Kết quả khảo sát cho thấy, các sinh kế chính của người dân 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là: trồng trọt, chăn ni (dưới hình thức các trang trại nhỏ và gia trại, chủ yếu là nuôi lợn và gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản (nuôi ngao và nuôi tôm), và dịch vụ (kinh doanh vật liệu xây dựng và buôn bán nhỏ). Sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản đóng vai trị rất quan trọng, chiếm khoảng 95% giá trị GDP.
Theo kết quả thống kê tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cho thấy, hiện có gần 1/2 số hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc gián tiếp và trực tiếp vào nguồn tài nguyên đất ngập nước. Trong nhóm cộng đồng này chỉ có khoảng 6% số hộ tham gia cung cấp dịch vụ, còn lại 94% số hộ tham gia khai thác trực tiếp và phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lợi thủy sản trong khu vực VQG.
Trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào đất ngập nước: hoạt động khai thác thủ công chiếm 46, 49%, tiếp đến làm thuê ngoài bãi chiếm 15,77%, đánh cá ngồi biển chiếm 11,62%, ni tôm chiếm 9,54%, nuôi ngao chiếm 7,88%, buôn bán hải sản nhỏ lẻ chiếm 3,32%, đăng đáy chiếm 2,07%, dịch vụ 1,66%, đại lý thu mua hải sản 0,83%, chế biến thủy sản và dịch vụ con giống cùng chiếm 0,41%.
Điều đáng quan tâm là trong vòng 5 năm trở lại đây sản lượng của các loại thủy sản có giá trị như tơm và ngao thì đã giảm mạnh, sản lượng này còn được ghi nhận với tất cả các loại thủy sản khác và điều ảnh hưởng rất lớn tới cả hai nhóm cộng đồng (khai thác tự nhiên và nuôi trồng). Nguyên nhân của sự suy giảm toàn diện này do nhiều yếu tố, cả chủ quan như nhận thức và cách tổ chức khai thác cũng như khách quan môi trường, nhưng vấn đề nhận thức của cộng đồng địa phương là một điều đáng lo ngại.
Trên 90% người dân cho rằng nguyên nhân của sự suy giảm có thể do việc thay đổi khí hậu, sử dụng điện trong khai thác, dịch bệnh, chất lượng nước ở các vùng đang bị ô nhiễm (mà phần lớn là do thuốc trừ sâu từ nội đồng xả ra vùng triều), mật độ nuôi thả quá dày, kỹ thuật nuôi trồng hạn chế, con giống thiếu và kém chất lượng, không cần RNM trong đầm tôm.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN