3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Vườn quốc gia Xn Thuỷ nằm ở phía Đơng – Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có toạ độ địa lý từ 20o10’ – 20o15’ vĩ độ Bắc; 106o20’ – 106o32’ kinh độ Đông, cách thành phố Nam Định khoảng 65 km. Phía Đơng Bắc, Vườn quốc gia giáp sơng Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
Khu vực vùng lõi của VQG Xn Thủy có tổng diện tích khoảng 7.100 ha, bao gồm 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lư và cồn Xanh (xã Giao Thiện).
Khu vực 05 xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 4.023,67 ha, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Vùng này bao gồm 960 ha diện tích cịn lại của Cồn Ngạn, 2.764 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích rộng 4.276 ha.
Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây (Nguyễn Việt Cách, 2005). Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài
khoảng 12 km, chiều rộng bình qn khoảng 1.500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ơ thửa, hình thành các đầm ni tơm cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha.
Hình 3.1: Ảnh chụp khu vực VQG Xuân Thủy
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng
10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000 m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sơng Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sơng Ba Lạt). Ngồi ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2.000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000m
và chiều rộng bình qn khoảng 2.000m. Ở phía Đơng và Đơng Nam Cồn Lu cịn có cồn cát cao (1,2m – 2,5m) khơng bị ngập triều. Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sơng Trà. Từ các cồn cát, diện tích cịn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2.500 ha.
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng
3.1.2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004).
● Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24oC; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình là 84%.
● Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800 m; số ngày mưa trong năm 133
ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đơng, có những giao thời Đơng Xuân – Hè Thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa. Lượng mưa trung bình năm từ 1700-1800 mm. Mùa thu-đơng có lượng mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1000-1200m. Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió Đơng Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng.
● Gió: Về mùa đơng thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau chuyển hướng Đơng Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa đơng từ 3,2-3,9 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2- 20,5m/s (cấp 8). Đặc biệt số ngày có gió Đơng Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dơng nhiều nhất. Bão xuất hiện nhiều hàng năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 cơn bão mạnh; số 2 (Washu, 18/7) sức gió cấp 10; cơn bão số 6 (Vincente, 18/9), sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey, 28/9), sức gió cấp 12.
● Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 0,011 đến 0,03. Sực biến thiên của độ mặn còn tuỳ thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 0,001 NaCl vào sâu tới 10 km và ở hàm lượng 0,004 tới 5km.
● Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên đưói 23 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m. Biến thiên
của thuỷ triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đơi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
3.1.3. Thổ nhưỡng, đất đai
Đất đai khu vực vùng đệm và vùng lõi của VQG Xuân Thủy được tạo thành 02 vùng từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng, với đặc điểm chủ yếu sau:
+ Vùng nội đồng: Chủ yếu là đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn ở thể nhẹ và trung bình; đất tương đối màu mỡ và hiện đang được người dân sử dụng chủ yếu để trồng lúa, màu, nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là khu vực tập trung dân cư chủ yếu của 05 xã vùng đệm.
- Vùng bãi bồi ven biển: Đây chủ yếu là diện tích vùng lõi của VQG Xuân Thủy, thành phần thổ nhưỡng chủ yếu là đất mặn, bùn, đất pha cát; đất giàu chất dinh dưỡng. Vùng này có khả năng canh tác đa dạng, hiện đang được trồng rừng ngập mặn, xây dựng các mơ hình ni trồng thủy sản và khai thác nhiều sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng này đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, bởi các yếu tố ngoại cảnh, tác động từ phía đại dương, thời tiết, gió bão, lốc lớn kèm theo sóng biển dâng cao khi triều cường.
Đất đai tự nhiên tồn vùng cửa sơng Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) từ 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt) và cát lắng đọng (tích động và di hợp do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất, phân bố đất (Ngơ Đình Quế, 2003).
Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển, được xác định lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần; Đất trung bình: thịt trung bình;
3.1.4. Khí hậu, thủy triều
- Chế độ khí hậu: Khu vực các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm (K=1,50-2,00), trong năm chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, khô hanh vào đầu mùa và ẩm ướt vào cuối mùa.
- Chế độ thủy triều: Khu vực thuộc chế độ nhật triều có chu kì 24 giờ với thời gian cường triều là 11 giờ, thời gian thoái triều là 13 giờ. Thủy triều tương đối yếu, biên độ triều trung bình trong ngày khoảng 150 - 180cm. Triều lớn nhất đạt 330cm và triều nhỏ nhất đạt 25cm. Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến các hoạt động của người dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản.