Phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm để giải quyết thất nghiệp

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 87 - 89)

II. Một số giải pháp của Việt nam trong quá trình hội nhập trước bối cảnh của liên kết khu vực

3. Nhóm giải pháp về chính sách xã hội nhằm hạn chế và giải quyết những vấn đề tiêu cực của hội nhập

3.1. Phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm để giải quyết thất nghiệp

Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm là giải pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định việc tăng, giảm chỗ làm việc. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm nhằm đạt mục tiêu ổn định việc làm cho người đã có việc làm và tạo 5 - 5,5 triệu chỗ làm việc mới trong 5 năm. Nhà nước cần tập trung một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm tạo việc làm, thu hút nhiều lao động bao gồm:

Thứ nhất, các chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn

- Tập trung thâm canh hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là những vùng trọng điểm sản xuất nơng nghiệp hàng hố, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

- Đầu tư, khai thác tiềm năng của các tỉnh đồng bằng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tiềm năng biển, mở rộng nghề đánh bắt ngoài khơi, tạo việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thơng nơng thơn, các cơng trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động.

Thứ hai, các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ

Phát triển cơng nghiệp và dịch vụ đóng vai trị quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2005, trong lĩnh vực việc làm cần chú trọng các chương trình:

- Chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, chủ yếu ở các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn, thu hút lao động có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh.

- Chương trình xây dựng và phát triển các trung tâm văn hoá, thể thao, các khu du lịch.

- Các cơng trình kinh tế - xã hội trọng điểm của Nhà nước: đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, hoá dầu Dung Quất, sân bay, bến cảng,... thu hút nhiều lao động.

Thứ ba, các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề,

các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động, từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)