Quan hệ ASEAN Nhật bản

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 50 - 53)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

2. Quan hệ ASEAN Nhật bản

Ngay từ sau Thế chiến II, quan hệ ASEAN- Nhật Bản được Nhật Bản coi là trụ cột thứ hai sau quan hệ Nhật - Mỹ. Bước thay đổi quan trọng trong cách nhìn đối với Đơng Nam á của Nhật được thể hiện rõ trong luận điểm của Thủ tướng Nhật Fukada - cơ sở của chính sách Đơng Nam á khơng chỉ ở thời của ơng mà cịn có giá trị đến tận bây giờ. Thực tế khơng chỉ dưới thời Thủ tướng Fukada đã thực hiện các cam kết này mà các Thủ tướng Nhật tiếp theo đều tn thủ, thậm chí cịn

nâng các mối quan hệ này lên những bước phát triển mới, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Trong phần này, ta chỉ xét đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước ASEAN trên ba mặt chính: thương mại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

2.1. Quan hệ thương mại

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong một thời gian dài, Mỹ luôn là thị trường lớn duy nhất thu hút các sản phẩm xuất khẩu của khu vực châu á - Thái Bình Dương nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Nhưng dần dần đã xuất hiện một đối thủ cạnh tranh với Mỹ, đó là Nhật. Ta chỉ xét quan hệ thương mại Nhật Bản - ASEAN từ những năm 1970 trở về đây, giai đoạn mà mối quan hệ này được thiết lập trên cơ sở hợp tác phát triển và tơn trọng lẫn nhau như đã trình bày ở phần trên.

Từ nửa sau những năm 1970, Nhật Bản đã giữ một vai trò quan trọng trong

nền kinh tế của các nước ASEAN. Riêng trong thương mại, Nhật Bản đã chiếm 25,1% tổng kim ngạch của ASEAN. Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN đã thực sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nhật Bản.

Trong giai đoạn 1973 – 1989, thương mại của các nước ASEAN với Nhật

Bản nghiêng về phía các nước ASEAN trừ 2 năm 1978 và 1989, các nước ASEAN rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với Nhật Bản (năm 1978: 81 triệu USD, 1989: 157 triệu USD)1. Nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu hụt hai năm này là do sự gia tăng nhập khẩu các sản phẩm hoá học và công nghiệp nặng của Singapo từ Nhật, cịn thặng dư thương mại là do đóng góp của hoạt động xuất khẩu nhiên liệu chất đốt thiên nhiên và dầu bôi trơn của Inđônêsia. Trong số các nước ASEAN, Inđônêsia đã trở thành bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật

1 “The Fukada Doctrine and ASEAN : New dimentions in Japannese Forreign Policy” , Institude of Southeast ASEAN Studies, 1992, p.103 ASEAN Studies, 1992, p.103

Bản, riêng năm 1985, Inđônêsia chiếm 55% nhập khẩu của Nhật từ các nước ASEAN.

Trong những năm 1975 – 1987, phần nhập khẩu các hàng hố cơng nghiệp ASEAN tăng từ 3,5% lên 4,7% trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản. Đặc biệt, chỉ trong 5 năm (1983 – 1987), sản phẩm hàng hoá chế tạo trong tổng xuất khẩu của ASEAN tới Nhật Bản đã tăng gấp đôi, từ 8,5% đến 16,8%. So với các nước nhập khẩu khác, đóng góp của Nhật Bản cho các nước ASEAN là khá quan trọng.

Nhật Bản nhập ít nhất từ Malaixia và Philippin. Tuy nhiên, năm 1987, xuất khẩu từ hai nước này tới Nhật Bản cũng chiếm từ 19,5% và 17%. So với các nước ASEAN khác, Thái Lan và Singapo là những nước xuất khẩu ít nhất tới Nhật Bản. Năm 1987, xuất khẩu của hai nước này chỉ chiếm 14,7% và 9,1%. Do vậy thâm hụt thương mại của Philippin, Singapo và Thái Lan lên tới 0,3 tỷ USD trong tổng thiếu hụt thương mại của ASEAN với Nhật Bản1. Trong khi đó, Inđơnêxia, Brunây và Malaysia lại đạt thặng dư thương mại với Nhật Bản.

Những năm 1990, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN vẫn tiếp

tục đà tăng trưởng. Năm 1990, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào các nước ASEAN đạt 11,49% tổng giá trị xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% trị giá xuất khẩu của Nhật Bản vào châu á. Năm 1993 tỷ trọng này đạt 13,71 %, tương đương 33,51%. Năm 1994 đạt 15,26%, tương đương 35,97%. Xuất khẩu của Nhật Bản tới các nước ASEAN chiếm trung bình 30% trong giai đoạn 1990 – 1997, trong đó các sản phẩm hàng hoá chế tạo chiếm ưu thế, khoảng 96% tổng xuất khẩu của Nhật Bản tới các nước ASEAN. Trong khi đó, phần của các nước ASEAN trong tổng thương mại của Nhật Bản chỉ chiếm 13% năm 1993. Đến năm 1995, các nước ASEAN chiếm tới trên 16,1% thương mại của Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản chiếm 18,6% thương mại toàn bộ khu vực ASEAN. Từ năm 1990 - 1993, thương mại hai chiều giữa Nhật Bản và ASEAN tăng trung bình 13,6%. Tuy nhiên,

từ nửa sau thập kỷ 90, lượng nhập khẩu của Nhật Bản bắt đầu giảm dần (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 1: Kim ngạch XNK của Nhật Bản với ASEAN thời kỳ 1990 - 2001 Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Nhật Bản và ASEAN hướng tới thế kỷ 21 và JETRO White Paper on International Trade 2000;

m 2001: ASEAN Promotion Centre on Trade, Investment and Tourism

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do phần nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên. Sự chuyển hướng nhập khẩu này của Nhật Bản đã đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu cần thiết của Nhật Bản với mức giá cả nhập khẩu thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu á năm 1997 cũng là một nguyên nhân. Tuy nhiên, sang năm 2000, lượng nhập khẩu của Nhật Bản từ khu vực này lại đạt mức cao 59,6 tỷ USD chứng tỏ ASEAN vẫn là địa chỉ được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng.

2.1.2. Xét về cơ cấu xuất khẩu

Nhật Bản đã chuyển hướng từ xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu cơ bản sang xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá chế tạo. Các mặt hàng xuất khẩu cơ bản như chè, hải sản, than đá, đồng... đã giảm từ 5% (1951 - 1960) xuống còn 0,7% (1981 - 1990)2. Xuất khẩu các hàng hoá chế tạo cũng chuyển đổi từ các sản phẩm công

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 50 - 53)