12. Nguyên nhân, cơ chế, phân loại tổn thương ĐRTKCT do chấn thương
1.6. Tình hình ứng dụng CLVT tủy cổcản quang trong chẩn đoán tổn
1.6.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phương pháp chụp CLVT tủy cổ cản quang được thực hiện tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ năm 2015 trong chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT do chấn thương. Đã có một số báo cáo về giá trị của phương pháp này, kết quả đều khẳng định CLVT tủy cổ cản quang có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao trong chẩn đoán nhổ rễ ở BN tổn thương ĐRTKCT do chấn thương [6],[84].
Lâm Khánh và CS (2020) nghiên cứu giá trị của CLVT, CHT và điện thần kinh trong chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT do chấn thương trên 40 BN đối chiếu với PT, kết quả cho thấy CLVT có giá trị chẩn đoán nhổ rễ cao ở tất cả các vị trí của rễ với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 80% [6].
Lê Văn Đoàn và CS (2020) sử dụng cả CLVT tủy cổ cản quang, CHT và điện thần kinh cơ để khảo sát tổn thương rễ trước PT cho 125 BN liệt khơng hồn tồn ĐRTKCT do chấn thương, mức độ phù hợp về chẩn đoán của CLVT tủy cổ cản quang là cao nhất (80,8%) so với CHT (71,8%) và điện thần kinh cơ (73,6%) [84].
Nguyễn Văn Phú (2020) cũng ứng dụng CLVT tủy cổ cản quang để khảo sát tổn thương liệt các rễ của ĐRTKCT do chấn thương trên 66 BN trước PT, kết quả cho thấy phương pháp này có độ nhạy là 93,46% và độ đặc hiệu là 96,61%.
Như vậy cho đến nay những nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều đề cập đến giá trị của phương pháp chụp CLVT tủy cổ cản quang, một số nghiên cứu so sánh với các phương pháp chẩn đoán khác như điện thần kinh cơ và CHT. Chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về các dấu hiệu tổn thương một cách chi tiết trên hình ảnh CLVT tủy cổ cản quang, cụ thể là đặc điểm về vị trí và số lượng tổn thương rễ, giá trị chẩn đốn nhổ rễ tại từng vị trí trên các BN có liệt rễ trên, liệt rễ dưới hay liệt hồn tồn ĐRTKCT. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này.