Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay (UAV) độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định​ (Trang 39 - 43)

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động:

+ Tôn giáo và dân tộc: Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh

sống chủ yếu của người dân tộc Kinh. Số dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Trong đó, tỷ lệ người theo đạo ở xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. + Dân số và tỷ lệ tăng dân số:

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2014, toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 50.637 nhân khẩu (nữ chiếm 48,5%, nam chiếm 51,5%), trong 13.478 hộ và 87 thơn, xóm. Với tổng diện tích tự nhiên là 40,33km2, mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.256 người/km2. Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất, 1.515 người/km2, xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất là 952 người/km2.

Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm TT Diện tích (km2) Số hộ Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 Giao Thiện 11,8 2.862 11.230 952 2 Giao An 8,35 2.909 10.761 1.288 3 Giao Lạc 7,05 2.651 10.680 1.515 4 Giao Xuân 7,58 2.869 10.519 1.388 5 Giao Hải 5,55 2.187 7.447 1.342 Tổng 40,33 13.478 50.637 1.256

(Nguồn: Niêm gián thống kê huyện Giao Thủy năm 2014)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân là 1,02 %. Tỷ lệ tăng dân số cao, một phần là do ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo, tuy nhiên so với các năm trước, tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ dân trí được nâng lên và cơng tác kế hoạch hố gia đình của địa phương được thực hiện tốt trong những năm gần đây. + Lao động và cơ cấu lao động: Theo số liệu thống kê, số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là 25.308 người, chiếm 49,98% tổng dân số, trong đó: Số lao động nữ là 13.038 người (chiếm 51,5%); Số lao động năm là 12.270 người (chiếm 48,5%). Như vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động.

Bảng 3.2: Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm

TT Tên xã Dân số Dân số trong độ tuổi lao động

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Giao Thiện 11.230 5.713 5.517 6.176 3.001 3.175 2 Giao An 10.761 6.170 4.591 6.150 3.551 2.599 3 Giao Lạc 10.680 5.130 5.550 4.730 2.260 2.470 4 Giao Xuân 10.519 5.317 5.202 4.529 1.589 2.940 5 Giao Hải 7.447 3.738 3.709 3.723 1.869 1.854 Tổng 50.637 26.068 24.569 25.308 12.270 13.038

Nguồn lao động ở các xã vùng đệm tương đối trẻ, tuổi đời từ 16 – 44 tuổi, chiếm 42,9%, trong số đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Lực lượng chính tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, chiếm khoảng 77,6% lực lượng lao động, cao hơn mức trung bình của tỉnh Nam Định (65%). Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm, còn lại chủ yếu là khai thác tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Đây chính là áp lực lớn đối với cơng tác bảo về, bảo tồn và phát triển tài nguyên tự nhiên đất ngập nước tại khu vực.

3.2.2. Đặc điểm kinh tế của các xã vùng đệm:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng, khơng

cịn độc canh cây lúa hay cây màu, gồm trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều lồi cây ăn quả.

Nhóm cây lương thực, cây thực phẩm như cây lúa, cây khoai lang và rau đậu các loại, trong đó cây lúa nước là lồi cây trồng có diện tích đáng kể và phát triển khá ổn định, năng suất lúa nước vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.

Nhóm lồi cây ăn quả được người dân trên địa bàn 5 xã vùng đệm lựa chọn để đưa vào trồng là Cam, Quýt, Chanh, Bưởi, Nhãn, Vải, Chuối, song hầu hết chỉ trồng ở xung quanh nhà, chưa phát triển thành hàng hố.

Ngành chăn ni trên khu vực các xã vùng đệm phát triển còn thấp, đàn gia súc tương đối ít (11.137 con), số lượng đàn gia cầm (121.984 con) và chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân. Phần lớn ngành chăn nuôi ở các xã vùng đệm chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nơng nghiệp.

- Cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Thành phần tham gia vào hoạt động

sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là các cơ sở tư nhân, với các ngành nghề truyền thống như: ngành chế biến nông sản, chế biến thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa.

3.2.3. Tình hình đời sống của người dân:

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện sinh

hoạt của các hộ gia đình trong vùng cũng từng bước được cải thiện.

- Theo kết quả điều tra phân loại mức sống hộ gia đình theo tiêu chí mới của Bộ lao động Thương binh và xã hội cho thấy, năm 2014 các xã vùng đệm có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn so với năm 2013 (chiếm 9,8% tổng số hộ). Số hộ trung bình, khá và giàu chiếm 90,2%, và chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình có nhiều nguồn thu, có người hưởng lương và biết lối làm ăn.

- Điều kiện nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Với hộ gia đình đặc biệt là ở vùng nơng thơn thì nhà ở rất quan trọng và là tài sản lớn nhất trong gia đình. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình khu vực 5 xã vùng đệm cho thấy: nhà được xây kiên cố và bán kiên cố chiếm (63%), nhà cấp 4 chiếm tỷ lệ nhỏ 37%. Các đồ dùng có giá trị trong gia đình như ti vi, xe máy và các vật dụng có giá trị khác chiếm tỷ lệ tương đối khá.

- Các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đều đã được kết nối với mạng lưới điện Quốc Gia thông qua trạm 35 KV Giao Thanh. Hiện nay 100% số hộ trong các xã vùng đệm đã được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Nguồn điện hiện chủ yếu sử dụng cho thắp sáng và sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.

3.2.4. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội:

- Về giáo dục: Theo số liệu thống kê năm học 20142015 có tổng số 9.994 học sinh, bao gồm: số học sinh tiểu học và trung học cơ sở là 8.510 học sinh; số học sinh cấp trung học phổ thông là 1.484 học sinh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cở sở đạt 99,7%; Hệ thống trường, lớp và quy mô ngành học, bậc học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong vùng.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Theo số liệu thống kê năm 2014

cho thấy, hầu hết các xã đã có trạm y tế là nhà kiên cố và bán kiên cố, với tổng số 25 giường bệnh và 27 cán bộ y, bác sĩ. Bình quân cứ 1.875 người dân/1 bác sỹ và 1.406 người/1 giường bệnh, ngồi ra các thơn xóm cũng đều đã có 01 y tá thơn bản. Tuy nhiên, cơng tác y tế ở các vùng đệm còn phát triển chậm, thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc khám và chữa bệnh.

3.2.5. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng:

- Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ từ tất cả các nơi đến đê quốc

gia, tiếp giáp với ranh giới VQG khá thuận lợi. Từ trung tâm Hà Nội du khách đến đây khoảng 150km, thời gian đi mất khoảng 4,0-4,5 giờ. Từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4,0km là con đường giao thông huyết mạch của Ban quản lý VQG Xuân Thủy.

Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là đê bao bề mặt được thảm nhựa hoặc rải đá dăm. Đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, mặt đường hẹp, chưa bằng phẳng nên việc đi lại cũng cịn khó khăn.

Hệ thống giao thơng liên xã (163 km) và trong xã về cơ bản đã được trải nhựa và bê tơng hóa, nên rất thuận lợi cho đi lại và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn.

- Giao thông đường thuỷ: Trong khu vực VQG Xuân Thủy, có các sông

nhánh như sông Vọp, sông Trà và nhiều lạch triều.

- Hệ thống thuỷ lợi: Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn, các xã

vùng đệm đã cơ bản kiên cố hoá được hệ thống kênh mương để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do tác động của điều kiện tự nhiên (gió, bão, mơi trường nước mặn,…) và công tác quản lý khai thác chưa được tốt nên hiệu quả đem lại không đạt như theo thiết kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay (UAV) độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)