Về chất lượng cán bộ quản lý của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp

3.2.3. Về chất lượng cán bộ quản lý của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh

chỉ có 01 nam là vị trí lái xe của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, đối với Hội Liên hiện phụ nữ cấp Huyện và xã khơng có nam giới.

- Về cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi của các hội viên cho thấy một cái nhìn khá rõ nét về xu thế phát triển của Hội. Độ tuổi của chị em phụ nữ tham gia quản lý trong Hội cũng rất đa dạng, nhưng chiếm tỷ trọng cao vẫn là độ tuổi từ 35-45 tuổi; từ 45-55 tuổi và độ tuổi dưới 35 tuổi. Ở những độ tuổi này, chị em đều đang và đã lập gia đình, có con cái ổn định và đủ thời gian, tâm lực để tham gia thực hiện các hoạt động của Hội, cũng như dùng kiến thức, kỹ năng học tập của mình để phát triển tổ chức Hội ngày càng lớn mạnh hơn nữa.

Cụ thể, nếu như năm 2016: Độ tuổi dưới 35 tuổi là chị em chiếm 14,48% thì đến năm 2017 đã giảm xuống và đạt 18 chị em chiếm 12,08% và đến năm 2018 đạt 17 chị em tương ứng 11,04%. Đối với độ tuổi từ 35-45 tuổi, năm 2016 là 64 người chiếm 44,14% đến năm 2018 tăng lên và đạt 74 người chiếm 48,05%. Tương tự, với độ tuổi từ 45-55 cũng tăng lên từ 37,93% của năm 2016 và là 40,26% của năm 2018.

3.2.3. Về chất lượng cán bộ quản lý của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên Điện Biên

3.2.3.1. Thể lực cán bộ quản lý của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên

Yếu tố thể lực của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên luôn được đảm bảo vì đây là điều kiện bắt buộc khi được bầu cử. Theo kết quả điều tra, tình trạng sức khỏe của đội ngũ cán bộ quản lý

của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên năm 2019, có 154 người được phát phiếu điều tra trong đó có 129 người tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân ở mức tốt, 24 người tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân ở mức trung bình, 01 người khơng có ý kiến đánh giá. Như vậy đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên về cơ bản đủ điều kiện sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của cơng việc hiện tại.

Về việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên đã được Nhà nước quan tâm, các chức danh này được thực hiện khám sức khỏe hằng năm tại các phòng khám từ tuyến huyện trở lên.

Theo cơ cấu độ tuổi trên, tỷ lệ cán bộ chủ chốt xét năm 2019 có độ tuổi từ 35 đến 45 năm 2018 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,05%, độ tuổi này con người được đánh giá là đội ngũ trẻ, khỏe, đầy nhiệt huyết, hăng hái nhất kế cận thay thế cho đội ngũ cán bộ chủ chốt nghỉ việc sau này. Tỷ lệ cán bộ độ tuổi từ 45 đến dưới 55 năm 2019 tuổi đạt 40,26%, đây được xem là độ tuổi có sức khỏe, uy tín, kinh nghiệm, chun mơn. Cịn một đội ngũ trẻ là nguồn đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, độ tuổi dưới 35 năm 2019 hiện mới có 17 người, chiếm tỷ lệ 17,04%.

3.2.3.2. Trí lực cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, Tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cấp đặc biệt là cán bộ nữ và đã ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ là nữ giới đi học nâng cao trí lực. Do đó, chất lượng của cán bộ quản lý nói chung và cán bộ của Hội Liên hiệp phụ nữ nói riêng của Tỉnh Điện Biên ngày càng được nâng cao. Để đánh giá được tiêu chí về trí lực của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên, tác giả nghiên cứu thông qua một số tiêu chí:

* Trí lực thơng qua trình độ văn hóa

Bảng 3.3. dưới đây cho thấy trình độ văn hóa của giai đoạn 2017-2019 của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên, cụ thể:

Năm 2017, Trình độ THCS là 62 người chiếm 42,76%; Trình độ THPT là 83 người chiếm 57,24%.

Năm 2018, Trình độ THCS là 45 người chiếm 30,20%; Trình độ THPT là 104 người chiếm 69,80%.

Năm 2019, Trình độ THCS là 24 người chiếm 15,58%; Trình độ THPT là 130 người chiếm 84,42%.

Đối chiếu với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý xã/phường, huyện thì trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên đảm bảo được tiêu chuẩn học vấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định. Đây là một điều kiện quan trọng quyết định trực tiếp đến khả năng tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ của Hội.

Căn cứ vào bảng 3.3. Trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh Điện Biên năm 2019 (hình dưới) cho thấy:

So sánh giữa 3 năm trong giai đoạn 2017-2019, cho thấy chất lượng trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ ở năm sau tăng lên so với năm trước rõ rệt; thể hiện được sự cải tiến cũng như sự cố gắng phấn đấu của chị em phụ nữ Tỉnh Điện Biên. Nhận xét này được thể hiện rõ hơn ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 sau đây:

Bảng 3.3: Trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh Điện Biên năm 2019

STT Chức danh Tổng

số

Tỷ lệ % Trình độ văn hóa Ghi chú

THCS Tỷ lệ % THPT Tỷ lệ % I Năm 2017 145 100 62 42,76 83 57,24 1 Cán bộ cấp tỉnh 3 2,07 1 0,69 2 1,38 2 Cán bộ cấp huyện 15 10,34 7 4,83 8 5,52 3 Cán bộ cấp xã/phường 127 87,59 54 37,24 73 50,34 II Năm 2018 149 100 45 30,20 104 69,80 1 Cán bộ cấp tỉnh 3 2,01 0 0,00 3 2,01 2 Cán bộ cấp huyện 17 11,41 2 1,34 15 10,07 3 Cán bộ cấp xã/phường 129 86,58 43 28,86 86 57,72 III Năm 2019 154 100 24 15,58 130 84,42 1 Cán bộ cấp tỉnh 4 2,60 0 0,00 4 2,60 2 Cán bộ cấp huyện 20 12,99 0 0,00 20 12,99 3 Cán bộ cấp xã/phường 130 84,42 24 15,58 106 68,83

* Trí lực thơng qua trình độ chun mơn

Bảng 3.4. dưới đây cho thấy trình độ chun mơn trong giai đoạn 2017- 2019 như sau:

Năm 2017, Trình độ Trung cấp: có 30người (chiếm tỷ lệ 20,69%); Trình độ Cao đẳng: 39 người (chiếm tỷ lệ 26,90%); Trình độ Đại học: 56 người (chiếm tỷ lệ 38,62%); Trình độ Sau đại học chưa có; cịn 20 người chưa có trình độ chun mơn gì (chiếm tỷ lệ 14,67%).

Năm 2018, Trình độ Trung cấp: có 35 người (chiếm tỷ lệ 23,49%); Trình độ Cao đẳng: 58 người (chiếm tỷ lệ 38,93%); Trình độ Đại học: 39 người (chiếm tỷ lệ 26,17%); Trình độ Sau đại học: 2 người (chiếm tỷ lệ 1,34%); người chưa có trình độ chun mơn gì giảm cịn 15 người (chiếm tỷ lệ 10,07%).

Năm 2019, Trình độ Trung cấp: có 31 người (chiếm tỷ lệ 20,13%); Trình độ Cao đẳng: 65 người (chiếm tỷ lệ 42,21%); Trình độ Đại học: 42 người (chiếm tỷ lệ 27,27%); Trình độ Sau đại học tăng lên và đạt 5 người (chiếm tỷ lệ 3,25%); còn 11 người chưa có trình độ chun mơn gì (chiếm tỷ lệ 7,14%).

Qua phân tích trên và bảng thống kê trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng lên về trình độ chun mơn cả về lượng và về chất, đây là thuận lợi bước đầu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên.

Tuy vậy, so với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của huyện, của tỉnh đề ra vẫn còn thấp, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ đại học là 85% trở lên, số cán bộ chủ chốt cịn lại 100% có trình độ trung cấp, cao đẳng. Để đạt được mục tiêu trên Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần có giải pháp cụ thể trong những năm tới.

Bảng 3.4. Trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019 STT Chức danh Tổng số Tỷ lệ %

Trình độ chun mơn Ghi

chú Chưa qua đào tạo Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % Cao đẳng Tỷ lệ % Đại học Tỷ lệ % Sau Đại học Tỷ lệ % I Năm 2017 145 100 20 13,79 30 20,69 39 26,90 56 38,62 0 0,00 1 Cán bộ cấp Tỉnh 3 2,07 0 0,00 0 0,00 2 1,38 1 0,69 0 0,00 2 Cán bộ cấp Huyện 15 10,34 5 3,45 3 2,07 4 2,76 3 0,69 0 0,00 3 Cán bộ cấp xã/phường 127 87,59 15 10,34 27 18,62 33 22,76 52 35,86 0 0,00 II Năm 2018 149 100 15 10,07 35 23,49 39 26,17 58 38,93 2 1,34 1 Cán bộ cấp Tỉnh 3 2,01 0 0,00 0 0,00 1 0,67 1 0,67 1 0,67 2 Cán bộ cấp Huyện 17 11,41 4 2,68 2 1,34 5 3,36 5 3,36 1 0,67 3 Cán bộ cấp xã/phường 129 86,58 11 7,38 33 22,15 33 22,15 52 34,90 0 0,00 III Năm 2019 154 100 11 7,14 31 20,13 42 27,27 65 42,21 5 3,25 1 Cán bộ cấp Tỉnh 4 2,6 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 1,30 2 1,30 2 Cán bộ cấp Huyện 20 12,99 4 2,60 1 0,65 6 3,90 7 4,55 2 1,30 3 Cán bộ cấp xã/phường 130 84,42 2 1,30 32 20,78 36 23,38 58 37,66 1 0,65

* Trí lực thơng qua đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý nhà nước

Bảng 3.5. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước

Stt Tiêu chí

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % I Lý luận chính trị 145 100 149 100 154 100

1 Chưa qua đào tạo 53 36,55 41 27,52 33 21,43

2 Sơ cấp 46 31,72 54 36,24 58 37,66

3 Trung cấp 26 17,93 35 23,49 41 26,62

4 Cao cấp, cử nhân 20 13,80 19 12,75 22 14,29

II Quản lý nhà nước 145 100 149 100 154 100

1 Chưa qua đào tạo 114 78,62 113 75,84 104 67,53

2 Đã qua đào tạo 31 21,38 36 24,16 50 32,47

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Điện Biên

- Về trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên quan tâm, chú trọng và có sự thay đổi tích cực trong giai đoạn 2017-2019.

Chưa qua đào tạo giảm từ 53 người năm 2017 cịn 33 người năm 2019; Trình độ sơ cấp còn 58 người, chiếm tỷ lệ 37,66% trong năm 2019; Trình độ trung cấp cịn 41 người, chiếm tỷ lệ 26,62% trong năm 2019; Trình độ cao cấp, cử nhân có 22 người, chiếm tỷ lệ 14,29% trong năm 2019;

Với số liệu thống kê thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu phải quan tâm hơn nữa đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên để phấn đấu đến cuối năm 2030 có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; điều

đó giúp họ củng cố niềm tin, giữ vững lập trường, quan điểm cách mạng, nâng cao bản lĩnh, uy tín chính trị nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy tụ, tập hợp, dẫn dắt quần chúng trong các phong trào thi đua hành động cách mạng, thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

- Về trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên những năm gần đây có nhiều biến đổi tuy nhiên số lượng cán bộ đã qua bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ chưa cao.

Như vậy, trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phải tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham gia quản lý nhà nước của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong giai đoạn hiện nay.

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên, trình độ ngoại ngữ gần như không áp dụng trong công việc hằng ngày, quy định của Nhà nước cũng chưa u cầu bắt buộc, chính vì vậy việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ ngoại ngữ chưa thực sự quan tâm, theo thống kê dưới đây tỷ lệ có chứng chỉ ngoại ngữ thấp đạt 51,30%, tương đương 79 người. Trình độ tin học có cao hơn do u cầu cơng việc và quy định nên số người có chứng chỉ và sử dụng thành thạo máy vi tính là 108 người, chiếm tỷ lệ 70,13%, cịn 46 người chưa có chứng chỉ tin học, chiếm tỷ lệ 29,87%, số cán bộ này do hạn chế về tuổi nên chưa nắm bắt kịp thời, chi tiết theo Bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 3.6. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên năm 2019

Stt Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ % I Tin học 154 100 1 Có chứng chỉ tin học 108 70,13 2 Chưa có chứng chỉ tin học 46 29,87 II Ngoại ngữ 154 100 1 Có chứng chỉ ngoại ngữ 79 51,30 2 Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ 75 48,70

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Điện Biên) * Trí lực thơng qua kỹ năng thực hiện cơng việc

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chun mơn, đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực hiện công việc. Tác giả dựa vào một số kỹ năng được đánh giá là quan trọng cần thiết được đào tạo đối với cán bộ ở địa phương là: kỹ năng quyết định, thuyết trình, lãnh đạo, sử dụng máy tính, ngoại ngữ, giải quyết vấn đề, soạn thảo văn bản, tổ chức cuộc họp, làm việc theo nhóm, giao tiếp.

Điểm tính cho mỗi kỹ năng theo 5 mức như sau: Kém tương ứng với 1 điểm; Yếu tương ứng với 2 điểm; TB tương ứng với 3 điểm; Khá tương ứng với 4 điểm và Tốt tương ứng với 5 điểm. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, tác giả tính điểm trung bình cho mỗi kỹ năng, khoảng cách giữa các mức là 0,8 điểm; điểm trung bình cũng sẽ phân theo 5 mức như sau: Kém, tương ứng từ 1 đến 1,79 điểm; yếu, tương ứng từ 1,80 đến 2,59 điểm; TB tương ứng từ 2,60 đến 3,39 điểm; Khá tương ứng với 3,40 đến 4,19 điểm và Tốt tương ứng từ 4,20 điểm 5,00.

Với 154 đối tượng được hỏi là đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên về kỹ năng thực hiện cơng việc

Đơn vị tính: điểm

Stt Kỹ năng Yếu TB Khá Tốt Điểm TB Đánh giá 1 Ra quyết định 25 72 57 4,21 Tốt 2 Thuyết trình 19 57 78 4,38 Tốt 3 Lãnh đạo 16 66 72 4,36 Tốt 4 Giải quyết vấn đề 21 77 56 4,23 Tốt 5 Giao tiếp 18 88 48 4,19 Khá

6 Soạn thảo văn bản 29 88 37 4,05 Khá 7 Sử dụng máy vi tính 13 35 85 21 3,57 Khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 57)