Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 84 - 89)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp

hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên

4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên

Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng u cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong cơng tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.

- Quy hoạch cán bộ là quá trình phát hiện, tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Quy hoạch cán bộ nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, tạo ra đội ngũ kế cận cần đào tạo, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển của Hội.

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ cấp xã/phường/thị trấn, huyện/thị/thành phố và tỉnh Điện Biên cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Thứ nhất, Quy hoạch cán bộ phải gắn kết chặt chẽ với các khâu trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển, sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ.

- Thứ hai, Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể được quy hoạch vào nhiều chức danh khác nhau. Hàng năm phải có nhận xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch (đưa ra khỏi quy hoạch đối với những người không đủ tuổi bổ nhiệm hoặc ứng cử lần đầu vào chức danh quy hoạch; đồng thời bổ sung vào danh sách quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng).

- Thứ ba, Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ Tỉnh đến cơ sở. Hội LHPN cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN cấp huyện xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp mình; lấy quy hoạch cấp xã làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp huyện; quy hoạch của huyện thúc đẩy quy hoạch cấp xã. Tương tự, lấy quy hoạch cấp huyện làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp tỉnh; quy hoạch của cấp tỉnh sẽ thúc đẩy quy hoạch ở cấp huyện.

- Thứ tư, Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ được quy hoạch, đảm bảo sự đồn kết trong tập thể, đề phịng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch.

- Thứ năm, Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ, cụ thể các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ phải được công khai; công khai danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ. Việc

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất thiết phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ; trên cơ sở quy hoạch cán bộ, cấp quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch theo một cách cụ thể, xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ trong những thời gian nhất định.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp của Hội phải bám sát các định hướng sau:

- Thứ nhất, Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo khối lượng kiến thức vừa toàn diện, vừa chuyên sâu; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện tại trước mắt và yêu cầu phát triển của Hội, của địa phương; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn. Ngoài những kiến thức cơ bản, những kiến thức chuyên ngành, chú ý trang bị thêm những kiến thức mới về kinh tế thị trường, về tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, lãnh đạo, luật, ngoại ngữ, tin học, … để khắc phục nguy cơ tụt hậu về tri thức và kỹ thuật trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thứ hai, Gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa học với hành. Gắn kết chặt chẽ việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường của tỉnh, Trung ương và Trung tâm Đào tạo, qua công việc để cán bộ được đào tạo, rèn luyện toàn diện và trưởng thành. Căn cứ vào trình độ, năng lực, độ tuổi và các điều kiện cần thiết để lựa chọn nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Thực hiện phương thức học tại chức và bồi dưỡng ngắn ngày đối với cán bộ từ 40 tuổi trở lên; đối với cán bộ trẻ dưới 40 tuổi, đối tượng trong diện quy hoạch nguồn cán bộ, có triển vọng phát triển phải đưa đi đào tạo chính quy, tập trung.

- Thứ ba, Hội cần liên kết với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chú trọng đổi mới phương thức giảng dạy, học tập, đề cao vai trị chủ động và tính sáng tạo của học viên. Chú ý bồi dưỡng phương pháp tư duy, phương

pháp tư tưởng, phương pháp công tác; bám sát thực tiễn, hướng vào thực hành kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể xuất phát từ thực tế, kỹ năng quản lý.

Để giáo dục rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ Hội thì mỗi cán bộ Hội phải có quyết tâm cao, phải coi đó là vấn đề sống cịn của mình, từ đó xây dựng và tự giác thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn của bản thân. Ngoài học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn, lý luận khoa học, mỗi cán bộ phải thường xuyên nghiên cứu sách, báo, tài liệu đề cấp đến những thông tin chủ chương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện và của xã/phường/thị trấn để vận dụng sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương. Đồng thời, mỗi cán bộ Hội phải gần gũi cán bộ, đảng viên và nhân dân, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của họ để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót của bản thân hoặc điều chỉnh, đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo, điều hành, quản lý. Gương mẫu tự phê bình và phê bình, tự giác đặt mình trong tổ chức, chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức, của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nơi công tác và ở nơi cư trú.

4.2.3. Cơ chế, chính sách cho cán bộ Hội đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Chính sách đối với cán bộ Hội là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đối đãi đối với cán bộ đúng với quan điểm, chủ trương của Đảng và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng thời kỳ, từng địa phương. Có chính sách cán bộ đúng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách đó sẽ tạo ra động lực to lớn khuyến khích, phát huy tính tích cực, nỗ lực, hăng hái của đội ngũ cán bộ.

Vì vậy, để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải thực hiện đồng bộ hệ thống những chính sách như:

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng; quản lý và chính sách bảo đảm lợi ích vật chất, động viên tinh thần đối với cán bộ. Căn cứ vào tiêu

chuẩn và quy hoạch cán bộ, có kế hoạch chăm lo cử cán bộ đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng do các trường của tỉnh, của Trung ương tổ chức, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ đương chức và đối tượng dự nguồn các chức danh này được nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ, phương pháp, phong cách cơng tác. Trong q trình đi học, bảo đảm thực hiện tốt chế độ chính sách, như: được hỗ trợ kinh phí học tập, được hỗ trợ kinh phí đi nghiên cứu thực tế, …

- Sau khi đã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ tiêu chuẩn, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và quy hoạch cán bộ, cần bố trí, sử dụng, đề bạt đúng lúc, đúng người, đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, cống hiến, trưởng thành và phát triển. Đồng thời thực hiện chính sách quản lý cán bộ chặt chẽ, sâu sát cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hiệu quả công việc; khen thưởng đúng mức những cán bộ có thành tích xuất sắc, xử lý kỷ luật kịp thời và nghiêm minh những cán bộ vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện chế độ nghỉ phép hằng năm; chế độ thăm quan, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ban hành các quy chế về quản lý sức khoẻ đối với cán bộ; trợ cấp cho cán bộ khi ốm đau nặng, tai nạn, rủi ro do thiên tai, hoả hoạn, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,… để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến.

4.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo và kiểm tra giám sát của các cấp Ủy Đảng đối với cán bộ quản lý Hội Đảng đối với cán bộ quản lý Hội

Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương là trách nhiệm hàng đầu của các cấp Ủy Đảng.

Căn cứ sự chỉ đạo của cấp uỷ và hướng dẫn của Hội cấp trên, Hội LHPN các cấp chủ động xây dựng chương trình, đề án cơng tác cán bộ tồn khố và kế hoạch cơng tác cán bộ hằng năm.

Có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, đúng quy trình của tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Hằng năm, tiến hành đánh giá cán

bộ một cách thực chất gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Xây dựng quy hoạch cán bộ và hằng năm rà soát, đánh giá cán bộ trong quy hoạch; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cán bộ cho phù hợp với thực tế của địa phương. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm và kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ. Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý cán bộ theo quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ.

Cần quan tâm đến khâu tạo nguồn cán bộ lâu dài, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, phải đề cao vai trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng trong cơng tác lãnh chỉ đạo, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 84 - 89)