Phân loại tổn thương ĐRTKCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương.docx (Trang 25 - 27)

12. Nguyên nhân, cơ chế, phân loại tổn thương ĐRTKCT do chấn thương

1.2.3. Phân loại tổn thương ĐRTKCT

Tổn thương ĐRTKCT được phân loại thành hai nhóm lớn là tổn thương trên xương đòn và tổn thương dưới xương đòn.

Tổn thương trên đòn là dạng thường gặp nhất, chiếm khoảng 70 - 75% tổn thương ĐRTKCT do chấn thương. Dạng này chủ yếu do cơ chế kéo căng nên hầu như khơng có cơ hội phục hồi nếu khơng PT. Một nửa số tổn thương trên xương địn liên quan đến tồn bộ các rễ từ C5 tới T1. Trong đó, khoảng 60% các trường hợp là tổn thương các rễ C5, C6; 30% tổn thương rễ C7, C8 và T1 và 40% là tổn thương toàn bộ các rễ từ C5 tới T1. Nhiều tác giả lưu ý rằng 15% trường hợp tổn thương trên xương địn có kèm theo các tổn thương ở dưới đòn và các nhánh tận. Tổn thương trên đòn được phân thành 3 nhóm tổn thương sau:

- Tổn thương các rễ trên: Rễ C5 và C6 hoặc từ rễ C5 - C7; từ rễ C5 - C8. - Tổn thương các rễ dưới: Rễ C8 và T1 hoặc từ rễ C7 - T1.

- Tổn thương toàn bộ: Từ rễ C5 - T1.

Tổn thương dưới đòn chiếm khoảng 25 - 30% các trường hợp, là các tổn thương ở mức bó và các nhánh tận, thường là tổn thương khơng hồn tồn [42],[43], [44],

Tổn thương mức rễ được chia thành tổn thương trước hạch và tổn thương sau hạch. Các tế bào thần kinh cảm giác nằm ngoài ống sống tập hợp thành hạch thần kinh nằm sát lỗ ghép, hạch này bao gồm các sợi đi vào tủy sống và các sợi đi ra ngoại vi hòa với các sợi vận động tạo thành rễ thần kinh. Vì vậy tổn thương rễ đoạn trong ống sống hoặc ngoài ống sống nhưng ở đoạn trước hạch này được gọi là tổn thương trước hạch hay nhổ rễ, ngược lại tổn thương các thành phần đám rối sau vị trí hạch này được gọi là tổn thương sau hạch hay tổn thương đứt rễ.

Tổn thương mức thân, bó, ngành và các dây thần kinh bao gồm tổn thương: Đụng giập, đứt hồn tồn, đứt khơng hoàn toàn.

Nhổ rễ C5 Đứt rễ C6 Đứt bán phần thân giữa C7 Teo rễ C8 Rễ T1 bình thường Hình 1.10. Mơ tả các dạng tổn thương ĐRTKCT Tron : N ổ rễ C5 ứt rễ C6 ứt một p ần t n teo rễ C8. N u n: W e R G (2018) [45].

Những tổn thương trước hạch hay tổn thương nhổ rễ thường khó điều trị và tiên lượng nặng hơn tổn thương sau hạch. Các tổn thương sau hạch có thể PT nối ghép trực tiếp phục hồi thần kinh, ngược lại với những tổn thương trước hạch phương pháp điều trị duy nhất là chuyển thần kinh từ nguồn khác [46], [47], [48]. Các tổn thương rễ trên cũng có tiên lượng tốt hơn tổn thương rễ dưới và tổn thương toàn bộ ĐRTKCT do động tác dạng vai và gấp khuỷu gồm ít nhóm cơ chi phối và ít phức tạp hơn động tác cẳng bàn tay, vì thế dễ hồi phục hơn sau PT [49], [50], [51].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương.docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w