Trên cơ sở số lượng ô điều tra đo đếm, điểm mẫu khóa ảnh thu thập được từ chương trình Điều tra rừng (Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Nam Đinh năm 2015 của Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ). Tổng số ô trạng thái (ô đo đếm) được lựa chọn làm điểm đánh giá độ chính xác bản đồ hiện trạng VQG Xuân Thủy là 95 đo đếm. Trong đó rừng trồng ngập mặn có trữ lượng là 22 ơ, rừng ngập mặn non mới trồng là 16 ô, rừng phi lao 12 ô, bãi bồi 26 ô, mặt nước 19 ô mẫu;. Phân bố hệ thống ô đo đếm cùng điểm mẫu khóa ảnh như sau:
Hình 4.8: Bản đồ vị trí điểm kiểm chứng kết quả VQG Xuân Thủy năm 2015
Trên cơ sở hệ thống các điểm kiểm tra sử dụng phần mềm ARC/GIS để chồng xếp kết quả điểm kiểm tra với bản đồ giải đốn, phân loại năm 2015. Kết quả tính tốn, phân tích được ma trận thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5: Ma trận đánh giá độ chính xác kết quả phân loại Điểm kiểm chứng Bản đồ Tổng Độ CX NML NMN Phi Lao Đất trống Mặt nước NML 18 1 19 95% NMN 1 14 1 16 88% Phi Lao 12 12 100% Bãi bồi 1 23 1 25 92% Mặt nước 1 15 16 94%
Tổng điểm kiểm tra 19 16 12 26 16 88
Tổng số điểm đúng 83
ĐCX trạng thái 95% 88% 100% 92% 94%
ĐCX tổng thể 93%
(Nguồn: Kết quả chồng xếp đánh giá độ chính xác bản đồ)
Nhận xét:
Tổng số điểm kiểm tra là 88 điểm, trong đó tổng số điểm đúng là 82 điểm, độ chính xác tổng thể 93%. Cụ thể như sau:
- Rừng trồng ngập mặn có trữ lượng có 19 điểm, trong đó có 18 điểm đúng với bản đồ, 1 điểm sang rừng ngập mặn mới trồng đạt độ chính xác 95%;
- Rừng ngập mặn mới trồng có 16 điểm, trong đó có 14 điểm đúng với bản đồ, 1 điểm sang rừng trồng ngập mặn có trữ lượng, 1 điểm sang đất trống (bãi bồi) độ chính xác đạt 88%;
- Rừng phi lao kiểm tra 12 điểm đúng 100% so với bản đồ phân loại.
- Đất trống kiểm tra 25 điểm, trong đó có 23 điểm trùng với bản đồ và 1 điểm sang rừng ngập mặn mới trồng, 1 điểm sang đất mặt nước, độ chính xác đạt 92%;
- Đất mặt nước có 16 mẫu kiểm tra, 15 điểm đúng với bản đồ phân loại, 1 điểm nhầm với đất trống, độ chính xác đạt 94%;
Đánh giá chung: Quá trình đánh giá ngẫu nhiên và đạt được kết quả có độ chính xác cao hầu hết với các loại đất loại rừng từ trên 88% trở lên đặc biệt rừng phi lao đạt độ chính xác đến 100%, rừng ngập mặn có trữ lượng đạt 95%, độ chính xác cao như vậy được giải thích do sử dụng ảnh có độ phân giải rất cao đến 0,06 m (tức 1 pixel trên bản đồ tương ứng với 0,06m ngoài thực địa) do vậy việc phân loại các đối tượng là rất dễ dàng.