Hướng Nhật Bản cần trợ giúp ASEAN trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 61 - 63)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

2 Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á, số 4, 8-

2.4. Hướng Nhật Bản cần trợ giúp ASEAN trong thời gian tớ

Vai trò của Nhật Bản rất to lớn trong hợp tác kinh tế với ASEAN, tạo tiền đề cho ASEAN vươn lên bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới. Điều này bắt nguồn từ lợi ích của hai phía: Nhật Bản và các nước ASEAN. Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc do đất nước này có sự nỗ lực vượt trội trong cải cách kinh tế và mở của để gia nhập WTO, sự hợp tác kinh tế Nhật Bản với các nước ASEAN lại đứng trước một yêu cầu mới, làm sao giúp được các nước ASEAN nâng nhanh tiến độ phát triển, để các nước này chớp được nhiều cơ hội, hạn chế được nhiều thách thức trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Trước yêu cầu mới của tình hình kinh tế khu vực, Nhật Bản có nhiều việc cần làm trong quan hệ với các nước ASEAN, song ở đây chúng tôi tập trung vào một hướng quan trọng nhất, bức xúc nhất mà ODA Nhật Bản trong thời gian tới cần đặt vị trí ưu tiên hàng đầu, đó là cần nỗ lực tối đa trong việc trợ giúp nhu cầu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Thực tế cho thấy, trong ASEAN chênh lệch về mức độ phát triển giữa các nước phát triển nhất với các nước thành viên mới rất lớn(tới gần 100 lần), nếu khơng có biện pháp quyết liệt thì nguy cơ tụt hậu đối với ASEAN sẽ trở nên gay

gắt, nói gì đến nâng nhanh khả năng cạnh tranh nhằm hạn chế thách thức từ sự lớn mạnh vượt trội của nền kinh tế Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO. Do vậy các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị cấp cao ASEAN - 6 tổ chức tại Hà Nội 12/1998 cũng đã bày tỏ quyết tâm “thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên để giảm bớt đói nghèo và những mất cân đối về kinh tế xã hội trong khu vực ” và “tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế của các nước thành viên mới”. Đây là một định hướng phát triển khu vực quan trọng và là trọng tâm của hợp tác trong nội bộ khối ASEAN cũng như ASEAN với bên ngoài, nhất là các nước đối thoại quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Oxtrâylia, Canada, ấn độ, Cộng đồng Châu âu...và các tổ chức quốc tế và khu vực khác. (Nguyễn Duy Niên, Thu hẹp khoảng cách phát triển. Yêu cầu cấp bách và lâu dài của ASEAN trong thiên niên kỷ mới).

Quyết tâm của chính phủ Nhật Bản trong việc giữ mức ODA cho ASEAN đặc biệt đối với 4 thành viên mới trong điều kiện kinh tế Nhật Bản đang gặp khó khăn thể hiện tầm nhài xa trông rộng của Nhật Bản trong quan hệ Nhật Bản - Đông Nam á. Việc lựa chọn đúng hướng trợ giúp phát triển như trên sẽ nâng cao hiệu quả của ODA Nhật Bản đối với Đông Nam á trong thời gian tới,tạo tiền đề cho Đông Nam á thu hẹp khoảng cách, nhờ đó sức mạnh kinh tế của ASEAN được nâng cao, hợp tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản , ASEAN - Trung Quốc cũng phát triển, tạo ra khung cảnh thịnh vượng của toàn khu vực .

Chương III

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)