Thực trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở VQG Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay (UAV) độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định​ (Trang 75 - 77)

4.7. Thực trạng công tác quản lý:

4.7.4. Thực trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở VQG Xuân

- Tài nguyên bị tác động nhiều nhất là NLTS. Việc khai thác NLTS diễn ra ở khắp mọi nơi với mọi hình thức có thể, nhằm duy trì sinh kế và đem lại thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương. Do môi trường nước ở cửa sông chưa bị ô nhiễm, cùng với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi và có sự trù phú của vùng cửa sông ven biển nên thuỷ sinh vật phát triển mạnh. Mật độ cá thể về mùa khô chênh lệch khá lớn so với mùa mưa, nhưng những loài chủ đạo làm thức ăn cho động vật khác khá phong phú. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển NLTS tự nhiên của toàn vùng. Loài Rong câu chỉ vàng hàng năm cho giá trị xuất khẩu cao. Động vật đáy: có tới gần 200 lồi, thích nghi cao độ với điều kiện tự nhiên của vùng cửa sơng ven biển. Sự phong phú của các lồi nhuyễn thể và giáp xác đã đem lại giá trị tương đối cao cuả NLTS ở khu vực, một số loài được dân địa phương nuôi trồng theo

phương thức quảng canh đã đạt sản lượng khá như: ngao (8-15.000 tấn/năm ), cua bể (100 tấn/năm), rong câu (500 tấn/năm). Có trên 100 lồi tơm cá đã được phát hiện, tuy nhiên do khai thác quá mức nên số và chất lượng tôm cá bị suy giảm nhiều. Bình thường chỉ đánh bắt được các loại tơm cá tạp. Các lồi tôm cá quý như: Vược, Tráp, Thủ vàng, Tôm He, Tôm Dát.... rất hiếm gặp. Trọng lượng cá thể cũng nhỏ dần.

- Ban quản lý Vườn Quốc gia do có điểm xuất phát từ ngành lâm nghiệp nên khơng có thẩm quyền xử lý vi phạm về Luật Thuỷ sản & Luật bảo vệ môi trường. Chỉ những vụ vi phạm mang tính huỷ diệt như: dùng xung điện hoặc hố chất độc hại, Ban quản lý mới có thể bắt quả tang trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Bởi vậy việc khai thác NLTS ở khu vực có diễn biến rất phức tạp và rất khó kiểm sốt.

- Ngoài lực lượng dân ở vùng đệm (trên 45.000 người) còn rất nhiều người ở các vùng phụ cận kiếm kế sinh nhai bằng cách khai thác NLTS tự nhiên ở vùng lõi của Vườn Quốc gia. Lực lượng này chủ yếu là người nghèo khơng có tiền để đấu đầm hoặc hành nghề khác, sự lựa chọn dễ dàng và hiệu quả nhất của họ là ra Vườn Quốc gia để khai thác NLTS tự do. Thời gian nông nhàn khá dài, thu nhập từ nông nghiệp thấp nên sinh kế ở Vườn Quốc gia nhiều khi trở thành nguồn sống chính của người nghèo. Từ những nguyên do thúc bách trên mà hàng ngày có hàng trăm lượt người tới đây, họ dùng mọi cách để có được thu nhập.

Nguy hiểm nhất là vào mùa cua giống, hàng trăm đèn soi rà quét trên bãi ,cũng là nơi ăn nghỉ của chim di trú đã tạo ra sự nhiễu loạn, làm thay đổi cả tập tính của các lồi động vật hoang dã. Tình trạng đăng đáy với mắt lưới quá nhỏ, giăng khắp mọi nơi cũng góp phần làm suy giảm NLTS nhanh chóng. Người giàu cũng tranh thủ cơ hội để làm giàu ở vùng bãi bằng cách tranh giành các điểm ưu thế để nuôi Ngao (Meretrix lusoria), làm đăng đáy hoặc cho đấu lại kiếm lời. Tác nhân

này đã tạo ra sự phức tạp trong quản lý tài nguyên và an ninh trật tự ở khu vực. Một số người lợi dụng việc hành nghề khai thác NLTS đã lén lút chặt trộm cây rừng, săn bẫy trộm chim thú hoặc có hành vi vơ ý khác gây ơ nhiễm môi trường. Bức tranh về khai thác NLTS trên đã tạo nên hệ quả: suy giảm về cả số và chất lượng của NLTS

kéo theo sự suy giảm chung của tài nguyên và môi trường ở khu vực. Việc khai thác

NLTS q mức, thậm chí có cả các hình thức mang tính huỷ diệt nguồn lợi sẽ tạo nguy cơ làm mất đi cân bằng sinh thái.Như vậy sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ,đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng ngư dân ở vùng đệm, do họ đã lựa chọn sinh kế không bền vững.

- Thời gian gần đây đã có nỗ lực phối hợp hành động khá tích cực giữa Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ với Chính quyền các cấp ở địa phương và một số Tổ chức Phi chính phủ để xây dựng & tổ chức thực thi thể chế quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững NLTS, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thoả mãn lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh máy bay (UAV) độ phân giải cao để thành lập bản đồ rừng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)