Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm khai thác các lợi thế so sánh của Việt nam

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 64 - 65)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

1. Những cơ hội đối với nền kinh tế

1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm khai thác các lợi thế so sánh của Việt nam

tăng từ 2,5% năm 1997 lên 10,3% năm 2001.

Từ trước đến nay, các nước ASEAN vẫn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp của Việt nam với giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt nam, hơn nữa, việc vận chuyển giữa các nước thuận tiện. Việc tham gia AFTA tạo điều kiện cho Việt nam nhập khẩu máy móc và nguyên liệu từ các nước ASEAN với giá thấp hơn.

Xuất phát từ lợi ích quốc gia thì việc hội nhập sẽ góp phần mở rộng thị trường của Việt nam trên cơ sở nguyên tắc "dễ người dễ ta, khó người khó ta" và "có đi có lại". Trong những năm tới, khi Việt nam hồn thành AFTA thì cơ hội mở rộng hoạt động thương mại với các nước ASEAN càng được tăng cường.

1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm khai thác các lợi thế so sánh của Việt nam nam

Sau khi mở cửa nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của Việt nam đã có những chuyển dịch tiến bộ theo hướng cơng nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đầu những năm 1990, ngành nông nghiệp luôn nắm giữ trên dưới 40% GDP (năm 1990: 38,74%, năm 1991: 40,49%, năm 1992: 33,94%) nhưng đến nay chỉ còn xấp xỉ 25%. Tuy vậy, nếu so sánh với các nước trong khu vực mà trực tiếp là Thái Lan, một nước có trình độ phát triển bậc trung của ASEAN, thì “cơ cấu kinh tế Việt nam vẫn còn quá lạc hậu, chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của Thái Lan vào năm 1970, nghĩa là tụt hậu về trình độ phát triển so với Thái Lan ít nhất hai thập niên”. Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP những năm gần đây có tăng nhưng khơng nhiều, cịn tỷ trọng ngành dịch vụ lại giảm trong 2 năm 2000, 2001.

Đến nay, hàng xuất khẩu của Việt nam chủ yếu vẫn là sản phẩm thơ hoặc sơ chế có giá trị gia tăng thấp, trong khi tác động kích thích chủ yếu của CEPT là đối với các hàng cơng nghiệp chế biến, bởi vì mức cắt giảm thuế suất lớn chủ yếu đối với các mặt hàng này. Điều này tạo động lực để Việt nam chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm chế biến, đặc biệt là những mặt hàng nằm trong Danh mục cắt giảm thuế CEPT thì việc tham gia AFTA mới mang lại lợi ích thực sự cho hàng hoá Việt nam. Nếu khơng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì Việt nam khơng những khơng thể đứng vững trên thị trường ASEAN mà còn nhường cả thị trường trong nước cho các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN.

Việc tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường do được hưởng những ưu đãi và lợi thế trong khuổn khổ AFTA tạo điều kiện để Việt nam phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thu hút và đổi mới công nghệ trong nhiều ngành kinh tế. Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt nam với các nước ngày càng mở rộng đã tạo thêm nhu cầu và khả năng phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ cho kinh doanh như: thông tin liên lạc, giao thông vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo,...Các dịch vụ như y tế, giải trí, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, văn hố, giải trí,... cũng phát triển với việc mở rộng quan hệ nói trên.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)