Những thách thức đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 69 - 73)

II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết của các nước Đông và Đông Na má ra ngoài khố

2. Những thách thức đối với nền kinh tế

2.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế trong quá trình hội nhập

Những khó khăn phức tạp đối với Việt nam trong quá trình hội nhập đều bắt nguồn từ khoảng cách phát triển khá xa về kinh tế, quy mô GDP của Việt nam còn quá nhỏ bé so với các nước ASEAN, GDP đầu người vào loại thấp nhất trong khu vực chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanma. GDP bình quân đầu người của Việt nam năm 2001 chỉ đạt 420 USD, kém xa các nước dẫn đầu: Singapore (20.847 USD), Brunei (12.245 USD); Malaysia (3.696 USD), Thái Lan (1.822 USD).

Với quy mơ GDP như trên, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp so với nhịp độ phát triển và u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước. Nhà nước thiếu vốn để đầu tư xây dựng và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc, đẩy chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh lên cao. Các dịch

vụ cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải,... ở nước ta vừa thiếu, vừa yếu hơn về chất lượng, vừa đắt đỏ hơn về giá cả so với các nước ASEAN.

Thực trạng này tất yếu dẫn đến sự khác biệt và bất lợi về phía Việt nam trong cạnh tranh thương mại với các nước ASEAN.

Hội nhập khu vực là một tất yếu khách quan, Việt nam không thể đứng ngoài xu thế này nhưng với một tiềm lực kinh tế như hiện nay cũng như năng lực cạnh tranh thấp, Việt nam sẽ bị thua thiệt dễ dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập.

2.2. Sự bất cập của hệ thống chính sách cần phải điều chỉnh

2.2.1. Chính sách thương mại chưa thơng thống, chưa hồn chỉnh

Quá trình thực hiện AFTA địi hỏi hệ thống chính sách thương mại của Việt nam, nhất là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải được cởi mở, thơng thống hơn nữa. Hiện nay, Việt nam vẫn còn áp dụng các biện pháp phi thuế quan để kiểm soát hàng xuất, nhập khẩu một cách khá phổ biến bao gồm:

- Hệ thống giấy phép nhập khẩu:

+ Giấy phép do Bộ thương mại cấp (ví dụ: xi măng porland, dầu thực vật) + Giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành cấp

- Các biện pháp hạn chế số lượng: + Hạn ngạch

+ Cân đối lớn dựa trên cân đối lớn của các Bộ, ngành (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), Bộ thương mại quyết định việc phân giao và điều hành hạn mức nhập khẩu (ví dụ: xăng dầu)

- Các biện pháp kỹ thuật: kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Các biện pháp quản lý hành chính về cơng tác xuất nhập khẩu: chỉ định doanh nghiệp được phép xuất, nhập khẩu,...

Hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu và hạn chế định lượng đã kích thích khuynh hướng sản xuất thay thế nhập khẩu khơng có hiệu quả và dẫn đến tăng chi phí của nền kinh tế, và điều này làm giảm xuất khẩu do giảm sút tính cạnh tranh của hàng hố Việt nam. Việc tạm thời cấm nhập khẩu một số mặt hàng gây ra tình trạng bất ổn định đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Ngồi ra, hệ thống cấp phép tạo ra những khoản chi phí hành chính lớn, gây tốn kém cho Nhà nước và các doanh nghiệp. Đồng thời, các hàng rào phi thuế quan này là đối tượng bị loại bỏ trong quá trình thực hiện CEPT/AFTA.

Hơn nữa, những biện pháp, chính sách tạo lợi thế cho thương mại được các nước thừa nhận nhưng lại chưa được quy định và áp dụng ở Việt nam cụ thể là các biện pháp phịng vệ trong thương mại hàng hóa với nước ngồi như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, phí mơi trường và các biện pháp chống chuyển giá đối với một số loại hàng hố nhập khẩu.

2.2.2. Tính minh bạch và ổn định của hệ thống thuế còn kém

Hệ thống thuế của Việt nam hiện nay còn nhiều quy định chưa rõ ràng, tạo khe hở cho các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế hoặc tạo gánh nặng về thuế cho doanh nghiệp.

Biểu thuế xuất nhập khẩu của nước ta còn quá nhiều mức thuế: 13 mức thuế suất chủ yếu và 6 mức thuế suất phụ. Điều này tuy có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp và từng nhóm doanh nghiệp sản xuất nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn trong quản lý. Biểu thuế có 3 cột: thuế suất thơng thường,

thuế suất ưu đãi (đối với các nước có Hiệp định thương mại với Việt nam) và đặc biệt ưu đãi (đối với các nước trong khối AFTA). Chênh lệch giữa mức thuế suất thông thường và ưu đãi là 50%, trong khi chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi và đặc biệt ưu đãi còn lớn hơn nữa.

Thời gian ân hạn nộp thuế không khớp với thời gian xét miễn giảm thuế. Theo quy định hiện hành thời gian ân hạn là 30 ngày, trong khi đó quy trình xét miễn giảm thuế kéo dài vài tháng. Điều này dẫn đến tình trạng cơ quan Hải quan có thể ra thơng báo cưỡng chế thuế trong khi doanh nghiệp được miễn thuế, làm thiệt hại đến tài chính và uy tín của doanh nghiệp.

Ngồi ra, việc thực hiện các văn bản hướng dẫn không được thống nhất trong cả nước. Chính sách thuế khơng phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và DNNN nhưng do những quy định về tài chính doanh nghiệp dẫn đến một thực tế mức nộp của các doanh nghiệp thuộc hai khu vực khác nhau. Có những quy định chỉ áp dụng cho DNNN còn khu vực tư nhân chưa được hướng dẫn như khấu hao tài sản cố định, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng phải thu khó địi, hoa hồng mơi giới,...

Tính khơng minh bạch và bất ổn định của hệ thống thuế đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại Việt nam.

2.2.3. Chính sách đầu tư nước ngồi chưa hấp dẫn các nhà đầu tư

Mặc dù một số sửa đổi đã được thực hiện nhưng Luật đầu tư nước ngồi ở Việt nam vẫn khơng có khả năng cạnh tranh so với các luật đầu tư khác trong khu vực. Các kế hoạch sáp nhập và mua sắm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn hết sức bị hạn chế, một nhà đầu tư nước ngồi chỉ có quyền mua tối đa là 30% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa. Dường như hạn

chế này được xem là thái quá trong khi làn sóng sáp nhập và mua bán đang diễn ra sôi động trong khu vực. Thủ tục cấp phép đầu tư mặc dù đã được đơn giản hố hơn trước nhưng vẫn cịn bất cập, đặc biệt là việc thành lập liên doanh với công ty tư nhân trong nước yêu cầu thủ tục cấp phép đặc biệt, tiêu tốn nhiều thời gian và khó khăn. Hình thức cơng ty được phép hoạt động một cách hợp pháp căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài cho đến nay là cơng ty trách nhiệm hữu hạn, dự án thí điểm về cổ phần hóa các doanh nghiệp liên doanh cần phải được thông qua và thực hiện. Hệ thống hai giá về các loại dịch vụ giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt nam vẫn cịn tồn tại, chưa được xố bỏ hồn tồn.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)