Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 77 - 80)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý Hội

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có số hội viên phụ nữ mù chữ và tái mù chữ còn cao, tập trung tại địa bàn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, tương lai của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ trên địa bàn Tỉnh cao bởi nhiều nguyên nhân: Do nhận thức về học tập còn hạn chế, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa; một phần thì tự ti, an phận do không biết tiếng phổ thơng. Bên cạnh đó đời sống cịn nhiều khó khăn nên chị em khơng có điều kiện tham gia các lớp học xóa mù chữ. Một số cán bộ quản lý Hội cơ sở chưa có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của cơng tác xóa mù chữ cũng như thiếu các kỹ năng trong cơng tác tun truyền, vận động xóa mù chữ và chống tái mù.

Triển khai mơ hình:”Phụ nữ tự học chữ, học tiếng phổ thơng từ người thân, cộng đồng”. Tháng 7/2018, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội thảo về “giải pháp khắc phục tình trạng tái mù chữ trong hội viên, phụ nữ”, nhiều giải pháp xóa mù chữ cho hội viên được đưa ra. Trước hết, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai chương trình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn về tăng cường các giải pháp huy động trẻ ra lớp, thực hiện xóa mù chữ giai đoạn 2017-2020. Hội LHPN các huyện trong tỉnh phối hợp với ngành Giáo dục - đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đồn thể và cộng đồng dân cư về công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở;

Ngoài ra, cán bộ quản lý Hội cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời, nâng cao nhận thức, kỹ năng hành động, bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.

3.3.2.2. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hội

Tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ đương chức và đối tượng dự nguồn các chức danh lãnh đạo. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên cơ bản đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên chú trọng, tập trung nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên mơn, đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, Tỉnh Điện Biên nói chung, Hội Liên hiệp phụ nữ nói riêng cịn quan tâm thực hiện đa dạng hố các loại hình đào tạo, cả về lý luận chính trị và nghiệp vụ, chun mơn, ngoại ngữ,…, tích cực triển khai

thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cán bộ quản lý Hội đã tham gia đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Đề án: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp”, Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội LHPN các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ…

Vì vậy, công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ đã được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm hơn. Phụ nữ được tạo điều kiện tối đa về thời gian, cơ sở vật chất đào tạo, có nhiều hình thức học tập phù hợp để phụ nữ tham gia. Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ đã trở thành nhu cầu thường xuyên và tạo được ý thức tự giác trong đội ngũ cán bộ quản lý nữ.

3.3.2.3. Chính sách đảm bảo lợi ích vật chất

Ngồi các chế độ lương, đãi ngộ theo lương, chế độ BHXH, chế độ BHYT theo quy định chung của Nhà nước, của Tỉnh, huyện đã chủ động thực hiện chế độ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cụ thể:

Hội LHPN các cấp thường xuyên quan tâm, tổ chức thăm hỏi và động viên những gia đình cán bộ quản lý, hội viên phụ nữ ốm đau, thai sản, ma chay, hiếu hỉ, … Đồng thời hằng năm vào các dịp đầu xuân hay nghỉ lễ cũng thường xuyên tổ chức du lịch và có hỗ trợ về kinh phí hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao trong và ngoài địa bàn.

Tuy nhiên theo số liệu điều tra, chế độ đãi ngộ của tỉnh Điện Biên, đặc biệt là các huyện và các xã, thị trấn đối với cán bộ quản lý vẫn cịn hạn chế mặc dù khối lượng cơng việc lớn, rất nhiều cán bộ quản lý các cấp, trong đó có cả cấp xã phải làm thêm giờ để đảm bảo hồn thiện khối lượng cơng việc. Theo số liệu điều tra, đa phần số cán bộ được điều tra trả lời tạm hài lòng với mức thu nhập hiện tại có 60/72 người, chiếm tỷ lệ 86,11%, có 10/72 người cho rằng khó khăn, chật vật, chiếm tỷ lệ 13,89%.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý của hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh điện biên (Trang 77 - 80)