4.7. Thực trạng công tác quản lý:
4.7.5. Thực trạng về đa dạng sinh học
4.7.5.1. Đa dạng các kiểu hệ sinh thái
Do nằm trong vùng cửa Ba Lạt-cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu hệ sinh thái (HST) với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật: Bãi triều lầy có rừng ngập mặn; bãi triều khơng có rừng ngập mặn; các cồn cát chắn ngồi cửa sơng; đầm ni tơm; sơng nhánh; lạch triều; dải cát mép ngồi Cồn Lu; vùng nước ven bờ Cồn Lu; vùng nước cửa sông Ba Lạt; hệ sinh thái nông nghiệp. Trong các kiểu HST này, bãi triều có rừng ngập mặn, bãi triều khơng có rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm và cồn cát vùng cửa sông là những sinh cảnh thường có những biến động lớn bởi các quá trình phát triển tự nhiên và do hoạt động của con người.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ở VQG Xuân Thủy như trên, bên cạnh các chức năng chứa đựng các thành phần ĐDSH, cịn có các dịch vụ hệ sinh thái ích lợi cho đời sống con người ở các góc độ bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển đường bờ, ni dưỡng các lồi thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra, với sinh cảnh RNM, bãi triều có nhiều lồi chim di trú nên VQG Xuân Thủy còn là nơi lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái: Quan sát chim di cư, quan sát đời sống sinh vật trong HST
RNM, bãi triều... Sự phong phú, đa dạng về văn hóa và những tập quán lâu đời trong đời sống của cư dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện thuận lợi làm tăng thêm giá trị tinh thần của các cảnh quan ở VQG Xuân Thuỷ.
4.7.5.2. Đa dạng thành phần loài sinh vật
Thực vật trên cạn
Đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu ở VQG Xuân Thủy có sự phân bố của 115 lồi thực vật bậc cao có mạch, bao gồm các lồi cây ngập mặn chủ yếu và các loài tham gia vào rừng ngập mặn, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với điều kiện tại VQG Xuân Thủy thuộc 101 chi, 41 họ. Trong đó, ngành Dương xỉ- Polypodiophyta có 7 lồi, thuộc 7 chi, 5 họ; lớp Hai lá mầm-Dicotyledones có 80 lồi, thuộc 70 chi, 30 họ; lớp Một lá mầm-Monocotyledones có 28 lồi thuộc 24 chi, 6 họ thực vật.
Thực vật nổi
Theo Phan Nguyên Hồng &cs (2007), tại cửa Bà Lạt và ven biển Giao Thủy đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo: Tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) và tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic bao luôn chiếm ưu thế cả về số lượng họ, chi và loài.
Động vật nổi
Theo Phan Nguyên Hồng & cs (2007), đã xác định được 55 loài thuộc 40 giống: Giáp xác (Copepoda, Cladocera và Amphipoda) 45 loài, chiếm 81,8% tổng số loài; Crystoflagellata 1 loài, Polychaeta 1 loài, Mollusca 5 loài (chiếm 9,1%) và các đại diện khác (2 loài, chiếm 3,64%).
Động vật đáy
Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay và kết quả của chuyến khảo sát vừa qua (tháng 12 năm 2012), đã thống kê được 350 loài động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống. Hầu hết các loài động vật không xương sống đáy cỡ lớn ở khu vực là những loài nhiệt đới phân bố rộng ở ven biển phía Tây Thái Bình Dương.
Cơn trùng
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Nhàn năm 2012, bước đầu đã xác định tổng số 245 loài và dạng lồi cơn trùng thuộc 13 bộ, 81 họ cho VQG Xuân Thủy. Trong đó, nhiều nhất là bộ Cánh vảy Lepidoptera có 89 lồi, chiếm 36,32%; tiếp đến là bộ Cánh cứng Coleoptera: 58 loài, chiếm 23,67%; bộ Hai cánh Diptera: 23 loài, chiếm 9,39%; bộ Cánh khác Heteroptera: 21 loài, chiếm 8,57%; bộ Cánh màng Hymenoptera: 18 loài, chiếm 7,35%; bộ Cánh thẳng Orthoptera: 17 lồi, chiếm 6,94%; và ít nhất là các bộ Gián (Blatodea), Cánh gân (Neuroptera), Cánh da (Dermaptera), Cánh tơ (Thysanoptera), mỗi bộ chỉ ghi nhận được 1 lồi, chiếm 0,41%.
Cá
Trên cơ sở phân tính, tổng hợp các dẫn liệu đã có từ trước tới nay, đã ghi nhận tổng số 122 loài cá thuộc 13 bộ, 46 họ đã thấy ở vùng nước thuộc khu vực VQG Xuân Thủy. Trong đợt khảo sát tháng 12/2012 đã xác định được 82 loài cá. Số loài cá ghi nhận như trên là phù hợp với các dẫn liệu khảo sát cá ở ven biển huyện Giao Thủy của Dương Ngọc Cường & Trần Minh Khoa (2003), ghi nhận 107 loài.
Phân tích cấu trúc khu hệ cá ở VQG Xuân Thủy cho thấy bộ cá Vược (Perciformes) có nhiều lồi nhất-68 lồi, chiếm 55,74% tổng số lồi. Tiếp đến là bộ cá Trích (Clupeiformes) với 17 loài (13,93%). Trong số 122 loài cá đã biết, có 3 lồi cá được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) gồm: Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), xếp hạng CR (cực kỳ nguy cấp), cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa)-EN (nguy cấp) và cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus)- VU (sắp nguy cấp).
Bò sát - ếch nhái
Trong đợt khảo sát tháng 12/2012 của Hoàng Thị Thanh Nhàn (Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học) ở khu vực ngoài đê thuộc VQG Xuân Thuỷ, đã quan sát thấy 26 lồi bị sát-ếch nhái (9 lồi ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 17 loài bị sát thuộc 8 họ, 2 bộ). Trong đó, có 6 lồi q, hiếm và có giá trị bảo tồn (chiếm 23% tổng số lồi): 4 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP (2006), 1 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) ở bậc nguy cấp (EN) là lồi Vích.
Chim
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và trú đơng quan trọng của các lồi chim nước di cư. Qua điều tra khảo sát thực địa và kế thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu về chim ở VQG Xuân Thuỷ, đã thống kê được 220 loài chim thuộc 41 họ của 11 bộ. Hai lồi hiếm gặp là Cị mỏ thìa (Platalea minor) và Mịng bể mỏ ngắn (Larus saundersi) được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã ln có mặt ở VQG Xuân Thủy vào mùa di cư. Có thời điểm lồi Cị thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Trong số 220 lồi chim, có tới 150 lồi di cư và gần 50 lồi chim nước. Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đơng nhất-vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 nghìn cá thể. Đáng chú ý trong thời gian điều tra này, đã ghi nhận được khoảng 45 cá thể của loài Cị thìa ở VQG Xn Thuỷ.
Thú
Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1993) liệt kê được 17 loài thú ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Một số thú ăn thịt cỡ nhỏ tồn tại nhưng không phát triển, ví dụ: Các lồi thuộc họ Chồn (Mustelidae) (Rái cá thường (Lutra lutra) và Rái cá vuốt bé (Aonyx cinera), họ Cầy (Viverridae), họ Mèo (Felidae). Một loài thuộc họ Cá voi (Cetaceae) thu được mẫu vào mùa thu năm 1995 nhưng chưa xác định được tên.
3.2.6.7. Những lợi thế, hạn chế và thách thức trong phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học
Lợi thế
Nhà nước và Chính phủ đang quan tâm phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thơng qua những chính sách đầu tư và hỗ trợ, có chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia đến 2020.
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các địa phương, các ban ngành của tỉnh Nam Định về phát triển rừng, bảo tồn rừng, đa dạng sinh học.
Nhận thức về lợi ích, tầm quan trọng của rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển trong nhân dân được nâng cao. Từ đó nhân dân có ý thức trách nhiệm và tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng.
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đang được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm, đây là thuận lợi đáng kể để kêu gọi đầu tư cả về tài chính và kỹ thuật.
Lực lượng lao động dồi dào, người lao động có trình độ, kỹ thuật trồng rừng khơng khó nên dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật mới trong gây trồng, quản lý sử dụng rừng.
Hệ thống giao thông, thông tin thuận lợi cho việc cung ứng vật tư kỹ thuật, kịp thời phục vụ cho trồng và bảo vệ rừng đảm bảo có hiệu quả cao.
Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển.
Bãi bồi ven biển hàng năm tiếp nhận lượng phù sa lớn, đất có nhiều dinh dưỡng, thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn.
Những hạn chế và thách thức
a) Những hạn chế
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp của tỉnh mỏng về lực lượng nên khó đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp: Cấp tỉnh có bộ phận lâm nghiệp ở phịng Cây trồng trực thuộc Sở Nơng nghiệp và PTNT làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các huyện vùng ven biển khơng có cán bộ chuyên trách nên khó hồn thành u cầu nhiệm vụ.
Hạt kiểm lâm VQG Xuân Thủy là cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ tài nguyên nhưng không nằm trong bộ máy quản lý của VQG. Hoạt động của hạt kiểm lâm khá độc lập, thiếu sự phối hợp với VQG, do vậy hiệu quả bảo vệ tài nguyên VQG Xuân Thủy khó thực hiện.
UBND huyện Giao Thủy vẫn giữ quyền quản lý đất bãi bồi, giao quyền sử dụng đất cho các hộ dân địa phương nuôi trồng thủy sản ngay trong vũng lõi VQG.
Đất bãi bồi ven biển rộng và việc đi lại trên đó rất khó khăn ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn ven biển.
b) Nguy cơ, thách thức
Mất cân bằng sinh thái tồn cầu làm biến đổi khí hậu, nước biển dâng... dẫn đến những rủi ro trong trồng rừng thời gian tới do thiên tai gây ra sẽ diễn ra phức tạp.