗ trợ một số tổ chức KH&CN Việt Nam trong những lĩnh vực ưu tiên và trọng điểm, những tổ chức KH&CN tham gia vào các hoạt động hợp tác NC&PT song phương và đa phương kết nối vào VinaREN. Việc hỗ trợ có thể bao gồm hỗ trợ về trang thiết bị kết nối, đào tạo nguồn nhân lực vận hành hệ thống, hỗ trợ khai thác thông tin KH&CN.
- Đẩy mạnh kết nối mạng VinaREN với các mạng NC&ĐT quốc tế (như GEANT, Internet2, TEIN4, những mạng khu vực…) để phát triển những dịch vụ tiên tiến như:
a) Hỗ trợ phát triển VinaREN như một mạng thử nghiệm cho nghiên cứu về mạng Internet tương lai và hỗ trợ những cộng đồng đặc thù như vật lý năng lượng cao (high-energy Physics), thiên văn, văn hoá điện tử (e-Culture, cyberperformances).
b) Hỗ trợ triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu và trao đổi thông tin liên quan đến biết đổi khí hậu, quan trắc thời tiết và cơng nghệ phịng chống thiên tai điện tử trên cơ sở hạ tầng VinaREN (E- Disaster Technologies). Quản trị và lưu trữ dữ liệu liên quan đến khí hậu.
c) Hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng sử dụng điện toán đám mây trên VinaREN (VinaREN cloud) để cung cấp dịch vụ không gian lưu trữ, máy chủ ảo và máy trạm ảo cho các nhà khoa học Việt Nam.
d) Hỗ trợ nhiệm vụ nghiên cứu triển khai thử nghiệm roaming đào tạo (education roaming hay eduroam) ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng hạ tầng VinaREN.
đ) Hỗ trợ phổ biến nội dung y tế (Web IPTV with Medical contents).
e) Hỗ trợ xây dựng và cung ứng các chương trình đào tạo y học và các khố đào tạo sau đại học về phẫu thuật trên hạ tầng hệ thống video-conference.
g) Hỗ trợ phát triển hạ tầng thông tin và hợp tác KH&CN khu vực hạ lưu sông Mê Kông.
h) Hỗ trợ phát triển Dịch vụ dữ liệu di động (Data mobility service) bằng công nghệ mạng điều khiển bằng phần mềm(Software-Defined Network – SDN technologies).
i) Hỗ trợ Nghiên cứu giải pháp khôi phục sau tai hoạ nhờ di trú Hạ tầng như là dịch vụ (IaaS) sang trung tâm dữ liệu từ xa.
k) Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng IPv6 cho VinaREN.
3.2.7. Chính sách nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ thơng tin hiện có và triển khai các sản phẩm, dịch vụ thơng tin mới có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu thông tin trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào đạo và đổi mới sáng tạo
Theo kết quả khảo sát về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Cục Thông tin KH&CN quốc gia cho thấy, đa phần các ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ ở mức khá và các xuất bản phẩm thơng tin là hữu ích. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN hiện có. Đa dạng hố các loại hình sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN: tạo lập các sản phẩm thông tin KH&CN mới; phát triển dịch vụ thông tin KH&CN mới; nâng cao nguồn lực thơng tin và tăng cường cơ sở vật chất.
Ngồi ra, cần chuẩn hóa trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN như: xây dựng và áp dụng các chuẩn xử lý thông tin; xây dựng và áp dụng các chuẩn dịch vụ thông tin – thư viện; xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Phối hợp liên kết chặt chẽ hơn nữa trong tổ chức, sử dụng và khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN.
Nâng cao trình độ cán bộ tổ chức sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN và tổ chức phổ biến, hướng dẫn người dùng tin.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Qua nghiên cứu chính sách phát triển thơng tin KH&CN của các quốc gia trên thế giới, để từ đó rút ra được những kinh nghiệm về chính sách phát triển thông tin KH&CN của họ. Kết hợp với Chiến lược phát triển ngành KH&CN giai đoạn 2011-2020 và kết quả khảo sát điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đã đề xuất một số chính sách phát triển thơng tin khoa học và công nghệ trong thời gian tới như:
- Chính sách thu thập, xử lý và cung cấp, chia sẻ các nguồn thông tin KH&CN trong nước;
- Chính sách chọn lọc, bổ sung và chia sẻ các nguồn tin KH&CN có giá trị của thế giới phục vụ hiệu quả các lĩnh vực phát triển ưu tiên, chiến lược của đất nước hướng tới bảo đảm ngưỡng an ninh thông tin KH&CN quốc gia;
- Chính sách điều hồ, phối hợp trong bổ sung, chia sẻ nguồn tinKH&CN trong phạm vi cả nước;
- Chính sách triển khai cơng tác tiêu chuẩn hoá, áp dụng rộng rãi các chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thơng tin KH&CN;
- Chính sách tập trung chỉ đạo và triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN;
- Chính sách mở rộng kết nối và nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam;
- Chính sách nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ thơng tin hiện có và triển khai các sản phẩm, dịch vụ thông tin mới có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu thông tin trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào đạo và đổi mới sáng tạo.
Các chính sách phát triển thông tin KH&CN nêu trên đều sử dụng nguồn nhân lực của Cục Thông tin KH&CN quốc gia để thực thi chính sách và nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Hoạt động thơng tin KH&CN ở Việt Nam đã có một bề dày lịch sử phát triển trên 50 năm, phát triển mạnh vào những năm 70 và kiện toàn vào những năm 80 của Thế kỷ XX. Cho đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN rộng khắp, bao quát được hầu hết các lĩnh vực KH&CN, các khu vực địa lý của đất nước. Nguồn lực thơng tin KH&CN được hình thành và xây dựng trong nhiều năm qua đã đảm bảo một cơ sở thơng tin nhất định, góp phần đảm bảo thông tin ở mức độ nhất định cho hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế về KH&CN. Tuy nhiên nguồn tin KH&CN nội sinh chưa được quản lý, phổ biến một các tốt nhất, chưa khai thác hiệu quả trong khi nguồn tin KH&CN quốc tế mà Việt Nam mua hoặc mua quyền truy cập cịn thiếu, khơng đồng bộ. Việt Nam đã xây dựng và đưa được vào vận hành, khai thác Mạng NC&ĐT Việt Nam (VinaREN). Tuy nhiên VinaREN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và cũng chưa được khai thác hiệu quả. Do đó, hồn thiện chính sách phát triển thơng tin KH&CN theo hướng phù hợp nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế thực sự trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Trong số các chính sách cụ thể được tác giả luận văn đề xuất trong Chương III, cần đặc biệt quan tâm tới các chính sách cơ bản, có tính chất chiến lược, lâu dài như: Chính sách thu thập, xử lý và cung cấp, chia sẻ các nguồn thông tin KH&CN trong nước; Chính sách chọn lọc, bổ sung và chia sẻ các nguồn tin KH&CN có giá trị của thế giới phục vụ hiệu quả các lĩnh vực phát triển ưu tiên, chiến lược của đất nước hướng tới bảo đảm ngưỡng an ninh thơng tin KH&CN quốc gia; Chính sách điều hồ, phối hợp trong bổ sung, chia sẻ nguồn tinKH&CN trong phạm vi cả nước.
Trong thời gian tới, cần tập trung thực thi các chính sách có tính đột phá, tạo sung lực và bước ngoạt mới cho phát triển thông tin KH&CN của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là: Chính sách tập trung chỉ đạo và triển khai xây
dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN và Chính sách mở rộng kết nối và nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam.
Việc hoạch định và thực các chính sách phát triển thơng tin KH&CN trong bối cảnh hội nhập là hết sức quan trọng. Để các chính sách đó phát huy được tác dụng tích cực, cần quan tâm hơn nữa đến việc thường xuyên rà soát, đánh giá để hồn thiện hoặc đề xuất thêm các chính sách mới phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới trong từng giai đoạn phát triển cụ thể./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư 25/2015/TT-BKHCN quy định chế
độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư 26/2015/TT-BKHCN quy định chế
độ báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN áp dụng đối với Sở KH&CN.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN quy định về
việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN quy định về
xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, tr. 2.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Dự thảo Tờ trình về Đề án phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
https://www.most.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=691, 16/5/2017.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN, tr. 1-2.
7. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Báo cáo tổng kết hoạt động của
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia từ năm 2013 đến năm 2016, tr. 11.
8. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Kết quả cuộc Điều tra Nghiên
cứu và phát triển năm 2014, tr. 8.
9. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Thuyết minh nhiệm vụ nhập sách, tạp chí KH&CN năm 2017, tr. 15.
10. Vũ Cao Đàm, Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 18,29,30.
11. Nguyễn Thị Đào, Đặc điểm và cấu trúc trình bày các ấn phẩm thông tin,http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/dac-diem-va-cau-truc-trinh-bay-cac-an-
pham-thong-tin.html, 28/6/2017.
12. Lê Xuân Định và cộng sự (2017), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Cơng ty cổ phần Văn hóa Hà Nội.
13. Mai Hà (2015), Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong
giai đoạn mới, Tạp chí Khoa học Xã Hội Việt Nam, số 7 (92), tr.108.
14. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hiện
đại hóa Hệ thống thơng tin KH&CN quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Trung tâm Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, tr. 46, 52.
15. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển
cơng tác thơng tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung tâm Thơng tin Tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, tr. 58.
16. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui và tập thể tác giả (2007), Giáo trình Triết
học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr 97.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật khoa học và
công nghệ số 29/2013/QH13, tr. 1.
18. Nguyễn Danh Sơn, Lê Thanh Bình, Nguyễn Hữu Cẩn, Mai Hà, Trần Văn Học (2005), Nghiên cứu chính sách KH&CN của Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN - Bộ KH&CN, Hà
Nội, tr. 19.
19. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết
định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
20. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Quyết
định 667/QĐ – TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”.
21. Phạm Quốc Trụ, Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
http://nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc- te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien, 28/6/2017.
22. Nguyễn Thành Trung và cộng sự (2013), Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương: “Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương”.
23. Vũ Anh Tuấn (2007), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn xây dựng và phát triển Liên hợp Thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn tin khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu Dự báo và Chiến lược Khoa
PHỤ LỤC 1. Bảng tổng hợp số liệu khảo sát bằng Bảng hỏi
Câu Nội dung
Số người
chọn
Tỷ lệ phần trăm 1 Ông/Bà có biết các văn bản pháp lý sau liên quan đến
chính sách thơng tin KH&CN (đánh dấu X vào ô vuông tương ứng)?
1.1 Nghị định 11/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thơng tin KH&CN (thay thế Nghị định 159/2005/NĐ-CP)
76 76%
1.2 Thông tư 14/2014/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN
83 83%
1.3 Thông tư 25/2015/TT-BKHCN của Bộ KH&CN quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN