Quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 41 - 44)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

1. Quan hệ kinh tế ASEAN Trung Quốc trong một nền kinh tế thế giới hội nhập

1.2. Quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

UNCTAD 2001- World Investment Report 2001)

Với những số liệu thực tế về thương mại và đầu tư như trên, sự độc lập về kinh tế của ASEAN và Trung Quốc đã lại trở thành một vấn đề cần xem xét kỹ hơn. Thoạt nhìn, dường như ASEAN bị đe doạ bởi sự đi lên của Trung Quốc, đặc biệt là vì cạnh tranh xuất khẩu của nó trên thị trường thứ ba và sự chệch hướng đầu tư có thể sảy ra khi so sánh các mối liên kết kinh tế lớn. Tuy nhiên, nếu một nước chấp nhận ý tưởng về tiến trình bắt kịp thì đều phù hợp với hầu hết các nước Châu á, bao gồm ASEAN và Trung Quốc.

Sự bổ sung và cạnh tranh lẫn nhau về thương mại hàng hoá và dịch vụ và về FDI vẫn đan xen vào nhau. Một kết luận rõ ràng là quá vội vàng và cần phải được xem xét kỹ hơn.

Vào thời điểm này, ASEAN đã thấy Trung Quốc giành lấy của họ nhiều thị trường của sản phẩm sử dụng lao động tập trung ở các nước phát triển chủ chốt như Mỹ, EU và Nhật Bản vào đầu thập kỷ 90. FDI vào Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành xuất khẩuvà ngược lại đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh được xuất khẩu. Xem xét con số mới nhất năm 2000, Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông đã thu hút 105 tỷ USD FDI so với 65 tỷ năm trước. Điều này trái ngược với ASEAN là nơi từng thu được nhiều FDI thì từ sau khủng hoảnh đến nay đã giảm đi đáng kể. Những xu hướng này cho thấy thương mại và đầu tư chồng chéo giữa ASEAN và Trung Quốc có lợi cho Trung Quốc khi trở thành viên của WTO.

1.2. Quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. WTO.

Với tư cách là thành viên mới của WTO, Trung Quốc sẽ dần hạ thấp hàng rào thuế quan thương mại và cho phép tăng thêm sự tham gia của nước ngoài vào thị trường trong nước...( Review of World Economics) Khi sự kiểm soát về thương mại và đầu tư của nước ngoài được thả lỏng, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh và điều chỉnh theo tình hình mới. Kết quả là sự cạnh tranh tăng lên sẽ bắt buộc các công ty trong nước phải đẩy nhanh cải cách và nâng cao hiệu suất. Tương tự như vậy khi việc hạ thấp thuế quan và giảm các kiểm sốt về định lượng khác có hiệu lực, lượng nhập khẩu tăng vọt sẽ làm giảm đáng kể thặng dư thương mại của đất nước. Tuy nhiên, tác động đối với cán cân thanh tốn sẽ tính cả sự gia tăng của dòng FDI vào thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Lực lượng lao động dồi dào của Trung Quốc đã đóng góp trực tiếp vào các hoạt động chế tạo có chi phí thấp trong nước. Hàng trăm triệu công nhân từ các vùng nông thơn đang di cư ra thành thị là góp phần vào sự tăng trưởng nhanh ở khu vực này. Với thị trường khổng lồ đầy tiềm năng của Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đương nhiên sẽ tập trung đầu tư của họ vào đất nước này. Với sự mở rộng quy mô thị trường Trung Quốc, ASEAN có thể trở thành nạn nhân của việc Trung Quốc gia nhập WTO nếu họ thất bại trong việc cải thiện mơi trường đầu tư của mình để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nước ngồi. Bất chấp những thách thức, sự tăng trưởng của thương mại Trung Quốc sau khi gia nhập sẽ kích thích thương mại trong khu vực và mang lại những cơ hội kinh doanh mới cho các nước Châu á.

Việc cải thiện hiệu suất là một trong những mặt chính mà ASEAN sẽ phải nâng cao hiệu suất của chính mình về tất cả các mặt để đương đầu với việc Trung Quốc gia nhập WTO.Sự tăng năng suất của các doanh nghiệp Trung Quốc khi họ đẩy mạnh đầu tư, đối phó với cạnh tranh nước ngồi sẽ nâng cao khả năng vốn trong thị trường vốn quốc tế. Bên cạnh những sáng kiến chính sách của mỗi một

đất nước, ASEAN cũng cần phải đẩy nhanh những kế hoạch hội nhập khu vực về thương mại và đầu tư và sự cải thiện thực sự về sản xuất, năng suất và chuyển giao cơng nghệ đối phó với sự phát triển gần đây nhất của Trung Quốc.

ASEAN đang muốn thâm nhập sâu thêm vào thị trường rộng lớn của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO. Cho tới nay, ASEAN và Trung Quốc đang có những mối quan hệ về thương mại và đầu tư quan trọng và phát triển nhanh chóng. Tuy tỷ trọng thương mại và đầu tư của ASEAN và Trung Quốc phần lớn vẫn tập trung ở những bạn hàng chính là Mỹ, EU và Nhật, nhưng vẫn cịn khơng gian cho phát triển thương mại và đầu tư vào nhau. ASEAN sẽ phải nhìn lại và khám phá nhiều hơn nữa những cơ hội thị trường có được từ nỗ lực tự do hố của Trung Quốc cũng như sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc để đảm bảo rằng hợp tác kinh tế có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. ASEAN phải có một số điều chỉnh về với ngành nghề mà không thể liên kế tên doanh được với Trung Quốc.

Tầm quan trọng của Trung Quốc cũng đặc biệt đúng đối với những nền kinh tế ASEAN có biên giới chung với Trung Quốc - Lào, Myanma và Việt nam. Một bằng chứng cho thấy rằng đó là một nhân tố quan trọng tong quan hệ kinh tế của các nước thành viên mới Trung Quốc. Nói chung tỷ lệ tăng trưởng mạnh về thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc chủ yếu dựa vào trao đổi máy tính, máy móc và thiết bị điện tử. Thực tế cho thấy những sản phẩm này dẫn đầu cả về xuất khẩu và nhập khẩu của cả Trung Quốc và ASEAN, tạo nên tầm quan trọng của thương mại trong khu vực, mang lại nguồn thu nhập nhiều hơn, đa dạng hoá sản xuất và cân bằng kinh tế.

Dựa trên những thực tế này, yêu cầu đối với những nhà hạch định chính sách là sẽ phải tập trung vào toàn cảnh kinh tế trong một Châu á hội nhập với trọng tâm tăng trưởng cao của khu vực, tiểu vung hay thậm chs cả những điểm tiềm năng rất cục bộ địa phương. Với các mức phát triển hiện tại, ASEAN và Trung Quốc sẽ chủ

yếu dựa vào các lĩnh vực như giáo dục và cơ sở hạ tầng là những yếu tố liên kết với những trung tâm toàn cầu rộng lớn hơn qua những hoạt động của các cơng ty đa quốc gia. Vì thế các công ty này dường như muốn tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ đặt cơ sở ở ASEAN và Trung Quốc là những nơi đang xuất khẩu những sản phẩm sử dụng lao động tập trung và các kỹ năng khác. Sự chun mơn hố rõ ràng trong mỗi ngành thực tế sẽ có được từ việc lập nên cơ cấu ngành mới giữa ASEAN và Trung Quốc, vì thế nó cho phép một sự phân cơng lao động cũng như tạo ra sự hợp tác đáng chú ý giữa hai bên.

Việc chuẩn bị gia nhập WTO của Trung Quốc cũng là một động cơ làm tăng thu hút FDI vào cả Hồng Kông và Trung Quốc với tổng số chiếm 2/3 vốn FDI vào Châu á, điều này sẽ làm tăng thêm nỗi lo lắng về kinh tế cho ASEAN, trừ khi các thành viên của nó có cách giải quyết chung để thực hiện cải cách. FDI ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO sẽ tăng nếu như các nhà đầu tư nước ngồi nhận định mơi trường đầu tư của Trung Quốc có hứa hẹn tốt trong một vài năm tới. ASEAN phải tập trung vốn vào những thế mạnh của mình để tránh di chuyển đầu tư sang Trung Quốc và phải tìm ra cách riêng của mình để duy trì sức cạnh tranh. Một nước Trung Quốc phát triển nhanh sẽ có lợi cho khu vực, nhưng ASEAN phải nỗ lực để xác định và thu được những cơ hội này. Bởi vì một số cơng ty sẽ không hoạt động ở Trung Quốc như là một công ty riêng lẻ. Một số nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Trung Quốc, một số khác sẽ tìm cơ hội ở Malaysia, Thái lan, Việt nam.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 41 - 44)