Điều chỉnh chính sách tài chính-tiền tệ

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 80 - 82)

II. Một số giải pháp của Việt nam trong quá trình hội nhập trước bối cảnh của liên kết khu vực

1.4.Điều chỉnh chính sách tài chính-tiền tệ

1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mạ

1.4.Điều chỉnh chính sách tài chính-tiền tệ

Chính sách tài chính - tiền tệ, đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đối có vị trí quan trọng hàng đầu trong các chính sách thương mại. Theo ý kiến của nhiều chun gia kinh tế, để thốt khỏi tình trạng hiện nay, tự do hoá kinh tế nhanh và quyết liệt hơn kết hợp với phá giá vừa phải tỷ giá danh nghĩa là giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc phá giá tiền tệ là một trong những quyết định hết sức khó khăn và nhạy cảm vì nó liên quan đến rất nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của dân chúng. Do đó, cần phải nghiên cứu thận trọng trước khi quyết định có phá giá nội tệ hay khơng. Trong năm 2001, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền Việt nam đã được cho xuống giá từ từ khoảng 4%. Trong hiện trạng nền kinh tế Việt nam hiện nay có thể thực hiện phá giá thêm 15-20% vì phá giá trong bối cảnh hiện nay sẽ cho phép giải quyết một loạt các vấn đề nan giải trong nền kinh tế và xã hội: nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển nền kinh tế sang phát triển hướng ngoại, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực doanh

nghiệp, củng cố hệ thống ngân hàng, tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra thêm nhiều việc làm, giảm tỷ lệ đơ thị hố và các tệ nạn trong xã hội. Ngoài ra, phá giá tiền tệ trong bối cảnh thặng dư ngoại tệ hiện nay đi kèm với chính sách tài chính - tiền tệ chặt sẽ khơng kéo theo tâm lý đầu cơ ngoại tệ, không làm tỷ lệ lạm phát tăng ngoài tầm chấp nhận được. Tuy vậy, phá giá nội tệ sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ, đến thu nhập cố định của người lao động và sự ổn định xã hội. Đây là những yếu tố Việt nam cần xem xét khi quyết định phá giá trong giai đoạn hiện nay. Nhìn một cách tổng thể, chúng ta sẽ được lợi nhiều hơn khi phá giá thêm đồng tiền Việt nam kết hợp với tồn bộ các chính sách kể trên.

Trong điều kiện Việt nam tham gia AFTA, vấn đề chúng ta quan tâm nhất là phá giá tiền tệ làm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế đều khẳng định phá giá tiền tệ chủ động, đủ tầm trong bối cảnh chưa phát sinh những mất cân bằng kinh tế trầm trọng sẽ có tác dụng rất lớn tới tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu vì phá giá tiền tệ làm cho chi phí sản xuất trong nước thấp hơn giá cả quốc tế.

Trước hết, phá giá tiền tệ là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Kinh nghiệm ở Việt nam từ khi đổi mới cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của các cuộc phá giá (năm 1987-1988, năm 1991 và từ năm 1997 đến nay) tới tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng mặc dù phá giá tiền tệ là giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhưng tiếp tục xây dựng và thực hiện những giải pháp khác để động viên xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách vì như đã nói ở trên, phá giá tiền tệ phải đi kèm với tự do hố tồn diện thì mới phát huy hết hiệu quả của nó.

Phá giá tiền tệ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, cho phép giảm hàng rào bảo hộ mậu dịch và đầu tư, tiến tới chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế. Sức cạnh tranh của một nền kinh tế thường được đo bằng tỷ lệ giữa chi phí sản xuất trong nước và giá cả quốc tế. Khi đồng tiền bị đánh giá cao và kéo dài, chi phí sản xuất trong nước sẽ cao hơn giá cả quốc tế, tức là nền kinh tế mất sức cạnh tranh. Trong nhiều năm, việc đánh giá cao nội tệ ở Việt nam đòi hỏi phải tăng thêm bảo hộ sản xuất nội địa, trong khi đó, bảo hộ sản xuất nội địa lại bóp méo và kìm hãm các hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời sẽ khuyến khích đánh giá cao nội tệ ở mức cao hơn. Đây là vịng xốy rất nguy hiểm cần phải thốt ra. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh và đảo ngược xu hướng bảo hộ mậu dịch và đầu tư hiện nay, phá giá tiền tệ là con đường cơ bản nhất. Phá giá tiền tệ làm tăng nhanh sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm được các sức ép phải ưu đãi và bảo hộ sản xuất nội địa, từ đó cho phép giảm dần các hàng rào bảo hộ và đầu tư, tiến tới thoả mãn từng bước những điều kiện hội nhập AFTA.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 80 - 82)